I.Berlin và tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm vể tự do của i berlin trong tác phẩm bốn tiểu luận về tự do (Trang 27)

1.3.1. I. Berlin cuộc đời và sự nghiệp

I. Berlin là một triết gia chính trị và là một nhà lịch sử tư tưởng, ông được coi là một trong những nhà tư tưởng tự do hàng đầu thế kỉ XX. Ông sinh năm 1909 trong một gia đình Do Thái trung lưu tại Riga (Latvia). Khi đó, Latvia còn nằm trong vòng ảnh hưởng của đế chế Nga.

Năm 1916 gia đình ông chuyển đến Petrograt, đến năm 1920, gia đình ông rời Nga đến Anh.

Tại Anh, ông học trường trung học ST. Paul và sau đó nhờ có học bổng, ông theo học trường Corpus Christi College, Oxford. Là một sinh viên xuất sắc, ông lấy bằng thạc sĩ năm 1935. Trong thời gian đó, ông khởi nghiệp trên cương vị giảng viên triết học ở New College, Oxford (1932 - 1938), nơi sau này ông trở thành ủy viên quản trị (1938 - 1950). Ông trở thành chủ tịch sáng

lập của Wolfson College, Oxford, từ 1957 - 1967, ông là giáo sư môn lý thuyết xã hội và chính trị tại đại học Oxford. Ông được phong tước hiệp sĩ năm 1957, được tặng huân chương công trạng năm 1971 và là chủ tịch Viện Hàn lâm Anh từ 1974 - 1978. Ngoài ra ông còn là Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mĩ (Honorary Fellow of the American Academy of Arts and Letters). Ông được nhận giải thưởng Jerusalem Prize năm 1979 vì trong các trước tác đã bày tỏ tư tưởng về tự do cá nhân trong xã hội.

Triết học chính trị của I. Berlin thường đề cập đến vấn đề tự do và ý chí tự nguyện trong các xã hội ngày càng chuyên chế và máy móc. Các tác phẩm cơ bản của ông gồm: (1937), Cảm ứng và giả thuyết, kỷ yếu hội thảo Arixtot; (1939), C. Mác: cuộc sống và hoàn cảnh; (1949), Dân chủ, chủ nghĩa cộng sản và các cá nhân; (1952), Tự do và sự phản bội của nó: sáu kẻ thù của tự do nhân loại; (1953), Con nhím và con cáo: một tiểu luận về cái nhìn của Tônxtôi với lịch sử; (1954), Điều tất yếu lịch sử; (1958), Hai khái niệm về tự do; (1969), Bốn tiểu luận về tự do; (1978), Các nhà tư tưởng Nga; (1990), Khúc gỗ cong của nhân loại: những chương trong lịch sử của ý tưởng; (1996), Giác quan thực tế: các nghiên cứu ý tưởng và lịch sử; (1997), Nghiên cứu đúng đắn của nhân loại: một tuyển tập các bài tiểu luận.

Tuy nhiên, có lẽ cuốn sách gây nhiều ảnh hưởng nhất của ông là Con nhímvà con cáo (1953), trong đó ông chia các nhà tư tưởng của thế giới thành những người (những con nhím) - như Aristotle (384 - 322 TCN) và Shakespeare (1564 - 1616) - ''biết nhiều chuyện'', và những người (những con cáo) - như Plato (427 - 347 TCN) và Dante (1265 - 1321) - biết một chuyện vĩ đại''.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, I. Berlin chuyển sự quan tâm ban đầu từ triết học phân tích sang các lĩnh vực của khoa học chính trị, lý thuyết chính trị và lịch sử tri thức.

Ông được nhiều người trong giới học thuật ca ngợi về học thuyết đa nguyên khách quan triệt để, những trước tác về tự do, sự sửa đổi và cải tiến

trong biện hộ của ông đối với chủ nghĩa duy tâm truyền thống. Cùng với đó là những khảo cứu xuất sắc và sáng tỏ của ông trong lịch sử ý tưởng từ Machiavelli (1469 - 1527) và Vico (1668 - 1744) đến C. Mác (1818 - 1883) và Svel. Ông và Austin (1911 - 1960), Ayer (1910 - 1989) cùng nhiều người khác sáng lập trường phái triết học Oxford trong thập niên 1930. Ông viết nhiều luận văn giá trị trên tinh thần chung của nó, nhưng do không chịu từ bỏ lối tiếp cận thực nghiệm mà ông dần trở lên bất đồng với những điều mà ông cho là những khuynh hướng giáo điều và phủ nhận chân lý của chúng.

Ông trình bày một cách thuyết phục và sáng rõ chủ nghĩa đa nguyên khách quan mà ông nhận diện và biến thành của riêng ông. Có một đa số không thể giảm bớt những giá trị khách quan của con người, nhiều giá trị trong đó không tương thích với nhau, vì thế thiết yếu cần có những chọn lựa tuyệt đối bởi những cá nhân và những hội đoàn. Một nhu cầu trao giá trị tối cao cho và hình thành một trong những sự biện hộ chính cho khái niệm của ông về “tự do phủ định”. Cũng vì thế, ông khẳng định rằng, xã hội không tưởng nghĩa là một thế giới ở đó mọi cứu cánh hợp lý của con người và những giá trị khách quan được thực hiện cùng một lúc trong nhiều hợp đề tối hậu, là sự bất khả về mặt ý niệm.

Nhiều người biết đến những trước tác của I. Berlin về lịch sử trí thức Nga, đa số đã được tuyển chọn in lại trong Các nhà tư tưởngNga (1978); tác phẩm này, như hầu hết tác phẩm của Berlin, được Henry Hardy (biên tập viên người Anh sinh ngày 15 tháng 3 năm 1949) hiệu đính. Mặc dù bản thân ông không sáng lập nên trường phái hay phong trào nào nhưng như một triết gia và như một con người vĩ đại, I. Berlin đã có ảnh hưởng đặc biệt đến nhiều nhà tư tưởng kiệt xuất như Stuart Hamsphire (1914 - 2004), Charles Taylor (1948), Bernard Willia (1929 - 2003), Richard Woltheim (1923 -2003), Gerry Cohen, Steven Lukes (1941), David Pears (1921 - 2009) và nhiều người khác.

Tác động chung về mặt trí thức và đạo đức của ông với cuộc sống thế kỷ XX biểu hiện qua hoạt động của ông như của một tác gia, nhà ngoại giao, người bảo trợ về âm nhạc và hội họa, chính khách hàn lâm quốc tế, người bạn được yêu mến và tin cậy của những người vĩ đại và những kẻ tầm thường, nhà thuyết trình, người đối thoại chói sáng, người dẫn dắt các ý tưởng, và sẽ là nguồn cung cấp chất liệu vô tận cho các sử gia tương lai.

Hai đóng góp quan trọng nhất của ông là tác phẩm Tất yếu lịch sử

(1954) và bài khai giảng niên khóa với tư cách là giáo sư lý thuyết xã hội và chính trị tại Oxford, Hai khái niệm về tự do (1958). Tác phẩm Tất yếu lịch sử

là sự công kích can đảm và kiên quyết vào thuyết tất định lịch sử cùng thuyết tương đối và thuyết chủ quan đạo đức, đồng thời chứng thực vai trò của ý chí tự do và trách nhiệm trong lịch sử con người. Ông tập trung vào cuộc tranh luận trong triết học lịch sử.

Sau này I. Berlin còn bày tỏ triết lý của mình về lịch sử các ý tưởng trong tác phẩm Vico và Herder (1976). Tác phẩm trình bày sự xuất hiện của cái mà chủ nghĩa duy lịch sử và chủ nghĩa đa nguyên đã lay động niềm tin duy lý nhất nguyên hai nghìn năm vào một khối chân lý thống nhất liên quan tới tất cả vấn đề về sự kiện và nguyên lý trong mọi lĩnh vực của tri thức con người. Từ cuộc lật đổ tri thức sâu xa này, I. Berlin lần theo, trong một loạt khảo luận như Ngược dòng (1979), Thanh gỗ cong của con người (1990) và

Cảm thức thực tại (1996), sự phát triển của một số phong trào trí thức chủ yếu đánh dấu kỉ nguyên chúng ta, bao gồm chủ nghĩa dân tộc, thuyết tương đối, thuyết chủ quan, chủ nghĩa hư vô, ý chí luận và chủ nghĩa hiện sinh.

Quan niệm về tự do của ông được thể hiện trong tiểu luận Hai khái niệm về tự do, trong đó chứa đựng những nỗ lực to lớn của ông nhằm phân biệt giữa “tự do phủ định” và “tự do khẳng định”. “Tự do phủ định” đã được các nhà tư tưởng như B. Constant, J.S. Mill và trên tất cả là Herzen (1812 - 1870) báo trước bằng việc đưa ra những giả định tối thiểu về bản chất và

những nhu cầu tối hậu của chủ thể. Quan niệm của các ông tựu trung ở việc bảo đảm một mức độ tối thiểu sự can thiệp ngoại tại bởi uy quyền của bất kỳ nguồn gốc nào, và ở việc để cho sự chọn lựa cá nhân rộng mở và phù hợp với mức độ tối thiểu của tổ chức và trật tự xã hội.

Trong cuộc đời mình, ngoài giảng dạy và nghiên cứu triết học chính trị, ông còn từng công tác tại Bộ Ngoại giao Anh từ năm 1942 đến năm 1946, làm việc tại sứ quán Anh ở Mỹ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai ông cũng làm việc vài tháng tại Matxcơva trong thành phần phái bộ ngoại giao Anh tại đây. Thời gian ngắn ngủi tại Matxcơva cũng kịp để ông gặp gỡ và thân quen với các văn sĩ Nga nổi tiếng như A.A. Akhmaltova, B.L. Pasternac. Ông mất ngày 5 tháng 11 năm 1997 khi cuộc đời đã đi trọn hết thế kỷ XX đầy biến động sục sôi.

1.3.2. Tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do

* Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

Bốn tiểu luận về tự do được xuất bản lần đầu vào năm 1969 bao gồm các bài tiểu luận được ông viết trước đó như Tự do, Hai khái niệm về tự do,

Các ý tưởng chính trị trong thế kỉ XXSự ra đời của chủ nghĩa cá nhân Hy Lạp. Trong đó tiểu luận “Hai khái niệm về tự do” được ông viết từ năm 1958 với tư cách là bài giảng nhận chức và đồng thời là bài khai giảng khóa học của Đại học Oxford ngày 31 tháng 10 năm 1958. Sau đó tiểu luận này được xuất bản như một cuốn sách nhỏ gồm 57 trang tại nhà xuất bản Clarendon Press, Oxford. Đến năm 1969, tiểu luận này trở thành một trong những bài viết cấu thành tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do.

Trong Hai khái niệm về tự do, ông định nghĩa “tự do phủ định” là khi nào hành động khả thể có ít cơ hội bị tước đoạt hay bị can thiệp. Còn “tự do khẳng định” thì được ông liên kết với ý tưởng tự chủ hoặc khả năng tự quyết để kiểm soát số phận của mình.

Ngày nay những người đọc lại Hai khái niệm về tự do” đều dễ nhận ra rằng điểm nổi bật nhất là cách I. Berlin phân tích về tự do đã bị tác động bởi

bối cảnh chính trị thời điểm tác phẩm này được viết. Ông viết bài luận này vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX, khi chiến tranh lạnh đang ở mức cao trào. Ông đã mang lại một cuộc tranh luận giữa hai khái niệm “phủ định” và “khẳng định” của tự do khi cuộc chiến chắc chắn xảy ra giữa hai hệ thống tư tưởng đang đấu tranh với nhau, giữa một bên được cho là nền dân chủ tự do phương Tây và một bên là cánh tả.

Hai khái niệm về tự do thừa nhận vai trò can thiệp của nhà nước trong việc đảm bảo điều kiện tối thiểu cho sự tồn tại của cá nhân. Nguyên nhân của sự biến đổi có tính chất bước ngoặt này chủ yếu do sự xuất hiện và phát triển của chế độ phát xít trong những năm 30 - 40 với sự tập trung toàn bộ quyền lực chính trị, kinh tế trong tay nhà nước và sự ra đời của các nhà nước xã hội chủ nghĩa với quan niệm về một nhà nước chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân đã làm thay đổi cách nhìn của các nhà tự do chủ nghĩa về vai trò của nhà nước và của cộng đồng. Họ lí giải sự xuất hiện hiện tượng này là do sự nghèo khổ của khối đông đảo quần chúng nên họ buộc phải chấp nhận giải pháp của chế độ mà trong đó nhà nước có trách nhiệm bảo vệ phúc lợi kinh tế của công dân. Trong một xã hội có giai cấp, có kẻ mạnh, người yếu, thì tự do cho giai cấp này là sự mất tự do của giai cấp khác như I. Berlin đã viết trong Hai khái niệm về tự do: “Tự do cho con cá lớn là cái chết cho con cá bé” [trích theo 2, 46], do đó vai trò can thiệp của nhà nước để đảm bảo công bằng xã hội là không thể thiếu được trong những điều kiện nhất định.

Hai kháiniệm về tự do cũng bắt đầu đưa tự do trong cả hai nghĩa trên ra khỏi những giới hạn khác, như sự khao khát được công nhận, nhu cầu sở hữu, hoặc tình đoàn kết nhân loại, tình huynh đệ, hoặc sự bình đẳng.

Các bài tiểu luận sau đó được viết theo đơn đặt hàng của một số tạp chí. Đến năm 1969, I. Berlin đã tự mình tổng hợp và biên tập lại, cho ra đời

Bốn tiểu luận về tự do.

Bài luận đầu tiên của cuốn sách là Tự do, tác giả giới thiệu các quan điểm tự do khác nhau trong thế giới cổ đại Hy Lạp và thế giới hiện đại, giới thiệu các quan điểm kinh điển về tự do trong các tuyên ngôn về quyền con người ở Pháp và Mỹ. Từ đó I. Berlin đi tới gợi mở ra hai quan điểm đối chọi nhau về tự do “thống trị thế giới từ thời Phục hưng”.

Tiểu luận tiếp theo, đáng chú ý nhất phải kể đến Hai khái niệm về tự do, tác giả định nghĩa các khái niệm chính trị, tái giới thiệu các nghiên cứu về triết lý chính trị cùng các phương pháp của triết học phân tích. Đây cũng là một trong những biểu hiện đầu tiên của bản thể học đạo đức ở Berlin.

Ở tiểu luận này, ông phân biệt hai quan điểm về tự do, và đưa ra những đánh giá riêng của mình trên cơ sở phân tích những quan điểm trái chiều về tự do.

Hai khái niệm về tự do xứng đáng được đánh giá là một tiểu luận kinh điển, chiếu rọi những ánh sáng rực rỡ lên quan điểm “phủ định” và “khẳng định” của tự do.

Ở phần này, ông định nghĩa “tự do phủ định” hay còn gọi là tự do tiêu cực (như thuật ngữ "tự do" đã được sử dụng bởi Thomas Hobbes) là sự vắng mặt của những ràng buộc, những cản trở, chướng ngại bên ngoài. Ông cũng định nghĩa nó như một ý tưởng chính trị tương đối gần, trước đó, nó tái xuất vào cuối thế kỉ XVII và phát triển một cách chậm chạp, không rõ ràng trong các học thuyết Hy Lạp cổ đại ở các nhà ngụy biện, các môn đệ của chủ nghĩa khoái lạc.

Ở phần khái niệm tự do phủ định, tác giả phân biệt giữa việc không có khả năng “làm gì?”, “trở thành như thế nào?” với việc bị ngăn cản, sắp xếp không cho làm khác đi. Theo ông, việc không có khả năng đạt được mục tiêu không phải là mất tự do chính trị.

Các nhà triết học thuyết giảng về tự do trước đó cho rằng không gian hành động tự do của con người cần bị giới hạn bởi luật pháp nhưng phải có một không gian tối thiểu cho tự do cá nhân. I. Berlin đồng ý với quan điểm đó

và đặt ra câu hỏi cần suy ngẫm là: ranh giới giữa không gian đời tư và không gian quyền uy công cộng cần được đặt ở đâu? Và ông cho rằng đó thực ra là một cuộc mặc cả. Bên cạnh đó, I. Berlin tái khẳng định quan điểm từng được thừa nhận trước đó rằng tự do của một số người đôi khi phải bị cắt giảm để đảm bảo tự do cho những người khác.

Ở phần này, tác giả cũng đưa ra những nhận xét đối với lập trường của J.S. Mill khi ông này cho rằng, hài hòa xã hội và tiến bộ là tương thích với việc dành một không gian rộng lớn cho cuộc sống riêng tư mà không quyền uy nào được xâm phạm. Thứ hai là học thuyết đó khá mới mẻ so với thời đại, tự do cá nhân như một lý tưởng chính trị có ý thức chưa được thảo luận trong thế giới cổ đại, ngay cả trong lịch sử mới đây của phương Tây. Vì thế, tự do cũng không phải là khẩu hiệu tập hợp đông đảo quần chúng của nhân loại. Theo I. Berlin, “khao khát không bị tác động, được để yên một mình, là dấu hiệu của văn minh cao cấp...” [2, 58]. Thứ ba, ông không đồng tình khi J.S. Mill cho rằng tự do không tương thích với một số chế độ chuyên chế hay tuyệt đối không tương thích với “tình trạng thiếu vắng sự tự quản”. Berlin cho rằng không có mối quan hệ tất yếu giữa tự do cá nhân và cai trị dân chủ và lời giải cho câu hỏi “Ai cai trị tôi?” khác về lôgic với câu hỏi “Chính quyền can thiệp tôi đến mức nào?”. Và sự khác biệt này đã tạo ra sự tương phản giữa hai khái niệm “tự do phủ định” và “tự do khẳng định”.

Trong phần trình bày về khái niệm “tự do khẳng định”, I. Berlin đưa ra những kiến giải riêng của mình, người tự do là người tự lựa chọn “cái ngã (self) đích thực” của mình. Theo ông, ý niệm tự do khẳng định như tự làm chủ với giả định con người bị phân cách chống lại bản thân mình. Bản ngã của con người bị tách đôi thành “bản ngã siêu việt”, kiểm soát vượt trội và “bản ngã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm vể tự do của i berlin trong tác phẩm bốn tiểu luận về tự do (Trang 27)