Khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã tạo nên giọng điệu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm tính đảng trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 86 - 91)

5. Cấu trúc Luận văn

3.2. Khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã tạo nên giọng điệu và

điệu và cách diễn đạt đặc biệt trong tác phẩm văn học.

3.2.1. Giọng điệu ngợi ca thi vị hóa hiện thực

Trong ba mƣơi năm chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể nói cả dân tộc ta đã sống với tâm lý lãng mạn- một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh thần lạc quan chiến thắng. Không có lòng yêu nƣớc thiết tha và lòng tin chắc chắn ở tƣơng lai tƣơi sáng, thì làm sao có đủ sức mạnh tinh thần để vƣợt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nề của chiến tranh. Đó là những năm tháng con ngƣời tuy đứng trong gian khổ tột cùng, nhƣng tâm hồn lại sống trong niềm vui ấm áp của tình đồng chí, đồng bào, của tình dân nghĩa đảng, và trong ánh sáng rực rỡ của lý tƣởng của tƣơng lai. Chính khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn này đã tạo nên một giọng điệu trang trọng, sùng kính, ngợi ca, hào sảng. Nội dung của các tác phẩm thiên về ca ngợi vẻ đẹp hào hùng và tầm vóc lớn lao của dân tộc, ca ngợi chế độ, ngợi ca Đảng, ngợi ca lãnh tụ. Nhà văn, nhà thơ lại trong vai trò của ngƣời chiêm ngƣỡng, nhìn ngắm, ngợi ca với tất cả sự khâm phục, thành kính tự hào:

“Việt Nam, ôi tổ quốc thương yêu Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng”

“Và cứ thế nhân dân thường ít nói Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời

Và cứ thế nhân loại cao vòi vọi

Hơn những ngôi sao cô độc cuối trời”

(Thanh Thảo- Những ngƣời đi tới biển) Huy Cận cũng có nhiều bài thơ viết về những ngƣời con của Đảng, những bài thơ tâm sự về sự thay đổi tâm hồn nhà thơ do Đảng đem lại:

“Đảng thân yêu, Đảng tiếp tục nghìn đời Sống dũng cảm của cha ông đau khổ Đảng thức gọi những sông Hồng thắm đỏ Làm lại địa dư cuộc sống con người. ………..

Như bình minh mở quạt nắng làm ngày Chúng tôi tỏa tám phương trời theo Đảng”

(Huy Cận-Tặng Đảng) Trong con mắt của các nhà thơ thời bấy giờ, Đảng và Bác Hồ là những biểu tƣợng tinh túy nhất của đông đảo nhân dân, của tinh thần đại đoàn kết, ý chí sắt đá, niềm tin mãnh liệt của dân tộc vào tƣơng lai tƣơi sáng: “Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ, Đảng chói lọi, Hồ Chí Minh vĩ đại”(Sáng tháng năm- Tố Hữu).

Văn học giai đoạn 1945-1975 là văn học của những sự kiện lịch sử, số phận của toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhân vật trung tâm của nó là những con ngƣời đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại, những con ngƣời sống chết với cộng đồng và kết tinh những phẩm chất cao quí của cộng đồng. Một giai đoạn văn học phục vụ kháng chiến thì nhân vật trung tâm phải là ngƣời chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lƣợng trực tiếp phục vụ chiến trƣờng: bộ đội, giải phóng quân, dân quân du kích, giao liên, dân công

hỏa tuyến…họ đã in bóng vào sáng tác văn học của những nhà văn, nhà thơ với muôn vẻ đẹp rực rỡ, họ là những ngƣời anh hùng đƣợc xây dựng nhƣ những con ngƣời toàn diện trong các mối quan hệ với đất nƣớc, quê hƣơng, với cách mạng, đó là những ngƣời phụ nữ với tâm hồn trong sáng, kiên cƣờng, kết tinh vẻ đẹp của quê hƣơng( Chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức, chị Út tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu), là những em bé liên lạc thông minh, táo bạo, nhí nhảnh, hồn nhiên( Lượm của Tố Hữu),là những ngƣời lính anh dũng, quả cảm sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân cho nền độc lập tự do của tổ quốc (Tnu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi)… Bằng giọng điệu hào hùng ngợi ca, Lê Anh Xuân đã viết về ngƣời chiến sĩ giải phóng quân bằng những vần thơ đẹp nhất:

“Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ Anh là chiến sĩ giải phóng quân

(Lê Anh Xuân-Dáng đứng Việt Nam) Giọng điệu trong thơ ca giai đoạn này là giọng điệu mang tính sử thi, giọng điệu anh hùng ca, ngợi ca. Thơ ca tập trung ca ngợi vẻ đẹp hào hùng và tầm vóc lớn lao của dân tộc bằng cái nhìn chiêm ngƣỡng, say mê. Cho dù viết về chiến tranh chống Mỹ hay xây dựng Tổ quốc, các nhà thơ đều cố gắng tái hiện sự vĩ đại của con ngƣời và dân tộc Việt Nam. Nhân vật trữ tình trong thơ mang đậm tính sử thi là những con ngƣời mang trong mình kích thƣớc lớn lao của lịch sử, tiêu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc và cộng đồng. Đó là những con ngƣời mang trong mình lý tƣởng cao đẹp, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Vì thế giọng thơ sử thi chủ yếu là giọng điệu anh hùng ca, ngợi

ca với thái độ chiêm ngƣỡng đầy cảm phục.Tâm thế của nhà thơ là tâm thế của ngƣời ca sĩ hát lên những khúc ca đẹp nhất dâng tặng nhân dân, đất nƣớc mình. Để ca ngợi đất nƣớc chân thật hơn, say sƣa hơn, các nhà thơ nỗ lực hết mình, nói nhƣ Chế Lan Viên “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy”. Chất giọng hào hùng, anh hùng ca thể hiện trƣớc hết qua nhan đề bài thơ: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?,Ở đâu, ở đâu, ở đất anh hùng, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Người con gái Việt Nam, Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!... Các nhà thơ đều muốn hƣớng tới không gian rộng lớn, không gian đầy nóng bỏng, hoặc trên cao. Chỉ trong không gian ấy, con ngƣời mới dễ bề vƣơn lên thành Phù Đổng, Thạch Sanh của thời đại mới.

Bên cạnh giọng anh hùng ca, ngợi khen, trong thơ giọng điệu sử thi còn thể hiện là giọng bi hùng, bi tráng. Nói đến nỗi đau, sự mất mát hi sinh mà không yếu đuối bi lụy. Giọng điệu bi hùng xuất phát từ cảm hứng “rưng rưng” xúc động trƣớc vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam trong những ngày gian khổ nhƣng rất đỗi hào hùng, từ sự hy sinh, nỗi đau tột cùng nhƣng vẫn cứng cỏi lạ thƣờng. Giọng điệu bi hùng đã giúp thơ tái hiện lại một cách chân thực không khí bi tráng của thời đại đánh Mỹ và đánh vào tâm can ngƣời đọc, khiến họ nhận thấy đƣợc chiều sâu và vẻ đẹp của đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên:

“Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Niệt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

(Đất Nước- Nguyễn Đình Thi) Cảm hứng lãng mạn còn thể hiện ở phƣơng diện thi vị hóa hiện thực. Hiện thực cuộc sống của đất nƣớc ta lúc bấy giờ hiện lên thật tƣơi đẹp trong những sáng tác thơ văn. Mặc dù công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và

chiến đấu giải phóng đất nƣớc còn rất nhiều gian truân vất vả với những thử thách, cam go,. Nhƣng bằng cái nhìn lãng mạn, thi vị hóa, các nhà thơ đã viết những vần thơ đẹp hơn, vui hơn thực tế cuộc sống gấp ngàn lần:

“Năm năm mới bấy nhiêu ngày Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều”

Văn học giai đoạn này vẫn làm đúng chức năng của nó là phản ánh hiện thực cuộc sống. Nhƣng hiện thực ấy đã đƣợc nhân lên với kích thƣớc cao rộng, kì vĩ bằng niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt:

“ Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát Ca ngợi trăm lần tổ quốc chúng ta”

(Mùa thu mới- Tố Hữu) Ba mƣơi năm trƣờng kì kháng chiến với bao gian khổ, mất mát, hy sinh. Nhƣng hiện thực cuộc sống chiến đấu đƣợc thể hiện trong văn học giai đoạn này thật sôi nổi, háo hức, với một niềm phấn khởi lạc quan. Con đƣờng ra trận đƣợc trải bằng niềm vui, bằng tinh thần, nhiệt huyết của những trái tim yêu nƣớc nồng nàn, dƣờng nhƣ trƣớc mắt họ không còn những khó khăn, vất vả, không có chết chóc, hy sinh, không có mƣa bom bão đạn: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Mà lòng phơi phới dậy tương lai”(Theochân Bác- Tố Hữu), “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm”(Trường Sơn Đông- Trường Sơn Tây-

Phạm Tiến Duật), “ Ra chiến trường như trảy hội mùa xuân”(Hương bưởi-

Xuân Thêm), đến khúc trữ tình Ra trận của Dƣơng Hƣơng Li:

Rất trữ tình là nhịp bước hành quân Vần thơ xung phong là vần thơ chân chất Thời đánh Mĩ là thời thi vị nhất

Tỏa nắng cho thơ là ánh nắng triệu anh hùng

Cảm hứng lãng mạn phủ một chất thơ bàng bạc lên các tác phẩm thời chống Mĩ. Trong đó cái đẹp hiện ra đối lập và vƣợt lên mọi sự tàn phá hủy

diệt của bom đạn. Tình yêu và niềm tin cuộc sống trở thành bất tử. Với cái nhìn lạc quan ấy đã tạo nên sức mạnh để quyết tâm hƣớng tới tƣơng lai, trong đau khổ đã nghĩ tới ngày hạnh phúc. Đó chính là động lực to lớn để nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm tính đảng trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 86 - 91)