nƣớc đối với hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo ở Hà Tây
Là một tỉnh đa tôn giáo, có nhiều tín đồ các tôn giáo khác nhau, những năm qua, Ban tôn giáo và dân tộc tỉnh luôn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thị xã làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Xem xét, giải quyết kịp thời đúng chính sách, pháp luật các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Góp phần giữ vững ổn định chính trị ở địa phương nhất là các vùng nông thôn.
Tỉnh Hà Tây đã được đoàn kiểm tra của Ban Dân vận Trung ương đánh giá là địa phương đạt nhiều kết quả trong việc thực hiện nghị quyết TW7 khoá IX về công tác đại đoàn kết dân tộc, công tác tôn giáo.
Được sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh và được sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, tỉnh Hà Tây đã xây dựng được Ban tôn giáo các cấp. Đến nay ở tỉnh và các huyện, thành phố đã có Ban tôn giáo và cán bộ theo dõi công tác tôn giáo.
* Cấp tỉnh:
Ban tôn giáo và dân tộc tỉnh hiện tại có 15 người trong đó: - Lãnh đạo ban: 02 người (1 trưởng ban, 1 phó ban).
- Các phòng chức năng gồm:
+ Phòng hành chính tổng hợp: 04 người. + Phòng Tôn giáo: 05 người.
+ Phòng Dân tộc - miền núi: 04 người.
- Toàn ban có 11 đ/c trình độ đại học (chiếm 73%), Có 1 đ/c là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó:
+ 2 đ/c có trình độ cao cấp lý luận chính trị. + 5 đ/c có trình độ trung cấp lý luận chính trị.
- Có 70% cán bộ đã qua lớp tập huấn về công tác tôn giáo. - Có 3 đ/c đã làm công tác tôn giáo, dân tộc trên 10 năm. - Có 6 đ/c đã tham gia lực lượng vũ trang nhân dân.
* Cấp huyện, thành phố
Thực hiện Quyết định số 237/QĐ-UB ngày 04/03/2003 của UBND tỉnh, Sở Nội vụ và Ban tôn giáo, dân tộc tỉnh đã có hướng dẫn liên ngành về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động tôn giáo và dân tộc cấp huyện và cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay các huyện, thành phố đều đã có Ban tôn giáo hoặc Ban tôn giáo và dân tộc. Ban kiêm chức do đồng chí phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn xã làm trưởng ban. Toàn tỉnh đã có 3 huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách làm phó trưởng ban hoặc uỷ viên thường trực. Các huyện còn lại có 1 cán bộ làm công tác thi đua kiêm công tác tôn giáo, dân tộc. Biên chế trong văn phòng HĐND và UBND huyện, thành phố, có các thành viên kiêm chức ở các ngành: MTTQ, Ban Dân vận, Ban văn hoá, công an, địa chính (có từ 5 - 7 người).
Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo, dân tộc do đồng chí phó chủ tịch UBND hoặc đồng chí uỷ viên UBND phụ trách công tác văn hoá - xã hội làm trưởng ban, các thành viên khác được cơ cấu tương tự như cấp huyện.
Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang triệt để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài gây ảnh hưởng, đầu tư cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước. Với vị trí liền kề thủ đô Hà Nội, có Toà Giám mục Hưng Hoá và Toà Giám mục Hà Nội, đồng thời là điểm dừng chân của nhiều tổ chức tôn giáo để từ đây tuyên truyền, phát triển đạo lên các tỉnh phía Tây Bắc và các hoạt động đáng chú ý khác, vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Hà Tây là vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua 18/6/2004 là văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Song đây cũng là điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo tăng cường hoạt động, khuyếch trương thanh thế, củng cố đức tin, phát triển thu hút tín đồ, củng cố và thành thập, chia tách nhiều tổ chức tôn giáo cơ sở. Nếu chúng ta - Những nhà quản lý - có những sai sót trong việc thực hiện các chính sách tôn giáo ở cơ sở, kẻ xấu dễ thổi phồng, xuyên tạc, vu khống để gây khó khăn, gây mất an ninh trật tự ở địa bàn. Vì vậy phải hết sức cảnh giác yếu tố địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong chiến lược "Diễn biến hoà bình".
Trên đây là thực trạng của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và một số vấn đề đang đặt ra đối với công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này trên
địa bàn tỉnh Hà Tây trong tình hình hiện nay. Căn cứ vào thực trạng và sự cần thiết đó, chúng tôi đề xuất phương hướng và một số giải pháp được trình bày ở chương 3 sau đây.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 3.1. Phƣơng hƣớng
Khi đề cập việc giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm thực hiện chiến lược "phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc" nhằm tiếp tục đưa quá trình đổi mới tiến lên, đại hội IX của Đảng khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, quyền theo hay không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống của đồng bào. Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn nghĩa vụ công dân đối với tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo", phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo... Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, đội lốt tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân" [12, tr128].
Để thực hiện có hiệu quả tư tưởng chỉ đạo đó, trước mắt cần chú ý môt số phương hướng cơ bản sau đây:
3.1.1. Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo góp việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương chính sách trước mắt và lâu dài đối với tín ngưỡng, tôn giáo
Một là, phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.
Khi chưa thấm nhuần sâu sắc quan điểm khoa học về tín ngưỡng, tôn giáo thì khó tránh khỏi những ấu trĩ "tả" khuynh hoặc hữu khuynh trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo.
Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng phức tạp, trong đó có vấn đề niềm tin huyễn hoặc, có vấn đề chính trị, có vấn đề văn hoá, có vấn đề đạo đức... Cho nên phải có quan điểm tổng thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trên thực tế, một số người chưa thấy vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống văn hoá, xã hội, đạo đức... nên muốn thu hẹp nhu cầu chính đáng của tín đồ. Nhận thức không đúng đó tạo cơ sở cho một số lực lượng thù địch chống lại quan điểm và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Ba là, khi giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, cần tuân thủ đúng nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân mà tín đồ là một bộ phận của "dân".
Liên quan tới vấn đề này, cần coi trọng việc thể chế hoá các quan điểm tôn giáo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý tôn giáo bằng pháp luật và theo pháp luật, thông qua việc thu hút giáo dân vào việc xây dựng Nhà nước mà tăng tính tích cực, trách nhiệm công dân của họ. Nhà nước phải bảo vệ những nhu cầu chính đáng của giáo dân, kiên quyết chống lại những thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại Tổ quốc.
Bốn là, Cần xem trọng vai trò của giới chức sắc - Họ là những quần chúng đặc biệt.
Năm là, để thực hiện được chính sách tôn giáo, cần có điều kiện cần thiết về phương tiện, về bộ máy về cán bộ...
Sáu là, xã hội hoá, dân chủ hoá việc thực hiện chính sách tôn giáo. Bài học lớn nhất rút ra từ việc hoạch định và thực hiện chính sách tôn giáo là chính sách phải hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tích cực giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Đây cũng là sự thể hiện cụ thể của phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
3.1.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác tôn giáo
Đảng phải thực hiện sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác
tôn giáo. Theo nguyên tắc này, các cấp uỷ Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của mình trong việc thường xuyên nắm chắc tình hình; kịp thời đề ra chủ trương giải quyết, tích cực xây dựng lực lượng cách mạng trong quần chúng tín đồ ở cơ sở; chăm lo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cốt cán trong các tôn giáo; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước làm công tác - tôn giáo, phát huy và sử dụng hợp lý đội ngũ này...
3.1.3. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo
Một là, tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương
trình, mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, đặc biệt quan tâm các vùng đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc, miền núi còn nhiều khó khăn.
Hai là, ban hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng
dẫn thực hiện; chuẩn bị để tiến tới xây dựng luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Ba là, tăng cường cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Bốn là, về việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục... của Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:
- Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân tham gia thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục... của Nhà nước phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật.
- Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia việc xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục..., với tư cách công dân thì được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật.
Năm là, thống nhất chủ trương xử lý vấn đề nhà, đất sử dụng vào mục
đích tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo.
- Đối với đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với việc khiếu kiện liên quan đến nhà và cơ sở tôn giáo đã chuyển giao cho chính quyền hoặc đoàn thể sử dụng về nguyên tắc, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành, riêng đối với những trường hợp nhà, đất do tôn giáo hiến tặng đã có văn bản xác nhận thì không đặt vấn đề trả lại.
Sáu là, đối với hội đoàn tôn giáo, thực hiện theo nguyên tắc, mọi tổ chức tôn giáo phải được Nhà nước công nhận và hoạt động theo quy định của pháp luật.
3.1.4. Tăng cường vai trò của Mặt trận các cấp trong công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo động tín đồ, chức sắc tôn giáo
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phải phát huy vai trò, vị trí của mình trong việc chăm lo lợi ích thiết thân và hợp pháp của đồng bào có đạo, chủ động, sáng tạo trong quá trình tập hợp quần chúng tín đồ vào các tổ chức, các hoạt động do mình phụ trách, tổ chức phong trào cách mạng trong quần chúng tín đồ tham gia thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở, thông qua đó để xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức của mình ở cơ sở có đông tín đồ và trong hàng ngũ chức sắc.
3.1.5. Kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo các cấp
Đảng ta đã xác định: Bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất hai chức năng, vừa tham mưu cho cấp uỷ, vừa thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với tôn giáo.
Cần từng bước quy chế hoá toàn bộ những mối quan hệ ngang, dọc để có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong công tác vận động và quản lý trên lĩnh vực tôn giáo.
3.1.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo
Muốn làm tốt công tác tôn giáo, phải có cán bộ có năng lực, có am hiểu nhất định trên lĩnh vực tôn giáo; am hiểu phong tục tập quán, lễ nghi của các tôn giáo; có tác phong quần chúng tốt; biết lắng nghe và thuyết phục quần chúng. Cán bộ phải kết hợp công tác dân vận với việc phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc nhằm giữ gìn trật tự an ninh, phòng chống tệ nạn xã hội, vận động quần chúng, tố giác những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thu tiền bạc của nhân dân, bọn tuyên truyền những luận điệu sai trái, bọn lừa phỉnh, ép buộc quần chúng theo đạo.
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo ở Hà Tây trong tình hình hiện nay
Trong tình hình hiện nay, ở Việt Nam nói chung, tỉnh Hà Tây nói riêng, quản lý Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo không có mục tiêu nào khác là trên cơ sở thoả mãn những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của quần chúng, chống địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để đi ngược lại lợi ích căn bản của nhân dân, làm cho việc tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện và được bảo đảm bởi pháp luật... Việc quản lý Nhà nước đối với tôn giáo góp phần tích cực vào tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân - dù có đạo hay không có đạo - dưới sự lãnh đạo của Đảng để đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta tới thắng lợi hoàn toàn. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đề xuất, kiến nghị một số giải pháp sau:
3.2.1. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo