Vị trí địa lý và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở hà tây trong tình hình hiện nay (Trang 50 - 51)

Hà Tây là tỉnh liền kề với Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, có nhiều thuận lợi về giao lưu, phát triển kinh tế, có nhiều tiềm năng phát triển công, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Với diện tích tự nhiên 2192 km2, số dân hơn 2,5 triệu người sinh sống ở 2 thành phố, 12 huyện, 323 xã - phường - thị trấn trong đó có khoảng 90% dân số sống ở nông thôn.

Là "cửa ngõ Thủ đô" nối liền giữa Hà Nội và vùng Tây Bắc của tổ quốc, Hà Tây có 9 xã miền núi với hơn 5 vạn người trong đó có 2 dân tộc thiểu số với hơn 3 vạn người chiếm 1,2% dân số. Hà Tây là tỉnh có nhiều tôn giáo với gần 300.000 tín đồ theo các tôn giáo khác nhau chiếm 13% dân số toàn tỉnh. Có 4 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài.

Nhân dân Hà Tây có truyền thống cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động, xây dựng quê hương. Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn và những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đưa nền kinh tế ngày càng phát triển, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị được giữ vững, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ổn định, nhiều mặt được cải thiện... Đó là điều kiện thuận lợi để đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phấn đấu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ và tổ chức Đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện, huy động mọi nguồn lực để khai thác các tiềm năng, lợi thế nhằm tăng tốc độ phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển mạnh kinh tế công nghiệp làm chủ lực, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hoá đạt giá trị cao. Phát triển văn hoá - xã hội tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Đảm bảo an ninh - quốc phòng. Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh. Phấn đấu đưa Hà Tây trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển vào loại tiên tiến trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở hà tây trong tình hình hiện nay (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)