Quá trình hình thành, du nhập, tồn tại và phát triển của các tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở hà tây trong tình hình hiện nay (Trang 55 - 58)

2.2. Quá trình hình thành, du nhập và phát triển chung của các tín ngưỡng, tôn

2.2.2. Quá trình hình thành, du nhập, tồn tại và phát triển của các tôn giáo

tôn giáo

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Có tôn giáo du nhập vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên, có tôn giáo mới ra đời ở Việt Nam đầu thế kỷ này. Lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, vai trò xã hội, văn hoá, chính trị... của các tôn giáo ở nước ta cũng khác nhau.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 20 triệu(1)

tín đồ của 6 tôn giáo lớn đang tồn tại và hoạt động.

* Phật giáo là một tôn giáo thế giới xuất hiện ở Ấn Độ khoảng thế kỷ

VI trước công nguyên và được truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên. Nhìn chung, quá trình tồn tại và phát triển phật giáo gắn liền với dân tộc, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đạo đức, tâm lý, phong tục tập quán và văn hoá của nhân dân ta. Số lượng tín đồ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay khoảng trên 10 triệu (đã quy y Tam bảo).

* Công giáo là tôn giáo thế giới xuất hiện cách đây 2000 năm. Công giáo du nhập vào Việt Nam từ năm 1533. Trải qua gần 500 năm trưởng thành và phát triển, đạo Công giáo ở Việt Nam có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.

Hiện nay Giáo hội Công giáo Việt Nam có gần 6 triệu giáo dân ở 26 giáo phận thuộc 3 tổng giáo phận: Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.

* Tin lành xuất hiện vào thế kỷ XVI ở Châu Âu. Đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam năm 1911 do các tổ chức Tin lành ở Mỹ truyền vào đến năm 1927 chính thức thành lập Hội thánh Tin lành Việt Nam trong phạm vi cả nước.

Năm 1958, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được thành lập ở miền Bắc trên cơ sở địa hạt miền Bắc của Hội thánh Tin lành Việt Nam hoạt động theo đường hướng: Yêu tổ quốc, bảo vệ hoà bình, thực hiện công bằng, bác ái, tự do, bình đẳng lao động.

Đến nay Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) có hơn 6.000 tín đồ. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân năm 2001 với đường hướng hoạt động: Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc. Đến nay Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có hơn 600.000 tín đồ.

Ngoài 2 tổ chức Tin lành nói trên, ở nước ta còn có nhiều tổ chức hệ phái Tin lành khác như: Tin lành cơ đốc phục lâm (1929), Hội cơ đốc truyền giáo Việt Nam (1956), Tin lành Bắp tit (1959), Tin lành môn đệ Đấng Christ (1963), Tin làng Ngũ tuần (1970), Tin lành Mennonite (1954), chứng nhận Giêhôva (1965), Tin lành Trưởng lão, Tin lành Liên hữu cơ đốc... Các tổ chức Tin lành này đang được Nhà nước xem xét cấp đăng ký để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trong các tôn giáo ở Việt Nam, Tin lành là tôn giáo mới được truyền vào. Tuy số lượng tín đồ, chức sắc không đông bằng đạo Công giáo, đạo Phật hay đạo Cao Đài, Phật giáo hoà hảo, nhưng do lịch sử để lại, cộng thêm với những tác động của yếu tố thời đại, đạo Tin lành ở nước ta đang là một vấn đề lớn liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

* Đạo Cao Đài chính thức ra đời năm 1926 tại Nam Bộ. Giáo lý, giáo

luật, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Cao đài dựa trên cơ sở tổng hợp cá tôn giáo, nhất là tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật giáo, Lão giáo, Nho

giáo) và những nét văn hoá, tín ngưỡng ở Nam Bộ. Về tổ chức, đao Cao Đài hình thành các chi phái khác nhau. Từ năm 1995 - 2001, lần lượt các chi phái Cao Đài được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức.

Bước vào thời kỳ hoạt động mới, các chi phái Cao Đài đều xác định tiếp nối đường hướng: Phụng đạo - yêu nước, hoạt động tôn giáo, tuân thủ chính sách, pháp luật.

Trải qua hơn 80 năm trưởng thành và phát triển, đến nay đạo Cao Đài có hơn chục chi phái với gần 2,5 triệu tín đồ.

* Phật giáo Hoà hảo là tôn giáo hình thành ở An Giang vào năm 1939,

chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo. Hiện nay, Phật giáo Hoà hảo có khoảng hơn 1 triệu tín đồ.

* Hồi giáo là một tôn giáo thế giới ra đời vào đầu thế kỷ VII (sau công

nguyên) ở vùng bán đảo Ảrập. Hồi giáo du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ XV tới nay có khoảng 90.000 tín đồ.

Ngoài 6 tôn giáo nói trên, ở Việt Nam còn có một số nhóm tôn giáo địa phương hoặc có liên quan đến phật giáo và tín ngưỡng dân gian hoặc du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ Cư sỹ phật hội, Bửu Sơn kỳ hương, Tứ ân hiếu nghĩa, Tổ tiên chính giáo, Ngũ chi minh đạo, Bà lamôn, Bà hai,... với khoảng trên dưới một triệu tín đồ và hàng trăm cơ sở thờ tự. Hiện nay, Nhà nước đã, đang xem xét cấp đăng ký hoạt động cho các tổ chức tôn giáo này theo quy định của pháp luật.

Tỉnh Hà Tây có 4 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân với khoảng 300.000 tín đồ chiếm 13% dân số toàn tỉnh, đó là:

- Đạo Phật có gần 25 vạn tín đồ (vãi đã quy) sinh hoạt ở 320/323 xã, phường, thị trấn. Tỉnh hội phật giáo Hà Tây có 1 trường trung cấp Phật học thành lập năm 1990.

- Đạo Công giáo có gần 130.000 tín đồ ở 196/322 xã, phường, thị trấn có 312 nhà thờ, nhà nguyện, 4 đền thánh và 6 tu viện có 21 thôn Công giáo

toàn tòng đạo Công giáo ở Hà Tây trực thuộc 2 giáo phận: Giáo phận Hà Nội và giáo phận Hưng Hoá.

- Đạo Cao Đài có 2 họ đạo với gần 700 tín đồ thuộc Hội thánh Cao Đài Tây Ninh cư trú chủ yếu ở xã Sài Sơn huyện Quốc Oai và Hoà Phú - Ứng Hoà.

- Đạo Tin lành có 1 chi hội trực thuộc tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc). Có hơn 600 tín đồ cư trú chủ yếu ở 2 xã Thọ An và Thọ Xuân huyện Đan Phượng. Toàn tỉnh có 1 nhà thờ Tin lành ở Đan Phượng.

Ngoài 4 tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân. Hà Tây có nhiều giáo phái tự xưng là tổ chức tôn giáo hoạt động ở một số địa phương như: Đạo Long hoa Di lặc ở Hoài Đức, Thanh Oai, Ba Vì, Thành phố Hà Đông, Đạo Ngọc phật Hồ Chí Minh, đạo Quang minh vì tình dân tộc ở Hoài Đức, Ứng Hoà, Thành phố Sơn Tây, Phái Zêôva, phái Ngũ tuần của đạo Tin lành ở Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng.

Nhìn chung, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong thời gian qua diễn ra tương đối bình thường, các tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động theo chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của giáo hội. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của toàn xã hội, trong những năm gần đây (đặc biệt từ năm 2000 đến nay) hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp. Nội dung này được đề cập cụ thể ở mục 2.3 của chương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở hà tây trong tình hình hiện nay (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)