Tác động tiêu cực về thu hút nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 57 - 58)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

2.3. Tác động của văn hoá doanh nghiệp đối với phát triển nguồn nhân lực KH&CN của

2.3.3. Tác động tiêu cực về thu hút nguồn nhân lực

“Tập trung-Dân chủ” là nguyên tắc lãnh đạo, quản lý Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay VN. Giống nhƣ các doanh nghiệp Nhà nƣớc khác, cơ chế lãnh đạo của Tổng công ty là Đảng uỷ ra đề ra đƣờng lối, nghị quyết lãnh đạo, Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm triển khai thực hiện. Để tập trung về quyền lực theo chế độ một thủ trƣởng, chức danh Bí thƣ Đảng uỷ đƣợc bố trí kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Ngoài ra, Công đoàn và Đoàn thanh niên cũng tham gia quản lý doanh nghiệp nhằm tăng cƣờng tính dân chủ, nhƣng thực tế chỉ hoạt động mang tính hình thức vì mọi việc đã do 2 hệ thống Đảng và chính quyền quyết định.

Mặc dù hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp đã gần 10 năm, nhưng có thể nói Trung tâm vẫn còn mang nặng dáng dấp của một cơ quan hành chính, quan liêu. ở đây, tính kế hoạch, tính tuân thủ, sự ổn định nội bộ, sự kiểm soát chặt chẽ, tính an toàn-an ninh được đề cao; yếu tố sáng tạo, mạo hiểm ít có cơ hội thể hiện. Lãnh đạo luôn kiểm tra và phê duyệt mọi hành động.

Nguyên nhân của thực trạng này như sau:

- Do qui trình điều hành bay đòi hỏi phải an toàn tuyệt đối nên trong công tác điều hành và các hoạt động liên quan đều phải lập kế hoạch chặt chẽ, mọi hành động, mọi yếu tố bất thƣờng đều ẩn chứa nguy cơ gây mất an toàn.

- Phƣơng châm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ là ƣu tiên tất cả cho việc đảm bảo an toàn bay (về máy móc thiết bị, về con ngƣời), lợi nhuận là quan trọng nhƣng không phải là mục tiêu chính. Các hoạt động hầu nhƣ không phải đối mặt với vấn đề hiệu quả, lỗ lãi. Điều này dẫn đến việc đánh giá thành tích đƣợc xem xét chủ yếu là hoàn thành các kế hoạch về hiện vật, ít coi trọng đến việc tiết kiệm chi phí.

- Ban lãnh đạo đều đã có thời gian dài trong quân ngũ. Điều này đã ảnh hƣởng đến tác phong lãnh đạo, quản lý của họ. Họ thiên phƣơng thức “mệnh lệnh và kiểm soát”, thƣờng nhấn mạnh nguyên tắc “tập trung” và xem nhẹ sự dân chủ.

Chế độ tuyển chọn: Hầu nhƣ không thi tuyển, tuyển dụng chủ yếu dƣới hình thức quen biết và do cấp trên “gửi”. Đối với những chuyên ngành bắt buộc phải thi tuyển nhƣ Kỹ thuật điện tử viễn thông, Tự động hóa, đầu vào tuyển dụng tiêu chuẩn đặt ra rất cao (bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi, độ tuổi đƣợc giới hạn không quá 30 tuổi) và có thông tin quảng cáo rộng rãi, có hội đồng tuyển dụng nhƣng khi chọn đƣợc một số lao động giỏi thực sự thì chỉ một năm công tác là đã “chuồn” khỏi cơ quan vì chế độ sử dụng bố trí lao động không hợp lý đối với kỹ sƣ ra trƣờng đƣợc thi tuyển chặt chẽ nhƣng đến cơ sở bố trí không phù hợp năng lực chuyên môn. Cơ cấu, bố trí lực lƣợng lao động chƣa hợp lý, lực lƣợng công nhân kỹ thuật lành nghề có số lƣợng thấp, tỷ lệ chƣa cao. Mất cân đối giữa 5 nhóm công việc nhƣ Không lƣu, Kỹ thuật, Khí tƣợng, Không báo, Tìm kiếm cứu nạn.

Chất lƣợng tuyển dụng không đồng đều do không áp dụng nghiêm các qui định về tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ, các chuẩn mực tuyển dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)