Một số hạn chế của văn học cách mạng 1945-1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm tính đảng trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 95 - 112)

3.2.2 .Cách diễn đạt đậm tính chính luận, tính đại chúng

3.3. Một số hạn chế của văn học cách mạng 1945-1975

Thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, xuôi chiều, phiến diện

Văn học Việt Nam giai đoan 1945-1975 đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình. Có một vai trò to lớn làm nên chiến thắng vĩ đại của cuộc

kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với những áng văn thôi thúc nhƣ tiếng kèn ra trận, sức mạnh chiến đấu của văn chƣơng đƣợc sử dụng triệt để. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng tạo nên một giai đoạn văn học tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Đúng nhƣ nhận định của Ban chấp hành trung ƣơng tại đại hội Đảng lần thứ tƣ: Văn học 1945-1975 “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”.

Tuy nhiên văn học giai đoạn này cũng có một số hạn chế do điều kiện lịch sử, trình độ ý thức thời đại và do các nguyên nhân chủ quan từ phía quản lý lãnh đạo cứng nhắc của Đảng. Nhiều tác phẩm thể hiện con ngƣời và cuộc sống một cách đơn giản, xuôi chiều, phiến diện. Nhƣợc điểm này khó tránh khỏi đối với một nền văn học phục vụ kháng chiến. Để động viên chiến đấu, tất nhiên phải nói nhiều đến thuận lợi hơn là khó khăn, đến chiến thắng hơn là thất bại, đến thành tích hơn là tổn thất, đến cái vui hơn là nỗi đau buồn, đến hy sinh hơn là hƣởng thụ. Trƣớc sự an nguy của tổ quốc và sự đối đầu quyết liệt giữa ta và địch, con ngƣời tất nhiên phải đƣợc thể hiện và đánh giá chủ yếu ở thái độ chính trị, ở tƣ cách công dân, các phƣơng diện khác không thể đi sâu. Trong hoàn cảnh đó, có những vùng cấm Đảng không cho phép phản ánh ví dụ nhƣ hiện tƣợng tiêu cực nội bộ không nên đề cập sâu vì nó ảnh sẽ ảnh hƣởng đến niềm tin của quân dân sẽ ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng và tinh thần chiến đấu. Thêm vào đó, nhận thức ấu trĩ của nhiều cây bút về quan điểm giai cấp khiến sự thể hiện con ngƣời càng đơn giản, sơ lƣợc: ngƣời anh hùng không thể có tâm lý phức tạp, con ngƣời chỉ có tính giai cấp không thể có tính nhân loại phổ biến, nhân vật anh hùng đƣợc xây dựng một cách công thức: Xuất thân nghèo khổ, phẩm chất yêu thƣơng tình nghĩa, yêu nƣớc và hƣớng tới lý tƣởng cao đẹp, tâm lý vận động theo hƣớng tích cực, hành động quả cảm, phi thƣờng.

Tiêu chí nghệ thuật chưa được đề cao, vận dụng máy móc phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Tiêu chí nghệ thuật chƣa đƣơc đề cao, yếu tố nghệ thuật của tác phẩm nhiều khi phải nhân nhƣợng cho nội dung vì nhiệm vụ theo sát các sự kiện chính trị buộc văn học phải sáng tác nhanh để kịp tuyên truyền cổ động. Chính vì thế phê bình phải đề cao nội dung và chỉ chiếu cố giá trị văn chƣơng. Cá tính, phong cách riêng của nhà văn chƣa đƣợc phát huy mạnh mẽ. Do yêu cầu của Đảng, văn học giai đoạn này phải vận động theo hƣớng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nƣớc nên nhà văn không có điều kiện để hoàn toàn lựa chọn đề tài phù hợp với tƣ tƣởng riêng, sở trƣờng riêng. Điều đó đã ảnh hƣởng đến cá tính sáng tác và yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.

Do quan niệm hời hợt và vận dụng máy móc phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa của một số cây bút, biến sáng tác thành hệ thống ƣớc lệ công thức và phi ngã cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát huy cá tính sáng tạo và phong cách riêng của nhà văn. Nhà văn tự biến mình thành đứa trẻ ngoan ngoãn, bao điều suy nghĩ, chiêm nghiệm ngổn ngang, bao kiến thức thu lƣợm cả một đời,bao lo âu trăn trở về con ngƣời về cuộc đời đem giấu đi để “nói niềm vui, nói cái tốt, cái xuôi chiều”(Nguyễn Minh Châu).

Sự phủ định “cái tôi” cá nhân

Hình tƣợng con ngƣời chƣa đƣợc xem xét nhƣ một cá nhân mà luôn phải là con ngƣời tập thể, sự phủ định cái cá thể, cái tôi, đối lập nó với cái chung, với tập thể để làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của tập thể. Trong sáng tác việc hƣớng tới quần chúng đông đảo thƣờng đƣợc hiểu nhƣ phải từ bỏ “cái xác chủ quan”(Trần Đăng) và không chú trọng đến cá tính sáng tạo của chủ thể nghệ sĩ. Nam Cao trong nhật kí Ở rừng muốn vƣợt lên con ngƣời nghệ sĩ của mình để trƣớc hết làm tốt trách nhiệm công dân. Còn Nguyễn Tuân thì nhiều lúc

tuyên bố muốn “quẳng ngay cái thằng “tôi” đi”. Con ngƣời trong văn học kháng chiến ít có những dằn vặt, suy tƣ, giằng xé nội tâm, chƣa có những nhân vật đƣợc xây dựng với cá tính rõ nét. Văn học của mƣời năm sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì quan niệm về con ngƣời theo một mô hình giản đơn và mang màu sắc lý tƣởng hóa mang tính đại diện cho một tầng lớp, một tập thể mà chiều sâu của nó là sự thống nhất riêng-chung.Còn trong văn học chống Mĩ đã sáng tạo những hình tƣợng con ngƣời mang đƣợc dấu ấn , tầm vóc tƣ tƣởng và ý chí của thời đại nhƣng không tránh khỏi tính phiến diện, tính đơn giọng khi thể hiện cuộc sống và con ngƣời trong chiến tranh. Thƣớc đo duy nhất với nhân cách con ngƣời thời kì này là sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung, là chủ nghĩa anh hùng và tinh thần hy sinh, là sự trong sáng và cao cả trong tình cảm.Ở nhiều tác phẩm nhân vật anh hùng mang đậm màu sắc lý tƣởng hóa. Hƣớng xây dựng những hình tƣợng biểu tƣợng khái quát cao rộng nhiều khi dẫn đến thiếu hẳn sự sinh động của đời sống và mất đi tính cụ thể, biểu cảm của nghệ thuật để chỉ còn là những hình tƣợng ƣớc lệ thuần túy. Trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu thì cảm hứng lãng mạn vừa là điểm mạnh, vừa bộc lộ điểm yếu. Nhận xét sau đây của nhà nghiên cứu Nikutin rất đáng chú ý: “ Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật…Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã đƣợc khúc xạ ở chỗ anh đã “tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình, họ giống nhƣ đƣợc bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”(Lời bạt tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành dịch ra tiếng Nga, NXB Cầu Vồng, Maxcơva, 1987). Tuy nhiên cũng cần nói thêm: muốn tồn tại và để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh khốc liệt nhƣ vậy, dân tộc Việt Nam có lẽ không thể không chắp cho mình đôi cánh thần của niềm tin, hi vọng và cả sự lãng mạn, để bay lên…

Ngôn ngữ đơn nghĩa

Ngôn ngữ đơn nghĩa vì văn học viết cho đại chúng, tất nhiên phải dễ hiểu và đƣợc quần chúng đông đảo ƣa thích. Lối viết đa nghĩa,có tính biểu tƣợng hai mặt thƣờng bị uốn nắn thậm chí bị coi là có vấn đề(tác phẩm có tính Đảng chủ đề phải rõ ràng). Lối viết theo kiểu bê nguyên xi hiện thực vào trong tác phẩm(kể về những tấm gƣơng anh hùng trong sản xuất và chiến đấu) có một thời rất đƣợc khuyến khích và đánh giá cao. Hoài Thanh phê phán hàng loạt những thứ rơi rớt tiểu tư sản trong văn học kháng chiến mà ông cho là không hợp với tâm hồn lành mạnh của đại chúng công nông..Tuy nhiên những hạn chế trên có lúc đã đƣợc khắc phục ở những mức độ khác nhau do sự tác động nhiều chiều của cuộc sống và vì mục đích của văn học là phản ánh cuộc sống.

* Tiểu kết chƣơng 3

Tóm lại, toàn bộ nền văn học giai đoạn 1945-1975 đặt trên nền tảng thống nhất về tƣ tƣởng, xã hội và lý tƣởng thẩm mỹ, chịu sự chi phối chặt chẽ của chính trị, phục vụ các mục tiêu trực tiếp của cuộc đấu tranh dân tộc. Đảng đã đào tạo ra một đội ngũ nhà văn rất đông đảo, bao gồm nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp: thế hệ tiền chiến đƣợc cải tạo, thế hệ thời chống Pháp, thế hệ sau chiến thắng Điện Biên Phủ và thế hệ thời chống Mĩ đƣợc phát hiện từ phong trào văn nghệ quần chúng. Nguyễn Tuân, một con ngƣời luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân thì bây giờ đã biết “kính cẩn đối với hạt thóc”, “quyến luyến đối với cây lúa”, và thấy mình chỉ nhƣ “một ngọn cỏ, một cái lá” bị cuốn theo chiều gió ào ạt của cách mạng…Đƣợc đem nghệ thuật phục vụ kháng chiến là niềm vinh dự lớn đối với Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nam Cao…Họ sẵn sàng từ bỏ nghiệp văn chƣơng cũ nhƣ “những đứa con hoang”, thậm chí nhƣ những “đứa con tội lỗi” để “lột xác” và làm lại cuộc đời nghệ

thuật của mình. Họ hăng hái đi thực tế chiến đấu, sát cánh với công nông binh để “Cách mạng hóa tƣ tƣởng, quần chúng hóa sinh hoạt”.

Hƣớng vào đời sống xã hội rộng lớn với những biến cố trọng đại, văn học thời kì này đã ghi lại những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kì lịch sử đầy gian lao, thử thách, nhiều hy sinh nhƣng cũng hết sức vẻ vang của dân tộc. Văn học đã xây dựng những hình tƣợng cao đẹp về tổ quốc và nhân dân, về các tầng lớp thế hệ con ngƣời Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa thấm sâu tinh thần thời đại. Về nội dung tƣ tƣởng, văn học thời kì này đã kế thừa và phát huy những nét cơ bản trong truyền thống của dân tộc là chủ nghĩa yêu nƣớc và tinh thần nhân đạo.Chính vì vậy văn học giai đoạn này trở thành tiếng nói, tâm hồn, nguyện vọng, ý chí của một dân tộc, một cộng đồng của nhiều con ngƣời cùng hợp lại, cùng hành động, cùng đứng lên chiến đấu giành quyền sống, quyền làm ngƣời, quyền độc lập, tự do…không phải cho riêng cá nhân mà là cho cả cộng đồng, cả dân tộc.

Khẳng định những giá trị đạt đƣợc nhƣng bên cạnh đó văn học cách mạng 1945-1975 vẫn còn một số hạn chế nhất định. Dẫu sao trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, mục đích cao nhất mà các nhà lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ đặt ra cho các nhà văn là dùng ngòi bút chiến đấu giành độc lập, tự do. Cho nên những hạn chế ấy không thể tránh khỏi. Chúng ta hiểu và từ đó càng thêm trân trọng những giá trị và đóng góp to lớn của văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

KẾT LUẬN

Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 là một nền văn học có những đặc điểm , những qui luật và những thành tựu riêng, đã kết thúc vào năm 1975 cùng với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài đúng ba thập kỉ. Đây là giai đoạn văn học chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất, rõ nét nhất quan điểm của lý luận văn học mác xít, cụ thể ở đây là quan niệm về tính Đảng trong văn học. Qua việc xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của quan niệm về tính Đảng trong văn học, chúng tôi khảo sát, định vị vị trí, ý nghĩa quan trọng và mang tính nguyên tắc của quan điểm lý luận văn học này trong hệ thống các bộ giáo trình, các sách lý luận văn học có tính chất giáo khoa, pháp chế quan trọng trong các trƣờng đại học, trung học chuyên nghiệp của ngành Ngữ văn và Văn học. Văn học giai đoạn 1945-1975, chịu sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng. Ở Việt Nam lúc bấy giờ, các nhà lãnh đạo văn nghệ luôn luôn đề cao nguyên tắc tính Đảng: “ Học thuyết Mác- Lênin cho rằng trong xã hội có giai cấp thì văn nghệ phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp, có giai cấp tính rõ rệt và phục vụ một đƣờng lối chính trị rõ rệt..Văn nghệ của chúng ta đứng hẳn về quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lao động và thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam.Đó một đặc điểm của phong trào văn nghệ Việt Nam giai đoạn này. Đó cũng chính là đảng tính(hay là tinh thần Đảng) của văn nghệ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa”[7].Do vậy nền văn học có tính Đảng trƣớc hết là văn học phục vụ cách mạng, , phải đƣợc vũ trang bằng tƣ tƣởng của giai cấp công nhân, phải phục vụ tuyệt đại đa số nhân dân do đó có sự thống nhất biện chứng với tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc.

Công tác lý luận và phê bình văn học luôn theo đúng đƣờng lối văn nghệ của Đảng và yêu cầu của đời sống cách mạng. Đảng xác định rõ nhiệm vụ,

chức năng, đối tƣợng, nội dung của công tác phê bình, các mối quan hệ trong công tác phê bình: tiêu chuẩn chính trị và tiêu chuẩn nghệ thuật, nội dung và hình thức, thế giới quan và phƣơng pháp sáng tác, phong cách nhà văn. Lý luận phê bình văn học nhấn mạnh chức năng xã hội, đề cao phƣơng diện tác động của văn học đối với độc giả, phải phản ánh hiện thực một cách trung thực. Vị trí của văn học trong bộ máy cách mạng của Đảng chính là ở mặt trận tƣ tƣởng, ở chỗ góp phần giáo dục nhân dân. Chính vì thế mà tác phẩm văn học đƣợc gọi là “cuốn sách giáo khoa về đời sống” và nhà văn đƣợc gọi là “kĩ sƣ tâm hồn”.

Ảnh hƣởng to lớn của quan niệm về tính Đảng trong văn học nghệ thuật cách mạng giai đoạn này đƣợc minh chứng cụ thể qua các cuộc tranh luận trong văn học nghệ thuật liên tục và gay gắt, thể hiện mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giai cấp, tiêu biểu nhƣ: “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh”, đấu tranh để “Nhận đƣờng” trong văn học, cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm (1955 - 1958), đấu tranh chống ảnh hƣởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại trên mặt trận văn nghệ... Rõ ràng sự hình thành, vận động và nâng cao thành nguyên tắc của quan niệm tính Đảng trong phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa là nguồn gốc chi phối lối tƣ duy lí luận và sáng tạo trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn từ 1945 - 1975. Bởi vì đây là một phƣơng pháp sáng tác mới, phƣơng pháp đó gắn chặt với một thực tế xã hội mới: thực tế xã hội…xã hội chủ nghĩa; phƣơng pháp đó gắn chặt với lối nhìn của con ngƣời cách mạng mác xít, quan điểm nhân sinh quan, quan điểm mĩ học theo học thuyết Mác- Lênin.

Quán triệt tính Đảng trong thực tiễn sáng tác đã tạo nên đặc điểm riêng biệt và để lại một dấu ấn rõ nét trong văn học cách mạng giai đoạn 1945- 1975. Những qui định nhất quán trong đƣờng lối lãnh đạo văn nghệ, yêu cầu tính Đảng đã ảnh hƣởng , tác động, chi phối một cách triệt để đến sáng tác

văn học cả về nội dung : đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng, cảm hứng nghệ thuật và hình thức biểu hiện: ngôn từ, kết cấu, thể loại. Vì thế nền văn học giai đoạn này đƣợc nuôi dƣỡng, tiếp sức và gắn bó mật thiết với những bƣớc đi của cách mạng, với vận mệnh của dân tộc và đời sống nhân dân. Nó đã tỏ rõ năng lực phục vụ những mục tiêu cao cả của cách mạng, phục vụ cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc.. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chọn trình bày hai vấn đề chịu sự tác động sâu sắc của quan niệm tính Đảng: Thứ nhất là văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu cho lý tƣởng chính trị bao gồm: hiện thực cách mạng là đối tƣợng phản ánh và con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa là nhân vật trung tâm của mọi tác phẩm văn học. Thứ hai là khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã tạo nên giọng điệu và cách diễn đạt đặc biệt trong các sáng tác văn học ảnh hƣởng của quan niệm tính Đảng. Qua đó để thấy rằng nền văn học giai đoạn này gắn liền với thời đại, đã giữ đúng vai trò và chức năng xã hội lịch sử của nó. Văn nghệ phục vụ chính trị, phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm tính đảng trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 95 - 112)