Hiện thực cách mạng là đối tượng phản ánh của văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm tính đảng trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 62 - 74)

5. Cấu trúc Luận văn

3.1. Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu cho lý tƣởng chính trị

3.1.1. Hiện thực cách mạng là đối tượng phản ánh của văn học

Văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống, đƣợc hiểu là cuộc sống của con ngƣời với tất cả sự phong phú đa dạng của nó, chứ không phải chỉ là các sự kiện, hiện tƣợng, các chi tiết ngẫu nhiên, hoạt động bên ngoài con ngƣời. Nhà văn có nhiệm vụ phản ánh đời sống, bày tỏ quan điểm, lập trƣờng đối với đời sống.Tất cả những yếu tố, những chỉnh thể văn học đến phƣơng pháp sáng tác, thể loại văn học…đều băt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, từ đời sống xã hội. Với mỗi giai đoạn khác nhau, văn học lại có cách phản ánh và nội dung phản ánh khác nhau.

Văn học cách mạng giai đoạn 1945 -1975 đã phản ánh hiện thực của đời sống chính trị xã hội với hai nội dung chính: cuộc chiến tranh vệ quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi cả nƣớc một lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thì tƣ tƣởng “văn nghệ phục vụ chính trị” đƣợc tuyệt đối hóa, dẫn đến sự ra đời của một nền văn học phản ánh hiện thực là một điều cấp thiết. Trƣớc năm 1975, hoàn cảnh chiến tranh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã chi phối cách tiếp cận và phản ánh hiện thực trong văn học. Các nhà văn thời đó chủ yếu viết theo những mô típ quen thuộc: sự đổi mới, hồi sinh (Mùa lạc – Nguyễn Khải), tinh thần dũng cảm kiên cƣờng, sẵn sàng hi sinh

cho cách mạng, cho nhân dân (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, Rừng xà nu

– Nguyễn Trung Thành, Hòn đất – Anh Đức…). Văn học thời kì này đi theo một con đƣờng quen thuộc: từ nô lệ đến giải phóng, từ bóng tối đến ánh sáng, từ đau khổ đến hạnh phúc.

Các nhà lãnh đạo văn nghệ Việt Nam đã xác định từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, nội dung sáng tác văn học phải đảm bảo tính Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng. Trong kháng chiến chống Pháp, để thực hiện khẩu hiệu Kháng chiến hóa văn hóa - Văn hóa hóa kháng chiến thì văn học phải nhằm đến đối tƣợng quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân. Theo Hoàng Ngọc Hiến, văn học giai đoạn 1945-1975 phản ánh cái hiện thực phải – là(cái cao cả) và ông gọi đó là chủ nghĩa hiện thực phải đạo. Các nhà văn chỉ có thể tự do sáng tác đối với lối viết minh họa, văn học minh họa “với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy đã là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn. Nhà văn chỉ đƣợc giao phó công việc nhƣ một cán bộ truyền đạt đƣờng lối chính sách bằng hình tƣợng văn học sinh động, và do nhiều lý do từ những ngày đầu cách mạng, các nhà văn cũng tự nguyện tự giác thấy nên và cần làm nhƣ thế (thậm chí có phần nào các nhà văn mới đi theo cách mạng và kháng chiến còn coi đó là cái mới, là hoàn cảnh "lột xác")” [4]

Trong hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh, Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt ba mƣơi năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học. Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lƣu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hƣởng văn hóa các nƣớc xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).Trong hoàn cảnh nhƣ vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975

vẫn phát triển và đã phản ánh chân thật hiện thực chính trị của đất nƣớc đạt đƣợc nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học nƣớc nhà những giá trị riêng. Thể hiện rõ nét ở thể loại văn xuôi và thơ ca.

Văn xuôi cách mạng 1945-1975.

Văn xuôi cách mạng giai đoạn 1945-1954 chủ yếu là truyện ngắn và ký về đề tài ngƣời nông dân và ngƣời lính Vệ quốc quân. Những nhà văn mà phần nhiều đồng thời cũng là lính Vệ quốc quân đã ghi lại những gì có tính chất thời sự đang xảy ra trên chiến trƣờng nhƣ Truyện và ký sự của Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tƣởng, Xung kích của Nguyễn Đình Thi,Bên đường 12 của Tú Nam, Đường vui, Tình chiến dịch của Nguyễn Tuân... Những ký sự đó đã khắc họa chân dung của ngƣời lính mà thời ấy gọi là bộ đội Cụ Hồ trong đó ca ngợi những phẩm chất của họ nhƣ lòng yêu nƣớc, tình đồng đội, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu...Tuy vậy, để điển hình hóa nhân vật, trong những tác phẩm ấy sự cƣờng điệu nét này hay nét khác khác của cá tính, hoặc sự nhấn mạnh nhƣ một cách minh họa tính giai cấp, có làm cho nhân vật ít nhiều hoặc sa vào sự cá biệt, hoặc sự minh họa.. Truyện ngắn phong phú hơn về đề tài, từ ngƣời lính và cuộc chiến đấu trên chiến trƣờng đến nông thôn, vùng cao, công nhân, trí thức... nhƣng đều gắn liền với cuộc chiến tranh chống Pháp. Trận Phố Ràng, Một lần tới thủ đô, Một cuộc chuẩn bị,... đã đủ xác định vị trí hàng đầu của truyện ngắn Trần Đăng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Nam Cao có Đôi mắt, Ở rừng,... trong đó Đôi mắt với chiều sâu hiện thực và tâm lý có ý nghĩa lâu dài trong cuộc sống cũng nhƣ văn chƣơng; Hồ Phƣơng có Thư nhà. Tô Hoài đã khắc họa cuộc sống, con ngƣời miền núi với Truyện Tây Bắc (gồm Mường Giơn, Cứu đất cứu mường Vợ chồng A Phủ. Ngƣời Tây Nguyên sống và đánh Pháp đƣợc Nguyên Ngọc miêu tả trong Đất nước đứng lên. Võ Huy Tâmlà nhà văn đầu tiên viết về đề tài ngƣời công nhânvới Vùng mỏ. Những gì đang diễn ra ở

nông thôn vùng đồng bằng cũng nhƣ hình ảnh ngƣời nông dân hiện ra trong các tác phẩm Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Làng (Kim Lân)...

Một mảng đề tài nữa cũng đã có nhiều truyện, ký là cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Lao động Việt Nam chủ trƣơng. Có thể điểm qua: Địa chủ giết hại gia đình tôi (Nguyễn Thị Chiên), Vạch khổ (nhiều tác giả), Gợi khổ (Trọng Hứa), Bóng nó còn bám lấy xóm làng (Nguyễn Tuân), Thửa ruộng vỡ hoang (Xuân Trƣờng)... Những truyện, ký trong mảng đề tài này chủ yếu phục vụ cuộc đấu tranh giai cấp giữa nông dân và địa chủ và sau này ít đƣợc nhắc đến. Từ sau năm 1950, xuất hiện một loạt bản tự thuật của những ngƣời đƣợc phong tặng danh hiệu do thành tích trong chiến đấu và lao động tập hợp thành Truyện anh hùng chiến sỹ thi đua. Những truyện, ký này đã đƣợc trao Giải ngoại hạng trong Giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952 tuy vậy chất lƣợng văn chƣơng không cao. Trong một bài viết có tính chất tổng kết (bài Tám năm văn nghệ kháng chiến, Văn nghệ số 46, tháng 12 năm 1953), Hoài Thanh cho rằng những truyện, ký đó đã cho chúng ta thấy một hình ảnh về anh hùng công nông nhƣng mới kể chuyện một cách đơn giản, còn sơ lược, chưa đi sâu vào diễn tả những cảnh sống và phân tích tư tưởng.

Ở thể loại văn chính luận, đã có những tác phẩm nổi bật: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh hoặc những bức thƣ của Bác gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên dƣới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gửi cho Trung đoàn Thủ đô đang chiến đấu tại Hà Nội -Tết Nguyên Đán Đinh Hợi (1947)...; Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trƣờng Chinh...

Trong giai đoạn này, một số tác giả nổi tiếng của dòng văn học hiện thực phê phán nhƣ Ngô Tất Tố ,Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng không cho ra đời tác phẩm nào.Trong thời kỳ 1945 - 1954, văn xuôi bắt đầu phong cách hiện thực và đƣợc đại chúng hóa để tất cả phục vụ cho mục tiêu thắng

Pháp trong cuộc chiến tranh gian lao kéo dài chín năm. Truyện, ký là thể loại chủ yếu và tiểu thuyết mới chỉ là những thể nghiệm ban đầu với Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Vùng mỏ(Võ Huy Tâm), Xung kích(Nguyễn Đình Thi).

Giai đoạn 1954- 1964,đây là chặng đƣờng văn nghệ chuyển từ phục vụ kháng chiến, cải cách ruộng đất, sang phục vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đồng thời phục vụ sự nghiệp đấu tranh thống nhất tổ quốc. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh ngƣời lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nƣớc và con ngƣời trong bƣớc đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan tin tƣởng. Nhiều tác phẩm văn học đã thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nƣớc.

Ở chặng đƣờng này, văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát đƣợc khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống. Nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời của con ngƣời, miêu tả sự biến đổi số phận và tính cách nhân vật trong môi trƣờng xã hội mới. Không ít tác phẩm đi theo hƣớng này đã thể hiện khát vọng hạnh phúc của con ngƣời, có ý nghĩa nhân văn khá sâu sắc nhƣ Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phƣơng, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Anh Keng của Nguyễn Kiên…Một số tác phẩm tập trung khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp, không chỉ ngợi ca chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất mà còn phản ánh đƣợc phần nào những hy sinh, gian khổ, những tổn thất và số phận con ngƣời trong chiến tranh nhƣ tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tƣởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm…Ngoài ra còn có những truyện ngắn, tiểu thuyết viết về hiện thực đời sống trƣớc cách mạng với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới:

Vợ Nhặt của Kim Lân, Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài, Phất của Bùi Huy Phồn. Những bộ tiểu thuyết: Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của Nguyên Hồng đã dựng lên đƣợc khá rõ bức

tranh hoành tráng của lịch sử cách mạng Việt Nam, phản ánh hiện thực đau thƣơng và anh dũng của dân tộc từ thời kì mặt trận dân chủ đến cách mạng tháng tám năm 1945. “ Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, Vượt Côn đảo

của Phùng Quán, “Một chuyện chép ở bệnh viện” của Bùi Đức Ái, “ Cao điểm cuối cùng” của Hữu Mai…có thể xem là gặt hái sớm nhất của giai đoạn văn học mới.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều cây bút. Sau cuộc đấu tranh chống Nhân văn- Giai phẩm đến đầu năm 1958, Đảng đã tổ chức một đợt chỉnh huấn lớn cho văn nghệ sĩ.. Sau cuộc chỉnh huấn, nhiều chuyến đi thực tế đƣợc tổ chức tạo điều kiện cho các nhà văn thâm nhập cuộc sống mới. Sông Đà của Nguyễn Tuân,

Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tƣởng, Mùa Lạc của Nguyễn Khải, Cái sân gạch của Đào Vũ… tập chung thể hiện sự đổi thay số phận của những ngƣời lao động bình thƣờng, bƣớc đầu khẳng định thành tựu của văn xuôi viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc.

Nhiều tác phẩm văn xuôi lại trở về tái hiện quá khứ trƣớc cách mạng tháng Tám 1945. Nhiều tác phẩm đã khai thác và tái hiện bức tranh lich sử của giai đoạn này: Mười Năm- Tô Hoài, Tranh tối tranh sángĐống rác cũ

của Nguyễn Công Hoan, Vỡ bờ -Nguyễn Đình Thi…Các nhà văn đã làm sống dậy bức tranh xã hội, lịch sử với qui mô rộng lớn và những xung đột dân tộc, tôn giáo gay gắt( địa chủ- nhân dân; tƣ sản- vô sản; công giáo- lƣơng) mà ở trung tâm của sự vận động lịch sử là phong trào đấu tranh cách mạng của đông đảo quần chúng dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Hƣớng vào đời sống hiện tại, phản ánh những đổi thay của đất nƣớc và con ngƣời trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà là đề tài thu hút nhiều nhà văn. Cải cách ruộng đất diễn ra ở nông thôn miền Bắc trong những năm 1954-1956 với những kết quả và cả những

sai lầm,ấu trĩ, cực đoan của nó, tiếp đó là chủ trƣơng sửa sai, tất cả đã tạo nên những biến động, xáo trộn trong cuộc sống và các mối quan hệ ở nông thôn. Hiện thực phức tạp ấy đƣợc phản ánh còn khá mờ nhạt trong văn học giai đoạn này. Những sáng tác hồi đầu thiên về cái nhìn một chiều- hƣớng về việc tố cáo tội ác của giai cấp địa chủ phong kiến, đề cao tinh thần đấu tranh, khẳng định những thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất- thƣờng không tránh khỏi tình trạng công thức sơ lƣợc( Truyện dài Anh Lục của Nguyễn Huy Tƣởng, Bếp lửa đỏ của Nguyễn văn Bổng, tập truyện ngắn Nông dân với địa chủ của Nguyễn Công Hoan…). Trong văn xuôi viết về cải cách ruộng đất và sửa sai, có một số tác phẩm ít nhiều có cái nhìn chân thực, phản ánh sự phức tạp của hiện thực ấy, với những thắng lợi vả cả sai lầm, mất mát( Những ngày bão táp của Hữu Mai, Ông lão hàng xóm của Kim Lân,

Sắp cưới của Vũ Bão).

Tiểu thuyết trong những năm kháng chiến chống Pháp không có điều kiện phát triển thì nay cũng nảy nở khá mạnh với sự đa dạng về đề tài, chủng loại và phong cách. Xu hƣớng chung trong tiểu thuyết giai đoạn này là phối hợp đề tài lịch sử dân tộc với thể tài đời tƣ và thế sự, trong đó thể tài lịch sử giữ vai trò chủ đạo, chi phối những thể tài khác. Tái hiện bức tranh đời sống lịch sử, xã hội với những xung đột chính yếu và xu hƣớng vận động của nó vẫn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các cây bút tiểu thuyết lúc này,sự tái hiện lịch sử đƣợc gắn liền với sự thể hiện tính cách và vận mệnh của các cá nhân, hay nói cách khác lịch sử đƣợc tái hiện qua những con ngƣời và con đƣờng đi của họ trong xã hội , gắn với những biến cố trọng đại của lịch sử.

Những năm 1965-1975, thực hiện đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, nền văn học cách mạng cũng bƣớc vào chặng đƣờng mới.Văn xuôi chặng đƣờng này tập trung hƣớng vào các nhiệm vụ và mục tiêu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc,giành độc lập

hoàn toàn và thống nhất tổ quốc. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nƣớc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng . Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện, kí, tiểu thuyết viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Nổi bật là Anh Đức với tập truyện và kí “Bức thư Cà Mau”(1965), Người mẹ cầm súng

của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược Ngà, Bông cẩm thạch của Nguyễn Quang Sáng, Rừng U Minh, Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh, Mẫn và tôi, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi với truyện kí Người mẹ cầm súng…đã tạo đƣợc sự hấp dẫn ngƣời đọc trong những năm chống Mĩ.

Ở miền Bắc, truyện, kí cũng phát triển mạnh. Các cây bút văn xuôi đã nhanh nhạy chuyển hƣớng đề tài và cảm hứng hƣớng vào những sự kiện thời sự nóng bỏng của cuộc chiến đấu. Nhiều kí sự, truyện ngắn và cả truyện vừa đã kịp thời phản ánh khí thế và những sự kiện, chiến công, những tấm gƣơng anh hùng tiêu biểu trong thời kì đầu bƣớc vào cuộc chiến đấu. Trong các truyện và kí ở những năm đầu, cuộc chiến đấu chống Mĩ thƣờng đƣợc miêu tả ở một trận địa, một bến sông, một xóm làng hay một trận chiến đấu, một chiến công của tập thể, một ngƣời anh hùng. Các thể kí, truyện ngắn, truyện vừa có vai trò nổi bật vì là những thể loại có khả năng nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh và đáp ứng kịp thời yêu cầu cổ vũ cuộc chiến đấu.Tiêu biểu là Kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm tính đảng trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 62 - 74)