Các cấp Khóa 1999 - 2004 Khóa 2004 - 2011
Nữ Nam Nữ Nam
Tỉnh/thành phố 22,33 76,67 23,8 76,2
Quận/huyện 20,12 79,88 23,2 76,8
Xã/phường 16,56 83,44 20,1 79,9
Nguồn: Báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ.
Số liệu trên cho thấy, mặc dù tỷ lệ này chưa cao, nhưng đã chứng minh được vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc đảm nhận những trọng trách quan trọng trong bộ máy cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đã có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, với
thủy sản; 33% trong khoa học công nghệ. Ngày càng có nhiều tập thể và cá nhân khoa học nữ có công trình nghiên cứu được nhận giải thưởng VIFOTEC của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Kovalevskaia... Nhiều nhà khoa học nữ đã lập ra các hội nghề nghiệp, câu lạc bộ, trung tâm nghiên cứu, tư vấn để tiếp tục phát huy trí tuệ, tài năng của mình đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Cùng với việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, người phụ nữ luôn đặt gia đình là vị trí trung tâm, thực hiện tốt chức năng người con hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ mẫu mực, đảm đang công việc gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan... đó không chỉ là thiên chức của người phụ nữ mà còn là một đòi hỏi quan trọng để tạo nên một gia đình văn hoá, tiến bộ, hạnh phúc. Vì thế, họ luôn xứng đáng với danh hiệu cao quý “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Năm 2011, Uỷ ban Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam xét trao Giải thưởng cho 4 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc không chỉ về chuyên môn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đơn vị, của ngành; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước mà còn tham gia hiệu quả các phong trào thi đua của Hội LHPN Việt Nam và luôn quan tâm đến hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Tiêu biểu cho việc đóng góp trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đó là GS. TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng Bộ môn Di truyền chọn giống, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chị luôn phấn đấu để hoàn thành xuất sắc công việc được giao, chủ trì và tham gia thực hiện 25 đề tài dự án các cấp, nghiệm thu đều đạt kết quả khá và xuất sắc. Chị là tác giả chính 43 giống lúa, đồng tác giả 3 giống lúa. Các giống lúa này đều đã được công nhận là Giống Quốc gia để phát triển sản xuất lúa cho Đồng bằng sông Cửu Long, được cho phép ứng dụng thực tiễn và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Chuyển giao thành công vào sản xuất nhiều giống lúa ưu việt cho bà con nông dân, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho nông dân ĐBSCL hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, chị còn tham gia giảng dạy tại 6 trường Đại học trong nước và một số trường Đại học ngoài nước như Nhật Bản, Thái lan, các nước
tiểu vùng Sông Mekong, Banglades. Chị đã có 38 công trình được công bố, đăng tải trên tạp chí quốc tế có uy tín, 5 Công trình được đăng tải trên tạp chí Khoa học công nghệ trong nước; 1 bộ sách xuất bản quốc tế; 15 bộ sách và giáo trình được xuất bản trong nước… Với những thành tựu kể trên, năm 2011 chị đã vinh dự được nhận giải Kovalevskaia - một giải thưởng danh giá dành cho những nữ khoa học xuất sắc.
Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam đã khẳng định: “So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, vị thế của phụ nữ Việt Nam đứng trong tốp đầu. Có thể ít chỗ này, hạn chế chỗ nọ, nhưng tựu trung lại thì chỉ số phát triển giới và phụ nữ tham gia Quốc hội của chúng ta đứng đầu trong 8 nước có Nghị viện ở Đông Nam Á. Còn ở châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta cũng đứng hàng thứ 4. Và trên toàn thế giới, trong tất cả 155 nước được xếp hạng thì chúng ta ở trong nhóm khá”.
Trung hậu, đảm đang là truyền thống lâu đời của người phụ nữ Việt Nam. Ngày nay, truyền thống ấy được tiếp biến bằng những nội dung mới. người phụ nữ trung hậu thể hiện ở lòng ngay thẳng, kiên trung độ lượng, vị tha, ở lối sống thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, hiếu thảo với cha mẹ, đùm bọc giữa anh em, tình nghĩa bạn bè, ơn nghĩa với người có công với Tổ quốc. đồng thời, chuẩn mực đảm đang của người phụ nữ được thể hiện ở sự khéo léo, kết hợp hài hoà giữa công việc gia đình và xã hội, giữa hạnh phúc gia đình với sự nghiệp. Đặc biệt đối với gia đình, “đảm đang” không có nghĩa là gánh vác hầu hết công việc mà là nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình, biết động viên và khuyến khích các thành viên chia sẻ, gánh vác công việc gia đình, trên cơ sở của tình yêu thương và lòng tin cậy; cùng chăm lo xây dựng mối quan hệ gia đình êm ấm bền vững, trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, sống vì nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Qua kết quả nghiên cứu “Người đóng góp nhiều công sức nhất cho gia đình theo vùng điều tra” của tác giả Lê Thị Quý cho thấy:
Bảng 2.4: Ngƣời đóng góp nhiều công sức nhất cho gia đình theo vùng điều tra
Đơn vị tính: %
Vùng điều tra Ngƣời đóng góp
Thành phố Đồng bằng Trung du
miền núi Chung
Vợ 65,1 65,8 62,1 64,5 Chồng 30,2 30,6 31,4 30,8 Con gái 0,3 1,6 1,3 1,3 Con trai 1,7 1,6 4,0 2,4 Bà 1,0 0,1 0,2 0,3 Ông 0 0,1 0 0,1 Nguồn: 69
Phát huy truyền thống kể trên, phụ nữ nước ta còn tích cực tham gia các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”,... đặc biệt là “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”. Các phong trào đều đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội. Từ đó, nó có tác dụng phát huy nội lực, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ trong lịch sử cũng như hiện tại.
Nếu trong kháng chiến chống ngoại xâm, phụ nữ Việt Nam nén nỗi nhớ nhung, thương xót gửi con lại hậu phương, xông pha ra tiền tuyến, đấu tranh chống kẻ thù để giành độc lập, tự do cho dân tộc, thì ngày nay, các chị đã nén tình mẫu tử thiêng liêng, rời xa gia đình, con thơ để học tập, nắm bắt những tri thức mới phục vụ cho quê hương, đất nước. Kết quả của sự phấn đấu, vượt khó đó là những gia đình hạnh phúc, con cái chăm ngoan, học giỏi. Với trình độ được nâng cao, các chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhiệt tình trong mọi công tác và vinh dự có mặt trong giải thưởng “Phụ nữ Việt Nam” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương tổ chức hàng năm. Tuy ở những cương vị công tác
khác nhau, nhưng phụ nữ đều thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn trung thành với Đảng, có lòng yêu nước và đi đầu trong sự nghiệp đổi mới.
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà” là đức tính tốt đẹp, là biểu hiện phong phú của truyền thống trung hậu, đảm đang ở người phụ nữ. Nó trở thành giá trị phổ biến, chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ hôm nay. Hình ảnh và tấm lòng nhân hậu, vị tha của người phụ nữ càng rạng ngời hơn giữa cái xã hội đang bị cuốn hút bởi cơn lốc của đồng tiền và chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức. Đó là tấm gương sáng ngời để cho những thế hệ phụ nữ mai sau noi theo và tiếp tục phát huy truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong điều kiện mới. Truyền thống trung hậu của người phụ nữ Việt Nam còn được thế hệ phụ nữ hôm nay phát huy mạnh mẽ qua các phong trào “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”... họ tham gia tích cực các phong trào với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Ngoài ra, phụ nữ Việt Nam còn thể hiện lòng nhân ái, vị tha qua phong trào “tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa. Các chị đã tích cực trong phong trào nuôi “heo đất” để xây dựng nhà tình thương cho những phụ nữ nghèo, neo đơn. Mặt khác, các chị đã giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của những thế hệ hôm nay đối với các bậc cha anh đã không tiếc máu xương trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Cùng với sự đổi mới về kinh tế, đời sống văn hoá, tinh thần của phụ nữ Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể. Trong gia đình, hoạt động của người phụ nữ lặng lẽ nhưng vô cùng quan trọng. Họ có vai trò to lớn trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, định hướng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của bản thân mình và gia đình. Trong những năm qua, phụ nữ tích cực phấn đấu vươn lên trong học tập, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, học giỏi, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Đồng thời, các chị đã chủ động tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm. bằng sức mạnh cảm hoá và tác dụng giáo dục của mình, phụ nữ đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng gia đình văn hoá, khu phố văn hoá và đời sống văn hoá. Bởi lẽ, họ đã ý
thức được rằng “gia đình là tế bào của xã hội”. Gia đình Việt Nam luôn giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội... của đất nước, trong việc giáo dục, giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống. Đối với phụ nữ, dù bất kỳ trong giai đoạn lịch sử nào, bất kỳ ở thời đại nào, hạnh phúc của họ cũng gắn liền với hạnh phúc và sự bền vững của gia đình. Mặt khác, với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, nhân hậu, vị tha, kiên trì nhẫn nại, với sự mềm mại, dịu dàng, phụ nữ đã cảm hoá và thuyết phục được nhiều người lầm lỗi trở về với cuộc sống lương thiện, lành mạnh.
Nhìn chung, cùng với tác động tích cực của các chủ thể trong quá trình xây dựng lối sống văn hóa của phụ nữ, các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử như tinh thần yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, nhân ái... luôn được các thế hệ phụ nữ ngày nay trân trọng, đề cao và phát huy có hiệu quả trong điều kiện mới. Đồng thời, nhiều nét mới trong lối sống của phụ nữ đã xuất hiện như vai trò của cá nhân được đề cao, tự khẳng định mình, sống thực tế có định hướng… dần được xã hội thừa nhận và tôn trọng sẽ góp phần quan trọng xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp.
2.2. Những hạn chế và yêu cầu đặt ra đối với việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ
2.2.1. Những tồn tại, hạn chế
2.2.1.1. Những hạn chế về nhận thức và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam để xây dựng lối sống văn hóa cho phụ nữ hiện nay
Như trên đã phân tích, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để phụ nữ phát huy vị trí, vai trò của mình để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác phụ nữ đã có nhiều hoạt động và chuyển biến tích cực, đã động viên, khích lệ phụ nữ hăng hái tham gia vào mọi hoạt động lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, “công tác nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu” 23, tr.179. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta cũng chỉ rõ tồn tại, hạn chế của công tác văn hóa - tư tưởng: “Trong khi tập trung vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng chưa lường hết những tác động tiêu cực nói trên, từ đó chưa đặt đúng vị trí của văn hóa, chưa coi trọng công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức và lối sống, thiếu các biện pháp cần thiết trên cả hai mặt “xây” và “chống” trên lĩnh vực văn hóa. Công tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ những vấn đề liên quan đến văn hóa trong quá trình đổi mới, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị cần xây dựng, trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế...” 18, tr.52-53.
Ở một số nơi, các cấp ủy Đảng, chính quyền, quần chúng còn xem nhẹ việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống; việc chỉ đạo và đưa ra các mô hình văn hóa, tiêu chí, danh hiệu định hướng cho gia đình, cơ quan, đoàn thể, cá nhân để xây dựng lối sống văn minh, tiên tiến chưa rõ ràng, cụ thể và nhiều trường hợp còn nặng về hình thức, thiếu chiều sâu... dẫn đến việc, trong sinh hoạt cá nhân, gia đình cũng như hoạt động của cơ quan, đoàn thể vẫn có những hiện tượng sống xa hoa lãng phí. Hơn nữa, việc cụ thể hóa và triển khai của các cấp, các ngành và địa phương khi thực hiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc bảo vệ, phát triển người phụ nữ còn chung chung; gìn giữ và phát huy những giá trị, phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ nói riêng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong một số văn bản của các ủy Đảng, sự phân biệt, đối xử giữa nam và nữ vẫn tồn tại: quy định về tuổi tham gia vào các cấp ủy, tuổi đề bạt vào một số chức vụ... Từ đó, dẫn tới sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong nhiều văn bản luật của Nhà nước: quy định một số ngành nghề hạn chế sự tham gia của nữ giới, chính sách con ốm mẹ nghỉ, chính sách đem theo con đi học tập trung, số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ, tuổi về hưu, những thiên kiến về giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại cả trong một số cán bộ quản lý, cán bộ tổ chức khi chỉ thích bố trí, tiếp nhận cán bộ nam trong khi nhiều cán bộ nữ có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, thành tích học tập tốt hơn. Họ nhìn nhận thành tích của cán bộ nữ
một cách sai lạc, hiện tượng cán bộ nữ làm việc trái với chuyên môn được đào tạo là khá phổ biến. Tình trạng này gây ra những hậu quả nghiêm trọng, lãng phí công sức đào tạo của xã hội đối với phụ nữ, hạn chế việc phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…
Thực tế hiện nay, số phụ nữ nắm giữ cương vị lãnh đạo ít hơn nhiều so với nam giới, lại không đồng đều trong nhiều ngành nghề. Phụ nữ thường tập trung vào những lĩnh vực được coi là “nhẹ nhàng” và có “tính nữ” như y tế, giáo