Thực trạng về công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 45 - 50)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực

2.2.2. Thực trạng về công tác đào tạo

Cung cấp dịch vụ không lƣu nhằm đảm bảo điều hành bay an toàn, điều hòa và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tổng công ty Đảm bảo hoạt động bay Việt Nam. Nguòn nhân lực quản lý bay HKDD đóng vai trò quan trọng bởi lẽ nó đảm nhiệm việc cung cấp dịch vụ không lƣu và các dịch vụ phù trợ khác cho hoạt động của toàn ngành. Chính vì vậy công tác đào tạo huấn luyện nhằm xâyd ựng một đội ngũ cán bộ, công nhân viên đủ về số lƣợng, có nhận thức chính trị tốt, có năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện phƣơng thức điều hành bay tiên tiến, hiện đại; Quản lý khai thác và bảo dƣỡng trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành, cung cấp các dịch vụ điều hành bay chất lƣợng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Công tác đào tạo huấn luyện đƣợc Đảng ủy, Lãnh đạo Tổng công ty chú trọng quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Trong mô hình tổ chức mới của Tổng công ty đã kiện toàn thành lập Ban Đào tạo huấn luyện với chức năng nhiệm vụ rõ ràng

tạo điều kiện cho công tác đào tạo huấn luyện thuận lợi và có những chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực

Tổng công ty thực hiện việc rà soát đánh giá đúng thực trạng để đề ra chiến lƣợc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực đồng thời lập, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo huấn luyện hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp định hƣớng phát triển chung của ngành trong từng thời kỳ.

Trong giai đoạn từ 2005 đến năm 2009 kết quả đào tạo huấn luyện đã đạt đƣợc: NĂM SĐH (Ngƣời) ĐH (Ngƣời) LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CAO CẤP (Ngƣời) LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRUNG CẤP (Ngƣời) BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ NƢỚC NGOÀI TRONG NƢỚC Số khóa Số ngƣời Số khóa Số ngƣời 2005 11 5 2 0 17 70 110 1280 2006 2 19 3 0 11 37 140 1909 2007 8 15 2 15 11 46 142 1850 2008 6 31 5 20 10 56 258 3335 2009 17 54 2 8 15 77 201 2456 TỔNG CỘNG 44 123 14 43 64 286 851 10830

Bảng 2.2 Số liệu thống kê về công tác đào tạo – huấn luyện 2005-2009

+ Đào tạo huấn luyện tại nƣớc ngoài: 286 ngƣời/64 khóa trong đó chuyên ngành không lƣu: 126 ngƣời/30 khóa; chuyền ngành thông báo tin tức hàng không 22 ngƣời/6 khóa; chuyên ngành kỹ thuật 116 ngƣời /22 khóa;

chuyên ngành quản lý hàng không dân dụng cao cấp: 6 ngƣời/1khóa; chuyên ngành khí tƣợng: 4ngƣời/2khóa; tiếng anh 12ngƣời/3khóa.

+ Đào tạo huấn luyện trong nƣớc: 10.830 ngƣời /851 khóa + Kinh phí thực hiện: 64.327.024.348 đ

Đào tạo cơ bản: Hợp tác với các cơ sở đào tạo huấn luyện trong và ngoài nƣớc nhằm tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo chuyên ngành đặc thù nhƣ: Đào tạo trình độ Sau đại học và Đại học tại Học viện Hàng không St.Petersbrurg – LB Nga: Tiến sĩ chuyên ngành dẫn đƣờng và kiểm soát không lƣu: 02 ngƣời: kỹ sƣ không lƣu 33 ngƣời; Đào tạo cử nhân quản lý hàng không dân dụng tại Học viện hàng không Singapore: 02 ngƣời; Tổng công ty tạo điều kiện cấp kinh phí hoặc hỗ trợ một phần để cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo Đại học trong nƣớc và sau Đại học tại nƣớc ngoài đối với các cá nhân đƣợc học bổng tham gia các khóa đào tạo của các tổ chức, chính phủ tại Hoa Kỳ, Australia, Nhật bản…: Đào tạo ĐH: 120 ngƣời, sau đại học: 43 ngƣời.

Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ: Tổng công ty chú trọng việ đào tao huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực: Không lƣu, Thông báo tin tức hàng không, kỹ thuật, tiếng Anh chuyên ngành để tiếp thu, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại đáp ứng xu hƣớng hiện đại hóa công nghệ ngành quản lý bay và đào tạo bồi dƣỡng nâng cao cho cán bộ quản lý. Cụ thể là:

+ Huấn luyện viên không lƣu hiện tại có 21 ngƣời đƣợc cấp giấy phép và năng định (trong đó có 15 huấn lueyen viên không lƣu chuyên trách và 06 huấn luyện viên không lƣu kiêm nhiệm): Kíp trƣởng, kíp phó không lƣu (71 ngƣời đƣợc cấp giấy phép và năng đinh kíp trƣởng không lƣu) đều đã tham gia các khóa huấn luyên viên không lƣu và quản lý huấn luyện, huấn luyên viên không lƣu tại vị trí làm việc, các khóa huấn luyện quản lý kíp, huấn luyện quản lý nguồn nhân lực không lƣu tại các cơ sở đào tạo huấn luyện tại Singapore, Newzeland. Lực lƣợng này góp phần quan trọng trong công tác

huấn luyện và kèm cặp tại chỗ cho kiểm soát viên không lƣu vì vậy trình độ và kỹ năng xử lý kiểm soát viên không lƣu ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhiệm vụ điều hành bay trong thời kỳ mới.

+ Đào tạo huấn luyện nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh cho 06 ngƣời tại Newzealand và học tiếng anh chuyên ngành tại FAA – Hoa kỳ để từng bƣớc thực hiện tiến trình theo khuyến cáo của ICAO về trình độ thông thạo tiếng anh Level 4.

+ Đào tạo huấn luyện nhằm xây dựng đội ngũ huấn luyện viên thông báo tin tức hàng không (kiêm nhiệm): 08 ngƣời. các chuyên gia trong lĩnh vực này đƣợc tham gia các khóa đào tạo huấn luyện tại Thái Lan, Singapore, Liên bang Đức, có kinh nghiệm trong lĩnh vực AIS và đã đƣợc Cục Hàng không Việt Nam công nhận Huấn luyện viên kiêm nhiệm chuyên ngành thông báo tin tức hàng không. Đội ngũ Huấn luyên viên này đã tham gia huấn luyện chuyên ngành cho cán bộ, nhân viên các đơn vị trong và ngoài ngành góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện dự án Tự động hóa hệ thống thông báo tin tức hàng không.

+ Đào tạo huấn luyện cho lực lƣợng kỹ thuật của Tổng công ty đƣợc đào tạo huấn luyện để nắm bắt khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đƣợc áp dụng trong ngành quản lý bay nhằm vận hành, bảo dƣỡng các hệ thống trang thiết bị tiên tiến, phục vụ điều hành bay an toàn, điều hòa, hiệu quả thông qua việc đào tạo huấn luyện theo các dự án đầu tƣ trang thiết bị ngành quản lý bay, tổ chức đào tạo huấn luyện thông qua các khóa huấn luyện nâng cao, hội thảo về CNS/ATM tại CH Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Philippines. Cức các chuyên gia kỹ thuật tham gia các khóa nâng cao về công nghệ thông tin: Quản trị mạng, lập trình… với tổng số 100 lƣợt ngƣời tham gia.

+ Công tác đào tạo huấn luyện cho cán bộ, nhân viên khối quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và xử lý công việc, nâng cao trình độ lý luận chính trị nhƣ: khóa Quản lý hàng không dân dụng cao cấp tại Singapore: 12 ngƣời/2 khóa. Bồi dƣỡng kiến thức quản lý không lƣu & kỹ

thuật, tìm kiếm cứu nạn tại LB Nga: 80 ngƣời/khóa. Lý luận chính trị cao cấp 21 ngƣời, lý luận chính trị trung cấp 55 ngƣời. Tổ chức thực hiện một số khóa học đáp ứng yêu cầu pháp luật quy định đối với một số công việc phải có chứng chỉ nhƣ: Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, bồi dƣỡng nghiệp vụ đấu thầu, bồi dƣỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, giám sát thi công công trình với 691 lƣợt ngƣời tham gia. Các khóa Quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên vien 108 ngƣời và chuyên viên chính 60 ngƣời.

Công tác đào tạo huấn luyện tại chỗ tại các đơn vị nhằm đảm bảo nâng cao chất lƣợng huấn luyện nguồn nhân lực thông qua việc lựa chọn các chuyên gia đáp ứng yêu cầu giảng dạy, xây dựng chƣơng trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhƣ: Hoàn thành trình Cục Hàng không phê duyệt chƣơng trình huấn luyện lần đầu cho nhân viên mới với các chuyên ngành thông báo tin tức HK, khí tƣợng, và thông tin dẫn đƣờng giám sát (CNS) trong khuôn khổ dự án “Xây dựng trung tâm huấn luyện CNS”. Hiện đang triển khai xây dựng chƣơng trình huấn luyện lần đầu chuyên ngành không lƣu. Xây dựng một số văn bản quản lý mới tạo điều kiện cho công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo huấn luyện trong toàn Tổng công ty đƣợc cụ thể, thuận lợi, kịp thời nhƣ: Quy định về nội dung, mức chi xây dựng chƣơng trình, giáo trình tài liệu giảng dậy nghiệp vụ, quy định chế độ phụ cấp đối với kiểm soát viên không lƣu tham gia bay làm quen; Thẩm định, đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện các nội dung liên quan đến đào tạo huấn luyện tại các dự án đầu tƣ và chủ trì tổ chức thực hiện các khóa đào tạo theo dự án nhƣ: Dự án mạng giám sát FIR HAN, dự án AIS đao tạo khai thác và bảo trì hệ thống AIS: 30 ngƣời/2khóa tại LB Đức và 76 ngƣời /7khóa tại vị trí làm việc trong nƣớc. Dự án AACC/HCM: tại nƣơc ngoài 52 ngƣời /7 khóa. Tại các vị trí làm việc trong nƣớc: 143ngƣời/16khóa…;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)