Một số hạn chế của lý luận phê bình văn học cách mạng giai đoạn 1945-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm tính đảng trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 56 - 62)

5. Cấu trúc Luận văn

2.5. Một số hạn chế của lý luận phê bình văn học cách mạng giai đoạn 1945-

1945-1975.

Nhìn chung, có thể nói, phê bình văn học cách mạng giai đoạn 1945 - 1975 đã hoàn thành sứ mệnh chính trị, lịch sử là góp phần khẳng định nền văn học mới với những giá trị lịch sử và nghệ thuật mới mẻ của nó. Tuy nhiên, do hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nên dù đúng đắn song rõ ràng phê bình văn học giai đoạn này đã mất đi sự đa dạng cần có. Hơn nữa, tính chất một chiều của phê bình văn học cũng đã để lại những ảnh hƣởng tiêu cực không nhỏ đối với sự phát triển của lịch sử văn học nói chung mà đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chƣa khắc phục đƣợc.

Trong mối quan hệ giữa phê bình và sáng tác, thời bấy giờ có ngƣời đặt vị trí của ngƣời phê bình trong nền văn học nhƣ ngƣời lính gác. Đã là ngƣời lính gác thì luôn đề cao cảnh giác và kiên quyết không cho kẻ lạ mặt đến gần với tinh thần là bảo vệ doanh trại. Tất nhiên chức năng chủ yếu của ngƣời lính gác là chống: chống địch, chống sự xâm nhập của kẻ lạ mặt, để bảo vệ cái cần bảo vệ. Đó là chức năng thông thƣờng, phổ biến của bất kì ngƣời lính nào phải làm nhiệm vụ canh gác. Hình tƣợng này nói lên tinh thần, trách nhiệm của nhà phê bình, nồng nhiệt muốn bảo vệ sự trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp của nền văn học. Nhƣng nếu lúc nào, nơi nào, trong giai đoạn lịch sử nào cũng chỉ là ngƣời lính gác với tinh thần chống nhƣ trên thì phê bình văn học sẽ trở nên cứng nhắc. Trong lĩnh vực văn hoá và tƣ tƣởng thời ấy, mọi hoạt động khoa học, nghệ thuật và nói chung là văn hoá đều nằm trong phạm vi hình thái ý thức của nhà nƣớc. Mà đã thuộc về hình thái ý thức của nhà nƣớc

thì phải thực hiện nhiệm vụ đấu tranh triệt để, không khoan nhƣợng: “Phàm cái gì chống lại tinh thần dân tộc độc lập và thống nhất, phải thẳng cánh đập tan. Phàm cái gì trái khoa học, phản tiến bộ, phải kiên quyết bài trừ. Phàm cái gì phản lại đại chúng, xa đại chúng, phải nhất luật san phẳng.”[5]. Đƣờng lối cứng rắn, phân hoá địch- ta rõ rệt có tác dụng xác lập mục tiêu, tập hợp lực lƣợng nhất định. Nhƣng đồng thời, đó cũng là tƣ tƣởng, đƣờng lối làm cho xã hội quen sống trong môi trƣờng tƣ tƣởng độc tôn, duy nhất, luôn luôn phân biệt: địch-ta, đúng -sai, tiến bộ- lạc hậu, dân tộc-phản dân tộc, khoa học- phản khoa học… theo một tiêu chí cố định, một lập trƣờng, quan điểm cứng rắn. Năm 1969, khi viết Dấu chân người lính, thông qua bi kịch của một nhân vật là đại đội trƣởng Việt Cộng yêu một phụ nữ từng có chồng là lính ngụy, Nguyễn Minh Châu đã nhận ra, có những vùng đất đƣợc giải phóng nhƣng con ngƣời vẫn chƣa đƣợc giải phóng. Cũng trong những năm 1972, Hoàng Cát viết Cây táo ông Lành. Năm 1974, Ngô Văn Phú có Sẹo đất, Vũ Tú Nam có Cảm hứng, Nguyễn Khải có Đối mặt và đặc biệt Phạm Tiến Duật có Vòng Trắng, với những câu thơ miêu tả chiến tranh thật hơn:

“Khói bom lên trời thành những vòng đen Và dưới mặt đất sinh ra bao vòng trắng Tôi với bạn tôi đi trong im lặng

Khăn tang trên đầu như một số không”

Ở thời điểm này những tác phẩm đó bị coi là có “ không khí nhân văn mới”, đã bị phản ứng và phê bình gay gắt. Nhiều lúc phê bình văn học rơi vào tình trạng phê phán, công kích, thù hận một cách cực đoan .Một số công trình phê phán có tính thời sự đƣơng thời của một số tác giả, thì sau này chính các tác giả của chúng có phần lấy làm tiếc, giá trị khoa học thiếu hẳn sức thuyết phục.Trong các cuộc đấu tranh tƣ tƣởng giai đoạn 1945-1975 do cần phải thể hiện tinh thần chiến đấu, chiến đấu không khoan nhƣợng ,nhiều ngƣời vốn là

đồng chí, đồng nghiệp, vốn đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử với nhau, chỉ sau một cuộc đấu tranh tƣ tƣởng, sau khi vạch rõ “ranh giới”, liền trở thành kẻ thù, đứng ra vạch mặt, tố cáo nhau nhƣ kẻ thù của ý thức hệ, đẩy đối phƣơng vào bƣớc đƣờng cùng.[57,62]

Hoạt động văn học nghệ thuật hoàn toàn không mang tính tự do, cá nhân mà đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình, đƣợc kế hoạch hóa, đồng bộ với các hoạt động chính trị của nhà nƣớc. Nhìn lại một số tác phẩm lý luận văn nghệ của giai đoạn trƣớc 1975, chúng ta nhận thấy lý luận chính trị, tƣ duy chính trị đã chi phối tƣ duy chuyên ngành.

Có thể nói, với chức năng đặc thù thích ứng với hoàn cảnh lịch sử và tâm lí xã hội của thời kì chiến tranh cũng nhƣ yêu cầu của cách mạng, phê bình văn học giai đoạn 1945-1975 đã hoàn thành sứ mệnh chính trị, lịch sử là góp phần khẳng định nền văn học mới với những giá trị lịch sử và nghệ thuật mới mẻ của nó. Tuy nhiên, hoạt động phê bình giai đoạn này cũng không tránh khỏi những sơ lƣợc, một chiều do ảnh hƣởng của hoàn cảnh lịch sử của thời đại.Sau các cuộc đấu tranh tƣ tƣởng, các nhà sáng tác văn học và nghệ thuật đều cảm thấy sự nghiệp văn học nghệ thuật không thể tách rời sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc; và sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ cho văn nghệ một phƣơng hƣớng chính xác và đồng thời cũng đã xây dựng cho hoạt động văn nghệ những điều kiện thuận lợi để tiến lên mãi không ngừng. Con đƣờng đấu tranh cho văn học nghệ thuật mới của dân tộc trong ba mƣơi năm là một con đƣờng khó khăn, có những quãng lắt léo, có những bƣớc ngoặt gay go.Nền lý luận, phê bình văn học cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, chúng ta có thể nhận thấy vai trò của Đảng trong việc thúc đẩy và đƣa văn chƣơng vào dòng đời rộng lớn, vào dòng hiện thực của cách mạng, lấy tính Đảng và mục tiêu đấu tranh giai cấp làm nền tảng. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội và con ngƣời

còn vƣơn tới tính nhân loại, do vậy, lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trong xã hội ngày nay cần phải thể hiện đƣợc hết vai trò, chức năng của mình nhằm định vị lại các chức năng của văn học nghệ thuật, giúp các sáng tác văn học nghệ thuật trong thời đại mới có thể tiến tới tính nhân loại phổ quát.

* Tiểu kết chƣơng 2

Nói tóm lại tính Đảng là phạm trù là khái niệm trung tâm, quan trọng nhất của lý luận văn học mác xít, nó đã trở thành nguyên tắc, đƣờng lối chỉ đạo sự phát triển của lý luận phê bình văn học cách mạng giai đoạn 1945- 1975.Tuy nhiên nếu lý giải nó một cách cô lập thì không thể hiểu đƣợc toàn diện bản chất đích thực của nó. Cần phải đặt tính Đảng trong một hệ thống phạm trù và khái niệm về bản chất và chức năng xã hội thẩm mỹ của văn học, mới hiểu thêm đƣợc thực chất của nó vì tính Đảng chính là tập trung cao độ tính dân tộc, tính nhân dân và tính giai cấp. Tính Đảng từ chỗ đƣợc xem nhƣ là sự di chuyển của phạm trù chính trị xã hội vào trong văn học đến chỗ xem tính Đảng nhƣ một phạm trù tƣ tƣởng- thẩm mỹ kết tinh trên cả ba phƣơng diện : ý thức hệ, nhận thức luận và thi pháp. Sự phát triển của thực tiễn sáng tác, các bình diện tính tƣ tƣởng, tính chân thật, tính nghệ thuật trở thành tính Đảng. Đảng lãnh đạo đƣờng lối trong các cuộc đấu tranh tƣ tƣởng và coi đó là qui luật phát triển của văn học. Hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phƣơng pháp sáng tác tốt nhất của một nền văn học dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Trên mặt trận văn hóa, nguyên tắc tính Đảng yêu cầu nền văn học phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của nhân dân theo lập trƣờng giai cấp công nhân. Tính Đảng tự giác, công khai, triệt để là một qui luật của sự phát triển lịch sử văn học, một vũ khí đấu tranh giai cấp. Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghĩa có tính chất dân tộc, tính Đảng, tính nhân dân sâu sắc. Nắm vững phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, phấn đấu để có thêm nhiều tác phẩm phản ánh chân thật cuộc sống mới, con ngƣời mới, góp

phần giáo dục và động viên nhân dân đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp thống nhất nƣớc nhà.Cơ sở xã hội của phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm xóa bỏ mọi hình thức áp bức bóc lột ngƣời lao động. Cơ sở ý thức của nó, chủ nghĩa Mac-Lênin, là một thế giới quan và phƣơng pháp tƣ tƣởng khoa học, cách mạng. Nhân vật trung tâm của nó là những con ngƣời anh hùng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân. Nguyên tắc điển hình hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa lại phát triển nâng cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Thi pháp của nó cũng vậy: trên lập trƣờng tính Đảng, nó đã kế thừa và phát huy những hình thức và biện pháp nghệ thuật tinh hoa trong lịch sử.

Tuy trong quá trình lãnh đạo còn một số hạn chế nhất định, nhƣng chúng ta cũng nhận thấy rằng, trong nền văn học giai đoạn 1945-1975, tính Đảng là một đặc trƣng bản chất của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

CHƢƠNG 3: QUÁN TRIỆT QUAN NIỆM TÍNH ĐẢNG TỚI THỰC TIỄN SÁNG TÁC TRONG VĂN HỌCCÁCH MẠNG

GIAI ĐOẠN 1945 – 1975

Văn học 1945-1975 là một nền văn học phát triển thống nhất dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Trong ba mƣơi năm , dân tộc ta phải tiến hành liên tiếp hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ để bảo vệ nền độc lập, tự do và thống nhất đất nƣớc. Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đã nảy nở và phát triển trong bối cảnh lịch sử ấy. Nó đƣợc nuôi dƣỡng, tiếp sức và gắn bó mật thiết với những bƣớc đi của cách mạng, với vận mệnh dân tộc và đời sống nhân dân. Nó đã tỏ rõ năng lực phục vụ những mục tiêu cao cả của cách mạng, phục vụ cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc. Nguyên tắc văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ nhân dân đã đƣợc đông đảo văn nghệ sĩ tự nguyện chấp nhận và coi đó là trách nhiệm công dân và lƣơng tâm nghệ sĩ của mình. Tính Đảng qui định giá trị của một nền văn học là phải phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng. Văn học giai đoạn này đề cao tính chính trị, tính giai cấp và tính Đảng…Đảng cộng sản Việt Nam(cũng nhƣ các Đảng cộng sản ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây), đã đặt ra cho văn hóa, văn nghệ nhiệm vụ tuyên truyền các quan điểm đƣờng lối chính sách của Đảng. Từ định hƣớng ấy văn học trong những năm chiến tranh đã đề cao nhiệm vụ cổ vũ cuộc chiến đấu, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng và niềm tin thắng lợi, đề cao ý thức cộng đồng và lý tƣởng vì độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội. Tính chính trị sắc bén đã đƣợc đẩy lên thành vũ khí tƣ tƣởng, vũ khí tinh thần của ngƣời cách mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận tƣ tƣởng.Nếu nhìn về tƣơng lai, nghĩ đến tiền đồ rộng lớn của văn học Việt Nam, thì chúng ta chỉ có thể nói văn học từ cách mạng tháng Tám đến 1975 mới là bƣớc đầu mà thôi; nó có cái vẻ đẹp riêng biệt của tuổi thiếu niên, nhƣng nó cũng có nhiều nét ấu

trĩ của tuổi thiếu niên mà ngay thời điểm bấy giờ chúng ta chƣa thể nhận ra hết đƣợc.

Nhằm giúp cho việc tiếp cận vấn đề một cách rõ ràng hơn, chúng tôi sẽ trình bày sự phát triển của nền văn học theo từng chặng đƣờng với những đặc điểm nổi bật đƣợc thể hiện qua hệ thống thể loại: văn xuôi, thơ, đề nhận ra những ƣu điểm về nội dung , hình thức nghệ thuật cũng nhƣ những hạn chế do sự chi phối, ảnh hƣởng của tính Đảng trong quá trình quản lý, lãnh đạo nền văn học cách mạng trong điều kiện lịch sử đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm tính đảng trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 56 - 62)