2.3. Giá trị và hạn chế trong quan niệm của I.Berlin về tự do
2.3.2. Hạn chế của quan niệm Berlin về tự do
N. Rothbar (1926 - 1995) trong tác phẩm Luân lý của tự do (1982) đã đánh giá một số hạn chế trong quan niệm tự do của I. Berlin. Ông cho rằng,
về bề ngoài, khái niệm của I. Berlin về quyền tự do phủ định có vẻ giống luận điểm cho rằng: tự do là thiếu vắng sự can thiệp hay xâm lấn bạo lực ép buộc tới bản thân và tài sản của một cá nhân. Tuy vậy, đáng tiếc là tính mơ hồ của các khái niệm của I. Berlin đã dẫn tới sự nhầm lẫn và sự thiếu vắng một tín điều tự do chủ nghĩa có hệ thống và có hiệu lực.
Một trong những sai lầm và lẫn lộn của I. Berlin được bản thân ông thừa nhận trong một tiểu luận muộn hơn và lần tái bản cuốn sách gốc của ông. Trong Hai khái niệm về tự do ông đã viết rằng: “thông thường tôi được coi là tự do ở mức độ mà không người nào can thiệp vào hành động của tôi. Tự do chính trị theo nghĩa này đơn giản là lĩnh vực mà bên trong đó một người có thể làm cái anh ta muốn” [2, 41]. Trong phiên bản gốc của Hai khái niệm về tự do, ông nói về tự do như sự thiếu vắng những cản trở đối với sự thực hiện những mong muốn của một người. Nhưng, muộn hơn sau này ông đã nhận ra, có một vấn đề nghiêm trọng với cách diễn đạt này là một người có thể được cho là tự do theo tỉ lệ dù những nhu cầu và mong muốn của anh ta bị tiêu tan, chẳng hạn, bởi quyết định bên ngoài.
Như I. Berlin tuyên bố trong tiểu luận sửa chữa của mình, nếu giả như mức độ của tự do là hàm số của sự thỏa mãn những mong muốn, tôi cũng có thể tăng tự do một cách hiệu quả bằng cách loại bỏ những mong muốn cũng như bằng thỏa mãn chúng. Tôi có thể làm cho những con người kể cả bản thân tôi tự do bằng cách buộc họ mất những mong muốn ban đầu mà tôi đã quyết định không thỏa mãn.
Giáo sư William A. parent đã thêm lời phê bình rằng I. Berlin đã bỏ qua các trường hợp trong đó con người hành động theo cách mà họ không “thực sự” mong muốn, cho nên I. Berlin sẽ phải thừa nhận rằng tự do của một người không bị tước mất nếu anh ta bị ngăn cản bằng bạo lực khỏi làm cái gì đó mà anh ta không thích. Tuy nhiên về điểm này I. Berlin có thể được biện minh nếu chúng ta diễn giải muốn hay mong muốn theo nghĩa hình thức về
mục tiêu được lựa chọn một cách tự do của một người, hơn là theo nghĩa cái gì đó anh ta “thích” hay thích làm hoặc đạt được về mặt xúc cảm.
Trong lần xuất bản sau (1969), I. Berlin đã bác bỏ đoạn lầm lỗi đi, thay đổi tuyên bố đầu tiên ở trên thành: “Tự do chính trị theo nghĩa này đơn giản là lĩnh vực mà bên trong đó một người có thể hành động không bị trở ngại bởi những người khác” [2, 41]. Nhưng vấn đề nghiêm trọng vẫn còn đó với cách tiếp cận muộn hơn của I. Berlin vì bây giờ ông giải thích rằng cái ông muốn hiểu tự do là “sự thiếu các trở ngại đối với những lựa chọn và hành động khả dĩ”, tức là những trở ngại được “các tập quán con người có thể thay đổi” đặt ở đó. Nhưng như giáo sư W.A. Parent nhận xét, điều này dẫn đến sự lẫn lộn “tự do” với “cơ hội”, tóm lại đến việc đánh chìm khái niệm tự do phủ định của chính I. Berlin và thay thế nó bằng khái niệm không chính đáng về “tự do khẳng định”.
Như thế, giả sử rằng X từ chối thuê Y bởi vì Y là một người tóc đỏ và X không thích những người tóc đỏ, X chắc chắn làm giảm phạm vi cơ hội của Y nhưng hầu như không thể nói là anh ta vi phạm “quyền tự do” của Y (vả lại nếu giả sử như người ta cấm X từ chối thuê Y vì Y là người tóc đỏ, thì X đã có một trở ngại được áp đặt lên hành động của anh ta bởi một tập quán con người không thể thay đổi). Theo định nghĩa tự do được xét lại của I. Berlin, vì thế việc loại bỏ các trở ngại không thể làm tăng tự do vì nó có thể chỉ mang lại lợi ích cho tự do của một số người mà gây tổn hại cho những người khác.
I. Berlin tiếp tục lẫn lộn lặp đi lặp lại ở giai đoạn sau về tự do với cơ hội. Theo đó, ông viết rằng tự do mà ông nói đến là cơ hội cho hành động và đồng ý sự tăng tự do với tối đa hóa các cơ hội. Như W.A. Parent đã chỉ ra, các thuật ngữ “tự do” và “cơ hội” có ý nghĩa khác biệt. Ai đó, chẳng hạn có thể không có cơ hội để mua vé xem hòa nhạc vì vô số lí do (ví dụ anh ta quá bận) thế nhưng anh ta vẫn “tự do” để mua một chiếc vé như vậy theo bất cứ nghĩa nào.
Như thế, sai lầm cơ bản của I. Berlin là sự thất bại của ông để định nghĩa tự do phủ định như sự thiếu vắng sự can thiệp bằng bạo lực vào con người và tài sản của một cá nhân, với các quyền tài sản chính đáng của anh ta được xác định theo nghĩa rộng. Không nhắm trúng định nghĩa này, I. Berlin bị lẫn lộn và kết thúc với việc hầu như từ bỏ chính tự do phủ định mà ông đã thiết lập và dù muốn, dù không rơi vào phe “tự do khẳng định”.
I. Berlin đã tự mâu thuẫn khi ông khẳng định rằng chủ nghĩa cá nhân kinh tế có thể đã làm tổn thương tự do cá nhân. Quyền tự do cho chó sói thường có nghĩa là cái chết cho cừu. Câu chuyện của chủ nghĩa cá nhân kinh tế và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa cần phải được nhấn mạnh ngày nay.
Bên cạnh đó, một hạn chế khác trong quan niệm của I. Berlin là khi đưa ra các giải pháp hóa giải xung đột giữa những giá trị tốt đẹp, nhân bản, I. Berlin cổ vũ cho những giải pháp mang tính thỏa hiệp và muốn tránh những giải pháp đòi hỏi phải hi sinh giá trị này cho giá trị kia. Mặc dù ông thừa nhận không phải mọi xung đột giá trị đều có thể giải quyết bằng thỏa hiệp. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét về một nguyên lý siêu hình ở I. Berlin, mong muốn những giải pháp giảm thiểu đau khổ cho con người tới mức thấp nhất có thể.
Tiểu kết chƣơng 2
Tự do là một trong những biểu hiện bản chất con người, là khát vọng, là định hướng giá trị cho hoạt động của con người. Trình độ phát triển của tự do là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ và phát triển của xã hội cũng như trình độ chinh phục tự nhiên, xã hội và sự phát triển nhân cách con người. Vì vậy trong tiến trình phát triển của tư tưởng nhân loại, tự do luôn được nhìn nhận và lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
Một số nội dung cơ bản trong quan niệm về tự do của I. Berlin được tác giả luận văn trình bày trong chương 2 kèm theo những đánh giá cá nhân. I.
Berlin khẳng định tự do là cần thiết đối với tất cả mọi người dù là ai chăng nữa, ông tôn trọng và đề cao tự do cá nhân của mỗi người. Việc hiểu tự do theo hai nghĩa “phủ định” và “khẳng định” là để tìm hiểu cội nguồn và cách thức đạt được nó.
Những quan điểm về các ý tưởng chính trị trong thế kỉ XX cho thấy cái nhìn bao quát và những phân tích, đánh giá chặt chẽ của tác giả đối với các mô hình, ý tưởng xã hội. Qua đó tác giả nhận định về tự do được thể hiện trong các mô hình chính trị xã hội.
Đọc Bốn tiểu luận về tự do, tiếp thu những gì là giá trị, tinh túy, chắc chắn sẽ làm phong phú thêm tư duy về tự do của chúng ta.
KẾT LUẬN
Tự do là một nội dung cơ bản của triết học chính trị, nó chỉ được đề cập đến trong xã hội với tư cách là một giá trị đang bị thách thức, xâm phạm. Có thể nói rằng, lịch sử phát triển của xã hội loài người trên một góc độ nào đó là lịch sử của quá trình con người tìm đến tự do, hoạt động thực tiễn của con người thực chất là quá trình con người giải phóng mình, đem lại tự do cho đồng loại và cho chính mình.
Sống trong bối cảnh biến động của phương Tây thế kỉ XX, I. Berlin có cái nhìn bao quát của một nhà triết học, nhà lịch sử tư tưởng về các vấn đề chính trị, xã hội. Kế thừa truyền thống triết học phương Tây cùng với cảm quan triết học sâu sắc, ông đã cho ra đời quan niệm mang dấu ấn cá nhân mình về “tự do” - khái niệm và là chủ đề được bàn luận sôi nổi ở mọi thời kỳ. Theo I. Berlin con người phụ thuộc lẫn nhau rất nhiều và không bao giờ có hoạt động nào của một người mà lại không ít nhiều cản trở cuộc sống của những người khác. Và tự do của một số người ắt phải phụ thuộc vào sự kiềm chế của những người khác. I. Berlin tán thành ý kiến cho rằng tự do của một số người đôi khi phải bị cắt giảm để đảm bảo cho tự do của những người khác. Con người, một mặt, là tự do khi thoát khỏi một điều gì, và, mặt khác, là tự do để làm một điều gì. Tự do “khỏi” điều gì là phương diện tiêu cực của khái niệm. Đó là sự vắng mặt của những cưỡng chế, ràng buộc, quy ước, giới hạn, ngại ngùng đến từ bên ngoài. Và I. Berlin ủng hộ phương diện tự do “phủ định”.
I. Berlin phân tích ý nghĩa “khẳng định” của từ tự do bắt nguồn ở mong ước từ phía con người cá nhân muốn làm chủ bản thân mình. Cuộc sống của cá nhân mình vì vậy quyết định phụ thuộc vào mình chứ không phải các thế lực ngoại tại. Tự do “khẳng định” do đó không phải là tự do “khỏi bị” mà là tự do “hướng tới”. Nhưng tự do ở đây không phải là làm những gì phi lý hay
sai trái, sự cưỡng ép cái ngã kinh nghiệm vào khuôn khổ thì không phải là chuyên chế mà là giải phóng.
Tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do cung cấp cho ta những quan niệm đặc sắc, cùng khối lượng tri thức sâu rộng của tác giả về những khía cạnh của tự do, những đóng góp, phê bình về quan niệm tự do trong lịch sử và sự áp dụng trong các mô hình xã hội. Đây thực sự là nguồn bổ sung tri thức lịch sử triết học rất cần thiết và do vậy việc nghiên cứu làm rõ, hiểu thêm, là việc làm có ý nghĩa nhất định. Luận văn đã bước đầu khai phá con đường nghiên cứu đó, chưa được nhiều, song chúng tôi hy vọng, đó sẽ là cơ sở để công việc được tiếp tục trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. F. E. Baird (2005), Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derrida, Nxb Văn hóa - Thông tin, HN. (Đỗ Văn Huấn, Lưu Văn Hy dịch, Nguyễn Việt Long hiệu đính).
2. Isaiah Berlin (2014), Bốn tiểu luận về tự do, Nxb Tri thức. (Nguyễn Văn Trọng dịch).
3. Crane Brinton, (2007), Con người và tư tưởng phương Tây, Nxb Từ điển Bách khoa. (Nguyễn Kiên Trường dịch)
4. Hoàng Công (6/1996), “Quyền con người nhìn từ góc độ triết học”, Tạp chí Triết học, số 3 (91), tr 40-43.
5. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Trung cổ Tây Âu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Sức sống một tác phẩm triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Tiến bộ xã hội - một số vấn đề lý luận cấp bách, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề triết học - con người - xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Will Durant (2000), Câu chuyện Triết học qua chân dung Plato, Aristote, Bacon, Kant, Spinoza, Voltaire, Spencer, Nxb Đà Nẵng.
11. Ngô Thành Dương (1986), Chủ nghĩa xã hội và tự do, Nxb Sự thật, Hà Nội
12. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Nxb Văn hóa thông tin.
13. Ngô Huy Đức (2008), Tư tưởng chính trị phương Tây cận hiện đại, Tổng quan đề tài nhánh KX – 10 - 10, Hà Nội.
14. Phạm Văn Đức (1997), Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Phan Huy Đường (2006), Tư duy tự do, Nxb Đà Nẵng. 17. R. Garôđi (1962), Tự do, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18. Trần Hương Giang (2008), Vấn đề tự do và bình đẳng trong triết học S. Montesquier và J. J. Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội,
Luận văn Thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Vũ Hảo (2006), “Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đề triết học”, Tạp chí Triết học, số 7.
20. Hoàng Văn Hảo (1996), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Ted Honderich (2003), Hành trình cùng Triết học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội (Lưu Văn Hy dịch).
22. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp Tp. HCM
23. Đỗ Minh Hợp (2005), “Tư tưởng đạo đức học của Gi. Xáctơrơ”, Tạp chí Triết học, số 11.
24. Đỗ Minh Hợp (2005), “Khái niệm tự do trong triết học Hêghen”, Tạp chí Triết học, số 12.
25. Đỗ Minh Hợp (2008), “Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh”, Tạp chí Triết học, số 3.
26. S. Hungtington (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Hiền (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2.
28. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Tạo (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, HN
30. Phan Công Khanh (2007), “Tự do, văn hóa và phát triển”, Tạp chí Triết học, số 8.
31. Thái Thị Kim Lan (2004), “Khai sáng và tiến bộ nhìn từ góc độ triết sử Tây phương”, Thời đại mới, Tạp chí Nghiên cứu và thảo luận, số 3. 32. Nguyễn Thị Bích Lệ (2008), “J.J. Rousseau (1712 - 1778) nhà triết học
khai sáng Pháp mang lập trường chính trị cấp tiến - tả khuynh”, Tạp chí Triết học, số 7.
33. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, chính quyền dân sự, Nxb Trí thức, Hà Nội (người dịch Lê Huy Tuấn).
34. John Stuart Mill (2005), Bàn về tự do, Nxb Trí thức, Hà Nội.
35. S. Moongtexkiơ (1996), Tinh thần Pháp luật, Nxb Giáo dục - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Khoa Luật.
36. Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo (1991), Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. Pilipenca (1958), Tất nhiên và ngẫu nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Dương Xuân Ngọc (chủ biên) (2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Phúc (2008), “Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người”, Tạp chí Triết học, số 6.
40. Hồ Sĩ Quý (2000), “Nghiên cứu con người trước thêm thế kỉ XXI”, Tạp chí Triết học, số 5, tr 43-46.
41. Stanley Rosen (2004), Triết học Nhân sinh, Nxb Lao động, Hà Nội. 42. J.J. Rousseau (2006), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận Chính trị.
43. William. S. Sahakan - Mabel L. Sahakan (2001), Tư tưởng của các triết gia vĩ đại, Nxb Tp. HCM. (Lâm Thiện Thanh, Lâm Duy Chân biên dịch).
44. Bùi Ngọc Sơn (2005), Thể chế chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 45. Mai Sơn (biên soạn và dịch) (2007), 101 triết gia, Nxb Tri thức
46. Samuel Enoch Stumpt và Donald C. Abel (2004), Nhập môn Triết học