Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo đã được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở hà tây trong tình hình hiện nay (Trang 67 - 72)

đã được công nhận

Thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ - CP của Chính phủ về hoạt động tôn giáo, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về vấn đề tôn giáo, dân tộc, Ban tôn giáo và dân tộc tỉnh Hà Tây đã tham mưu cho tỉnh uỷ, UBND tỉnh mở các lớp quán triệt Nghị quyết tới cán bộ chủ chốt của tỉnh, đội ngũ chức sắc các tôn giáo, nhân sỹ trí thức ngoài Đảng và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh tới huyện và cán bộ đoàn thể, chính quyền các cấp.

Nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, ban tôn giáo và dân tộc của tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành

Quyết định 919/1999/QĐ - UB quy định về các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX), đồng thời Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh đã có các văn bản hướng dẫn 03 - 04 nhằm hướng dẫn các cấp chính quyền và tổ chức tôn giáo về trình tự thủ tục nhận người vào tu, cử người đi học tại các trường đào tạo chức sắc của các tổ chức tôn giáo trong ngoài nước. Hướng dẫn việc phân cấp quản lý đối với hoạt động thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, nhà tu hành, xây dựng, sửa chữa cơ sở của tổ chức tôn giáo, đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm và các sinh hoạt tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký.

Kiểm tra, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng chính sách pháp luật các nhu cầu, kiến nghị của các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ và các tổ chức tôn giáo để tham mưu cho tỉnh uỷ, UBND tỉnh và hướng dẫn UBND các huyện, thị xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo.

* Đối với Phật giáo

Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Tây tổ chức khảo sát số lượng tăng, ni, tự viện trên địa bàn toàn tỉnh để xây dựng kế hoạch và biện pháp giải quyết các tồn tại yếu kém trong công tác quản lý của các cấp chính quyền và giáo hội như: Việc nhập tu, thuyên chuyển nơi sinh hoạt, tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành nên đã hạn chế đáng kể số người ngoài tỉnh nhập tu và thuyên chuyển về hoạt động tôn giáo không đúng trình tự thủ tục trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, với tâm lý, nếp nghĩ "Đất vua, chùa làng" nên nhiều người dân có suy nghĩ đình, chùa ở mỗi làng quê đều do nhân dân địa phương tạo dựng và quản lý. Mặc dù Nhà nước thừa nhận cơ sở thờ tự của tổ chức giáo hội là do giáo hội quản lý, điều động chức sắc, nhà tu hành đến trụ trì, sinh hoạt tôn giáo. Nhưng trong thực tế, ở nhiều địa phương chi hội người cao tuổi tự liên hệ đón sư về chùa làng mà không báo cáo chính quyền, tổ chức giáo hội và họ cũng có thể đuổi sư ra khỏi chùa khi nhà sư không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân địa phương.

Từ những bất cập trên dẫn đến nhiều mâu thuẫn như: Mâu thuẫn giữa nhà tu hành với chính quyền và tín đồ, phật tử địa phương; Mâu thuẫn giữa tín đồ, phật tử với nhau; Mâu thuẫn giữa nội bộ tăng, ni trong việc tranh chấp quyền trụ trì cơ sở thờ tự dẫn đến việc gây bè phái trong tín đồ, phật tử và nội bộ giáo hội. Trước tình hình đó, Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố giải quyết các mâu thuẫn, đơn thư khiếu nại vượt cấp của chức sắc, tín đồ và nhân dân bước đầu đã có kết quả góp phần ổn định tình hình tại các địa phương như:

- Mâu thuẫn giữa các tín đồ với nhà tu hành ở các chùa: 1. Chùa Phúc Am - xã Duyên Thái - Thường Tín. 2. Chùa Phượng Tiên - xã Song Phương - Hoài Đức. 3. Chùa Đại Tự - xã Kim Chung - Hoài Đức.

4. Chùa Phí Trạch - xã Phương Tú - Ứng Hoà. 5. Chùa Vũ Nội - xã Liên Bạt - Ứng Hoà. - Mâu thuẫn trong nội bộ chức sắc, nhà tu hành.

1. Chùa Bạch Vân - xã Tân Hội - Đan Phượng. 2. Chùa Tây Phương - xã Thạch Xá - Thạch Thất.

Khi xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tôn giáo cần phải có sự thống nhất, kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và các đoàn thể. Áp dụng chính sách pháp luật ở nhiều thời điểm trên cơ sở phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở địa phương. Đặc biệt vai trò của tổ chức giáo hội có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả giải quyết. Vì vậy, việc phối hợp tích cực để tham gia giải quyết các đơn thư tố cáo có liên quan đến tôn giáo giữa tổ chức giáo hội và chính quyền các cấp là cần thiết.

* Đối với đạo công giáo.

Ban tôn giáo và dân tộc tỉnh đã phối hợp với Vụ công giáo - Ban tôn giáo Chính phủ tổ chức điều tra, khảo sát các tổ chức giáo hội cơ sở, dòng tu

của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh để tham mưu với các cấp chính quyền về công tác quản lý Nhà nước đối với 2 lĩnh vực trên.

Phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố giải quyết những vấn đề phức tạp trong hoạt động của đạo Công giáo như:

- Đề xuất với UBND xã Sơn Tây (nay là Thành phố Sơn tây) đình chỉ và yêu cầu hội dòng Mến Thánh giá giáo phận Hưng Hoá tháo dỡ công trình xây dựng trái phép tại phường Lê Lợi - Sơn Tây.

- UBND huyện Mỹ Đức thu hồi 1568m2 do UBND xã An Phú cấp trái phép cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở dòng tu.

- Đấu tranh, tuyên truyền, vận động chức sắc tín đồ bác bỏ tin đồn

"Chúa hiện hình" tại xứ Thạch Bích - Thanh Oai.

- Xem xét giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của chức sắc, tín đồ, tổ chức tôn giáo liên quan đến đất đai, tài sản giáo hội.

* Đối với đạo Tin lành.

Ban tôn giáo và dân tộc tỉnh Hà Tây đã phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh và ban tôn giáo, dân tộc các huyện, thành phố tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động của các điểm nhóm, hệ phái tin lành đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để có cơ sở báo cáo và xây dựng kế hoạch để UBND tỉnh quán triệt, triển khai Chỉ thị 01/2005/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành.

UBND tỉnh Hà Tây đã tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 01/2005CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành cho các đồng chí cán bộ chủ chốt các sở, ngành của tỉnh lãnh đạo UBND các huyện, các ngành hữu quan của huyện cùng lãnh đạo các xã có người theo đạo Tin lành.

Kết luận hội nghị, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ở địa phương mình, tổ chức rà soát hoạt động của các điểm nhóm, hệ phái Tin lành ở từng cơ sở, báo

cáo UBND tỉnh qua Ban tôn giáo và dân tộc tỉnh. Giao ban tôn giáo và dân tộc tỉnh kết hợp với các ngành hữu quan của tỉnh xem xét, hướng dẫn UBND cấp huyện, nhất là cấp xã đăng ký sinh hoạt tôn giáo đối với các điểm nhóm Tin lành đủ điều kiện theo hướng dẫn của ban tôn giáo Chính phủ.

Tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ của Ban tôn giáo và dân tộc tỉnh, lực lượng làm công tác tôn giáo thuộc các ngành của tỉnh, UBND các huyện đã được quán triệt và hướng dẫn nội dung điều tra xác định các điểm nhóm tin lành hoạt động chưa được công nhận về mặt tổ chức. Các huyện, thành phố đã tổ chức hội nghị quán triệt chỉ thị và triển khai kế hoạch của địa phương. Đến nay đã xác định được trên địa bàn toàn tỉnh có trên 20 điểm nhóm, hệ phái Tin lành, đã báo cáo UBND tỉnh cho đăng ký thí điểm nhóm Tin lành tại xã Thanh Mỹ - Thành phố Sơn Tây.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành ở Hà Tây có một số thuận lợi nhưng cũng bộc lộ không ít những khó khăn thiếu sót.

* Thuận lợi:

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh của Chính phủ đã được quán triệt sâu rộng trong cán bộ, Đảng viên va nhân dân công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo từng bước đi vào nền nếp.

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện đã được quán triệt, nhận thức về chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động của đoạ Tin lành. UBND tỉnh đã chỉ đạo cụ thể các ngành, các cấp tổ chức điều tra tổng hợp giúp các địa phương đăng ký sinh hoạt cho các điểm, nhóm Tin lành chưa được công nhận về mặt tổ chức.

* Khó khăn:

- Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương nhận thức về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo còn hạn chế nên đã buông lỏng quản lý, khi phát hiện hoặc

được thông tin trên địa bàn quản lý có người theo đạo Tin lành, có điểm nhóm sinh hoạt đạo Tin lành thì nóng vội cấm đoán gây bức xúc trong nhân dân.

- Số người theo đạo Tin lành thường là bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, trắc trở trong đời sống riêng tư, trước đó họ có tín ngưỡng Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhưng khi theo đạo Tin lành họ bỏ tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên nên nội bộ gia đình xuất hiện mâu thuẫn.

- Người đứng đầu các điểm nhóm Tin lành đa số chưa có hộ khẩu thường trú tại nơi tổ chức các sinh hoạt tôn giáo, cá biệt có người nhân thân lý lịch không rõ ràng.

Với đặc thù là tỉnh "cửa ngõ thủ đô" nên có nhiều tổ chức Tin lành từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tới Hà Tây nhất là tới các điểm du lịch thuộc Sơn Tây, Ba Vì để tổ chức sinh hoạt tôn giáo. Vì vậy việc làm thế nào để chính quyền biết, quản lý giúp đỡ, tạo điều kiện để các điểm nhóm Tin lành tổ chức tôn giáo thuần tuý theo đúng quy định của pháp luật là một trong những vấn đề đang đặt ra hiện nay.

* Đối với đạo Cao Đài:

Phát huy đường hướng "Đạo sáng nước vinh" của đạo, Đảng uỷ và chính quyền hai xã Sài Sơn (Quốc Oai) và Hoà Phú (Ứng Hoà) - là địa bàn có tín đồ đạo Cao Đài cư trú - đã cùng với chức sắc của họ đạo phát huy tinh thần đoàn kết, hoà hợp để tín đồ của đạo phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở hà tây trong tình hình hiện nay (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)