Tự do khẳng định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm vể tự do của i berlin trong tác phẩm bốn tiểu luận về tự do (Trang 60 - 71)

2.2. Tƣ tƣởng cơ bản về tự do của I.Berlin

2.2.2. Tự do khẳng định

Tự do khẳng định (Positive liberty) hay còn được gọi là tự do tích cực. Quan điểm tích cực về tự do được I. Berlin định nghĩa như thứ liên quan đến, không phải lĩnh vực trong đó chủ thể - cá nhân hay nhóm người - được phép làm hoặc trở thành những gì anh ta muốn, mà không có sự can thiệp của người khác (lĩnh vực của tự do tiêu cực), nhưng thay vào đó liên quan đến nguồn gốc của sự kiểm soát hay sự can thiệp mà có thể quyết định ai đó phải làm, hay phải trở thành điều này thay vì điều khác. Đây là thứ tự do có khuôn khổ được nhà nước thiết lập vì tự do lớn hơn của tất cả các công dân của mình. Ông cho rằng, khuôn khổ này phải được thiết lập bởi nhà nước dân chủ.

Trong xã hội công bằng thì cả hai kiểu tự do đều cần phải được đảm bảo, và không một sự giải quyết những vấn đề xã hội cơ bản nào lại được phép coi là duy nhất và hoàn thiện nhất.

Cụ thể hơn, sự tự do khẳng định (tích cực) hàm ý khả năng làm điều gì đó tích cực, đáng giá bằng cách theo đuổi các mục tiêu, lý tưởng thông qua thực hành một số năng lực nào đó. Tự do khẳng định là “tự do để…”, là tự quyết định. Tự mình đặt ra luật lệ cho hành động của mình. Tự do khẳng định nhấn mạnh việc cá nhân tự làm chủ bản thân, mục đích.

Trong khái niệm này, nguy cơ lớn nhất đối với tự do là việc cá nhân không được tiếp cận một cách công bằng, bình đẳng với các nguồn lực hoặc cơ hội, do đó không phát huy được tiềm năng của mình.

Tự do khẳng định (tích cực), gắn với các nhà tư tưởng nhất nguyên và ý chí luận, nhất là Hegel, các nhà duy tâm Đức, bắt đầu với ý niệm tự chủ và tiếp tục với những giả định siêu hình học giáo điều và rộng khắp về bản chất của chủ thể. Rồi nó diễn dịch từ những con đường đúng đắn đến tự do này, và sau cùng, tìm cách đẩy các cá nhân dấn thân vào những con đường định trước, dù họ muốn hay không muốn, trong khuôn khổ của một nhà nước tập trung chặt chẽ dưới sự thống trị không thể chống lại của các chuyên gia lý tính, từ đó xuyên tạc những gì khởi đầu là lý tưởng chính đáng của con người, ví dụ, sự tự định hướng và tự chủ tích cực, thành chính thể chuyên chế.

Tự do khẳng định có thể được hiểu như là sự tự chủ và vai trò của họ trong việc quyết định lựa chọn ai là người cầm quyền trong xã hội mà họ đang sống. I. Berlin truy tìm tự do khẳng định từ định nghĩa của Aristotle về quyền công dân, điều này có lịch sử bắt nguồn từ vai trò xã hội của người Athen tự do thời cổ đại: tự do lựa chọn chính phủ cho mình.

Theo I. Berlin, “ý nghĩa khẳng định của tự do sẽ bộc lộ nếu chúng ta trả lời cho câu hỏi Tôi bị cai trị bởi ai? hay câu hỏi Ai là người (có quyền) bảo tôi được hay không được là thế nào hay làm gì?” [2; 62]. Ông cho rằng, khao

khát được tự mình cai trị mình, hay là tham gia vào quá trình làm cho cuộc sống của mình bị kiểm soát có thể cũng là mong ước sâu sắc giống như mong ước có một không gian tự do hành động. Thế nhưng ý nghĩa của tự do khẳng định không phải là tự do khỏi bị mà là tự do hướng tới.

I. Berlin phân tích ý nghĩa “khẳng định” của từ tự do bắt nguồn ở mong ước từ phía con người cá nhân muốn làm chủ bản thân mình. Cuộc sống của cá nhân mình vì vậy quyết định phụ thuộc vào mình chứ không phải các thế lực ngoại tại. Ông cho rằng “tự do khẳng định” là mong muốn được là công cụ cho hành động do ý chí của bản thân chứ không phải ai khác. Mong muốn là chủ thể chứ không phải khách thể.

Tự do làm chủ bản thân và tự do không bị người khác ngăn chặn chọn lựa tưởng như là những khái niệm không xa về mặt lôgíc, không hơn gì cách nói phủ định và khẳng định về cùng một thứ. Nhưng các ý kiến về “khẳng định” và “phủ định” của tự do đã phát triển theo hướng bất đồng với nhau cho tới khi chúng đi tới xung đột.

Một bên là cái ngã vượt trội lên đồng nhất hóa với lí trí, với cái ngã đích thực hay tự trị. Sau đó cái ngã ấy tương phản với những khao khát không được kiểm soát, với việc theo đuổi những thú vui tức thời cần phải giữ trong kỉ luật nghiêm khắc. Cái ngã đích thực được cảm nhận như cái rộng lớn hơn cái ngã cá nhân, như là cái mang tính xã hội còn cái cá nhân là một phần tử của nó. I. Berlin phân tích, khi cái thực thể ấy được đồng nhất với “cái ngã đích thực” bằng cách áp đặt ý chí đơn nhất của nó mang tính tập thể lên các thành viên của nó. Do đó nó sẽ đạt được tự do của chính nó.

Theo I. Berlin, đây chính là cách biện minh cho việc ép buộc những người khác nhằm mục đích nâng mức tự do cho họ lên cao hơn. Nhưng nếu ép buộc người khác nhân danh một mục tiêu nào đó mà người ta chưa nhận ra, nếu đã nhận thức được thì họ chắc chắn cũng sẽ làm điều đó thì đây là việc có thể biện minh được. Thế nhưng nếu nhân danh điều này để ép buộc người

khác đạt cái mà họ cưỡng lại là đang làm ngơ với mong ước thực sự của người ta, biết chắc rằng mục đích thực sự của con người phải đồng nhất với tự do của người đó - tự do lựa chọn cái ngã đích thực dù cái ngã ấy thường không biểu lộ rõ ràng.

I. Berlin cho rằng việc ép buộc người khác vì điều tốt cho họ, có thể mở rộng phạm vi tự do cho họ trong khi họ chưa nhìn ra là chuyện rất khác khi nói rằng nếu đây là điều tốt nhất cho họ thì họ không bị ép buộc vì họ đã định làm như thế dẫu họ có biết biết điều này hay không. Và họ có tự do ngay cả trong lúc họ gay gắt bác bỏ nó, đấu tranh chống lại những người đã áp đặt nó dẫu họ có bác ái thế nào đi nữa.

Điều này có thể thực hiện được với khái niệm “tự do phủ định” mà ở đó cái ngã không nên bị can thiệp, mà là con người “đích thực” ở bên trong được đồng nhất với việc theo đuổi một mục tiêu lý tưởng nào đó mà cái ngã kinh nghiệm không nghĩ đến. Trong trường hợp của cái ngã tự do theo nghĩa “khẳng định”, cái thực thể này có thể bị thổi phồng thành một thực thể siêu ngã được xem như một chủ thể có thuộc tính “đích thực” hơn là cái ngã kinh nghiệm.

Theo I. Berlin, ý niệm tự do “khẳng định” như “tự làm chủ với giả định của nó về con người bị phân cách chống lại bản thân mình đã góp phần vào việc tách đôi bản ngã: bản ngã siêu việt, kiểm soát vượt trội và bản ngã kinh nghiệm như một bó các khao khát cần phải khép vào các kỉ luật và bắt phải phục tùng” [2; 71]. Do đó ông cho rằng, các ý niệm về tự do nảy sinh từ những quan điểm về cái gì cấu thành một cái ngã, một con người. Và tự do có thể bị nhào nặn theo bất cứ thứ gì mà người thao túng mong muốn. Và đây là vấn đề không còn mang tính hàn lâm, lịch sử đã làm cho nó quá rõ ràng.

Một hình thức tìm kiếm tự do cá nhân thường gặp đó là cách tự giải phóng truyền thống của các nhà tu khổ hạnh, những người khắc kỉ hay các nhà thông thái Phật giáo hay là của những người muốn trốn chạy khỏi cuộc sống thực tại, muốn thoát khỏi cái ách cai trị của xã hội bằng một quá trình

cải biến có chủ tâm. Đó là loại bỏ những trở ngại trên đường bằng cách từ bỏ con đường, rút lui vào phe phái của riêng mình - nơi không một sức mạnh từ bên ngoài nào có thể tác động đến được. Như I. Berlin phân tích, một người hình dung được các mục đích và khao khát để họ theo đuổi nhưng họ bị ngăn chặn bởi các định chế không có chủ tâm khiến họ không còn làm chủ được tình thế. Để tránh khỏi bị nghiền nát bởi các sức mạnh, họ phải giải phóng bản thân khỏi những khao khát mà họ biết mình không thực hiện được. Họ tự xác định không khao khát thứ gì không thể đạt tới.

I. Berlin nhìn ra rằng cách thức tìm kiếm tự do như trên giống với Kant khi Kant cho rằng tự do không cần loại bỏ các khao khát nhưng phải kháng cự và kiểm soát chúng. Tức là tự do trong chừng mực được tự cai trị bản thân. Nhưng sống trong xã hội thì họ phải tuân theo luật pháp, để được tự do thì họ phải áp đặt luật pháp lên cái ngã không bị ép buộc của bản thân, tức là tìm thấy luật pháp trong cái ngã ấy. Như J.J. Rousseau từng hàm ý tự do là tuân phục theo luật pháp mà ta tự quy định cho mình. Trong khi đó, ngoại trị là bị phụ thuộc các yếu tố bên ngoài, nghĩa vụ pháp lí, khiến con người không thể kiểm soát được mình hoàn toàn mà chính thế giới bên ngoài kiểm soát họ trong chừng mực có thể. Khi ấy họ chỉ tự do tới mức độ bản ngã của họ không bị trói buộc bởi thứ tuân theo sức mạnh mà họ không kiểm soát được.

I. Berlin giả định, nếu bản chất con người là những hữu thể tự trị, có những mục đích tự thân mà bị đối xử như những đối tượng tự nhiên chịu tác động hay bị phó mặc cho các tác nhân bên ngoài. Như vậy cách đối xử này giống như đối với những người không có tính tự quyết, không có tự do mà chỉ như “vật liệu” để người khác uốn nắn theo mục tiêu của người đó chứ không phải mục tiêu được họ tự chấp thuận. Việc thúc đẩy con người hướng tới những mục tiêu mà chính họ không nhìn thấy là phủ nhận bản chất con người, đối xử với họ như đồ vật không có ý chí riêng.

Để điều khiển hành động của một người thì chỉ có nhân danh một giá trị nào đó cao hơn bản thân họ. Nhưng theo quan điểm của Kant, “mọi giá trị được tạo ra bởi hành vi tự do của con người là các giá trị trong chừng mực, không có giá trị nào cao hơn con người cá nhân. Do vậy, theo I. Berlin, làm điều trên chính là ép buộc con người nhân danh điều gì đó kém tối hậu hơn bản thân họ, buộc họ theo ý chí, khao khát của ai khác” [2; 79]. Và những người đó sử dụng họ như là phương tiện cho mục đích của mình.

Điều trên mâu thuẫn với việc người ta biết con người phải được hành động với mục đích tự thân của nó. Mọi hình thức nhào nặn họ theo khuôn mẫu của người khác chống lại ý muốn của chính họ đều là phủ nhận giá trị khiến họ là con người.

Ý nghĩa “khẳng định” của tự do liên quan tới tự trị chứ không phải là ngoại trị, hành động chứ không chịu tác động. Các nhà tư tưởng đơn độc giải phóng bản thân khỏi xiềng xích của con người và các sự vật khác bằng cách giải thoát mình khỏi những thứ mà bản thân không kiểm soát được. Do đó, với họ, hệ lụy của các hành động này là không quan trọng vì họ không kiểm soát được chúng, chỉ có động cơ là của họ. Lập luận này được I. Berlin nhận xét là sâu sắc như khái niệm “phủ định” của tự do và nó còn mang những ẩn ý chính trị cũng như sự gia nhập vào chủ nghĩa cá nhân tự do.

Nhận xét về ý nghĩa tự cai trị bản thân theo quan niệm tự do “khẳng định”, I. Berlin cho rằng việc các nhà thông thái lý tính lẩn trốn vào pháo đài bên trong cái ngã đích thực của ông ta thường xuất hiện khi thế giới ngoại tại nhàm chán, bất công… Rousseau cũng từng ủng hộ ý nghĩa “khẳng định” của tự do khi ông nói đại ý rằng một người tự do là người mong muốn điều mình có thể thực hiện và làm được cái mà người đó mong muốn.

Tuy nhiên, trong một thế giới có nhiều phong tỏa, cản trở đối với hành động tìm kiếm tự do, công bằng, hạnh phúc,… của con người thì việc bị cám dỗ rút lui vào bên trong bản thân mình là điều dễ dàng xảy ra. Nhưng theo

đánh giá của I. Berlin thì học thuyết này là không thỏa đáng khi nó yêu cầu con người phải tự dạy dỗ bản thân mình để ngừng khao khát cái mà họ không thể có được. Và nó cho rằng cái khao khát bị loại bỏ hay kháng cự thành công cũng tốt như cái khao khát được thỏa mãn. Điều này sẽ triệt tiêu ý chí phấn đấu vươn lên của con người.

“Tự do khẳng định” được liên kết với ý tưởng tự chủ hoặc khái niệm tự quyết để kiểm soát số phận của mình. Mặc dù I. Berlin cho rằng cả hai ý niệm tự do tượng trưng cho những lý tưởng của con người, ông vẫn cho rằng, về vấn đề lịch sử, ý nghĩa tự do khẳng định đã chứng tỏ dễ bị lạm dụng chính trị hơn.

Ông lập luận rằng, dưới ảnh hưởng của J.J. Rousseau, I. Kant, G.W.F. Hegel (tất cả đều trung thành với ý nghĩa tự do khẳng định), các nhà tư tưởng chính trị châu Âu thường bị “quyến rũ”, đánh đồng tự do với những hình thức kỉ luật hay ràng buộc chính trị. Do vậy, I. Berlin cho là có sự gần gũi giữa tự do tích cực và chủ nghĩa toàn trị. Ngược lại, tự do tiêu cực tiêu biểu cho sự nhận thức an toàn hơn, rộng rãi hơn về tự do theo cách diễn đạt của I. Berlin.

Nếu như coi việc dập tắt hay rút bớt mong muốn của mình vì mình làm được ít hoặc không làm được điều mong muốn đó để mình trở lên tự do là đúng và cần thiết thì sẽ có những người lợi dụng điều này để tạo ra phản đề của tự do chính trị. I. Berlin đưa ra ví dụ như các bạo quân hay ai đó có thể dùng cách này hoặc cách khác để làm cho thần dân mất đi các mong muốn nguyên thủy để đón nhận cuộc sống mới mà người kia đã sắp đặt, tạo ra cho họ. Thì theo định nghĩa trên, người đó đã thành công trong việc giải phóng họ, làm cho họ cảm thấy được tự do.

I. Berlin nhận định, “tự phủ định bản thân theo cách khổ hạnh có thể là nguồn gốc của lòng thanh thản nhưng khó có thể gọi là mở rộng tự do” [2; 85]. Theo ông, quên mình không phải là phương pháp duy nhất vượt qua trở ngại. Có thể vượt qua chúng bằng cách loại bỏ chúng.

Tuy nhiên trên thực tế, việc cắt giảm mong muốn của mình theo cách khổ hạnh có thể là thanh thản về tinh thần nhưng không thể cho đây là cách để mở rộng tự do được. Berlin phân tích, nếu tự cứu mình thoát khỏi địch thủ bằng cách rút lui vào trong nhà rồi đóng lại mọi lối ra vào thì có thể cho là được tự do hơn so với việc bị kẻ địch bắt. Thế nhưng nếu ra ngoài chiến đấu và đánh bại hắn thì sẽ còn tự do hơn nữa. Qua đây I. Berlin tán thành nghĩa “phủ định” hơn là “khẳng định” của khái niệm tự do.

Có những lý thuyết nói về cách thức đạt được tự do như là thấu hiểu được cái tất yếu và cái ngẫu nhiên thông qua lí trí phê phán. Thế nhưng theo I. Berlin, có những định lí toán học được tuyên bố là chân lý do yếu tố ngoại tại nào đó được áp đặt vào đầu óc đang hoạt động tự do của con người với kì vọng họ sẽ hấp thụ được chúng thì là chướng ngại cho họ. Bởi đó là sự áp đặt máy móc và họ không hiểu được tính tất yếu của các định lí ấy. Nhưng khi người ta đã hiểu được sự hình thành và biến đổi của các quy tắc, nắm vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm vể tự do của i berlin trong tác phẩm bốn tiểu luận về tự do (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)