Nhân vật “thiên thần”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong sáng tác của tạ duy anh (Trang 39 - 43)

Khát vọng về cái đẹp được Tạ Duy Anh gửi gắm trước hết ở nhân vật người phụ nữ. Ông thừa nhận: “Tôi là người cầu toàn đam mê cái đẹp. Tôi

luôn khát khao về một cái đẹp toàn thiện. Và khao khát ấy tôi gửi gắm nơi người phụ nữ - kiệt tác hoàn hảo nhất của chúa trời”. Có thể bắt gặp ở bất kỳ tác phẩm nào của tôi hình bóng nàng. Họ, với tôi đều đẹp một vẻ đẹp lý tưởng, phi xác thịt, đều hiện ra để cứu rỗi hoặc mở ra những chân trời ước vọng, ở nơi ánh sáng trần gian tắt lụi, nơi cuối con đường, nơi giáp ranh với bóng tối”. Hiển hiện lên trong tác phẩm Tạ Duy Anh, là những vẻ đẹp trọn vẹn toả sáng mang tên Quý Anh, chị Thư, chị Túc, Giang Tâm, Thảo Miên... Trước tối tăm thù hận và tội ác thì tình yêu được coi là “phúc âm” duy nhất còn lại để cứu chuộc và tha thứ. Quý Anh (Bước qua lời nguyền, Hóa kiếp) không chỉ cứu ông bố khỏi một trận đòn “hội chợ” mà cao hơn hoá giải lòng thù hận như một con quỷ dữ trong “trái tim bé con” của nhân vật “tôi”. Với Quý Anh, nhân vật “tôi” bao giờ cũng có cảm giác của chàng hoàng tử trong truyện cổ tích. Giữa bạo lực, tối tăm người con gái mang dáng dấp một tiên nữ này, đã đem đến dâng tặng cậu Tư những giấc mơ thanh sạch và khát vọng tự do. Tình yêu của cậu Tư - Quý anh, cũng như mối tình Hai Duy - Giang Tâm là sự ân xá cho nhau và ân xá cho thù hận.

Bước qua lời nguyền” để yêu thương, mối tình của họ không chỉ “cứu rỗi

một dòng họ ngu tối trong thù hận” mà còn mang ý nghĩa giải thoát đối với

định kiến chật hẹp và cách hành xử của dân làng Đồng.

Thảo Miên là một cô gái điếm nhưng tâm hồn trong trắng, cao quý đến thánh thiện. Trong sự “đày ải vô tận của kiếp người”, nhân vật “tôi” nhận ra Thảo Miên là hiện thân của sự cứu rỗi. “Cô còn trẻ, cặp mắt rợp một nỗi u buồn và vì thế nó cũng khá bí ẩn. Tôi có cảm giác cho dù có dìm cô

xuống bùn đen thì tâm hồn vẫn toả hương trinh trắng”. Cặp mắt “như chứa

thứ ánh sáng của niềm cứu rỗi”. Vì vậy, dù bị lạc dần trong thế giới của những bản sao, thì nhân vật “tôi” vẫn còn một hi vọng để tiếp tục kiếm tìm cái bản thể: Đó là tình yêu của Thảo Miên. “Nàng sẽ đưa tôi tới niềm an lạc,

không còn thù hận, giết chóc mà chỉ còn ánh sáng và tình yêu”. Đó là tình

yêu cứu rỗi con người về mặt linh hồn, “vượt qua xác thịt để trở về thanh

sạch trong cõi sáng láng, cứu chuộc lại tội lỗi”. Nó không có ý nghĩa giải

thoát về mặt thân xác (nàng không nhận ra “tôi” đang đứng giữa đám đông, “tôi” đối với nàng giống như sự trừng phạt lớn nhất do số phận mang đến). Cái chết của Thảo Miên gần như một điển tích phục sinh, nó là sự trở về trời của một đấng thiên sứ, nó mang thông điệp về sự hi sinh và tinh thần xả thân. Vì vậy, kể từ sau khi Thảo Miên hóa thân làm trinh nữ vĩnh cửu, nhiều biến đố kỳ lạ xảy ra với nhân vật “tôi” như một phép màu: “Lần đầu tiên tôi đi qua phố G mà không có cảm giác rờn rợn hoặc lo sợ mình biến thành người khác. Trong một tâm trạng nửa thức nửa ngủ... tôi gặp lại cha mẹ tôi, vợ chồng tiến sĩ N, ông gác rừng, gã thợ săn, ông Bân, cô bé bị chôn sống, ả gái điếm trầm mình năm nào và vô số người mà tôi chưa hề gặp mặt nhưng đều nhận là anh em của tôi. Họ sống trong bầu không khí thanh nhẹ, hoan hỉ... đến mức khi tỉnh dậy tôi cứ băn khoăn: không biết cuộc sống nào là

thực?”.

Đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, ta thấy có một tuyến nhân vật chạy song song với cuộc đời Kiên: những người phụ nữ - hiện thân cái đẹp, tình yêu và nhân tính - đối lập chiến tranh, bạo lực, sự huỷ diệt. Còn đọc tác phẩm Tạ Duy Anh, luôn có một nhân vật đi qua, dừng bước chiêm ngắm và được cứu rỗi từ những người phụ nữ, đó là gương mặt người đàn ông trong khoảnh khắc tuyệt vọng. Khi nhân vật “tôi” (Truyền thuyết viết lại) phút chốc cảm thấy mình “bị côi cút giữa bãi đời đen bạc” thì có một

hình ảnh hiện lên “an ủi, xoa dịu đi nỗi đau khôn cùng trong tôi”, đó là chị Thư. Chìm trong lửa đạn chiến tranh và chết chóc, có người lính vẫn tìm được nơi trú ẩn dịu mát ở hình ảnh chị Túc. Gửi thư cho chị, anh viết: “Thật kỳ lạ khi tôi có cảm giác tất cả đều bình yên, tưởng như chiến tranh bị đẩy lùi mãi, chỉ còn như một dư âm. Và tôi chờ đợi. Em có biết tôi chờ đợi điều gì không? Tôi... chờ em bước ra từ vầng trăng. Em sẽ băng bó vết thương, làm nguội mặt đất bởi em là vị Phúc thần của những người lính trận như

tôi...”.

Ở truyện ngắn Lãng du, trong hành trình vĩnh cửu đi tới cái Đẹp, nhân vật nữ của Tạ Duy Anh là khởi nguồn, là sự bắt đầu. Có hai tiếng nói, hai dòng suy nghĩ cùng tồn tại trong tác phẩm. Một (của chàng trai) thì hoang mang, thoái chí, chờ đợi dấu hiệu bỏ cuộc: “hay mình đi lạc”, “mình lầm lẫn từ đoạn nào nhỉ”, “chả lẽ cơ sự lại tồi tệ đến mức này sao”, “nhất

định có chuyện chơi xỏ nào đó”; một (của cô gái) thì cương quyết, thôi thúc

“đi tiếp đi anh!”, “Em cần đến tận nơi chứ không muốn bỏ cuộc giữa chừng”. “Anh đang đi tìm cơ mà, sao có thể khẳng định vật gì đó bị mất khi

chưa tìm một cách cẩn thận”. Chính nàng là ngọn lửa soi đường. Ở nàng

toát lên ánh sáng trải mãi ra đến vô tận. “Có cái gì như đang bay lên ở đâu đó kèm theo sự lụi tàn của những điều xấu xa, nhếch nhác, phản trắc, thù nghịch... Anh chỉ thấy rõ nhất một điều, từ cặp mắt, vẻ mặt - nổi bật với vầng trán thanh khiết - của nàng đang ngời sáng, thứ ánh sáng của sự cứu chuộc và tha thứ. Ngập trong ánh sáng đó thì ngay cả những khổ đau cũng

có hương vị ngọt ngào”.

Văn chương Tạ Duy Anh “gai góc”, riết róng, vô số “chuyện tàn ác,

Thiện - Mỹ. Khát vọng này ông gửi gắm vào những nhân vật phụ nữ, vào thiên tính Mẹ. Người mẹ trong Thiên thần sám hối chính là biểu tượng cho thiên tính mẹ, tình yêu thương, nhân ái và bao dung. Các nhân vật khác tìm thấy trong sự lắng nghe của người mẹ bào thai sự cứu rỗi và ân xá. Những lời giãy bày của họ là những lời tự thú, cầu xin tha thứ và cứu rỗi trước cái đẹp toả sáng của tình người, của lòng nhân bản.

Khát vọng cái đẹp còn được Tạ Duy Anh gửi gắm ở nhân vật trẻ con. Nhà văn đã đặt ra trong Thiên thần sám hối một vấn đề vĩnh cửu về sự tồn tại của con người. Đối mặt với một thế giới dữ dằn, lạnh lùng, tàn khốc một hiện thực “nằm ngoài trí tưởng tượng về một xã hội văn minh”, đứa trẻ quyết định ra đời như chấp nhận một thách thức, đương đầu với cuộc sống và cái chết. Sự tồn tại của nó để chứng minh cho một chân lí bất diệt: “Con người sinh ra bằng ân sủng”. “Khi còn là thiên thần ở trên trời, tôi và những thiên thần khác đều thuộc những bài hát ca ngợi tình yêu và sự màu nhiệm. Tình yêu tạo ra sự màu nhiệm và được tạo bởi sự màu nhiệm. Trong niềm ngây ngất, một màu nhiệm lớn lao nhất được tạo ra, ấy là sự có mặt của chúng tôi, như một

sự gia ân của đấng tối linh không hiện hình nhưng hiện hữu ở khắp nơi”. Hơn

nữa, nó là bằng chứng cho cái không thể bị huỷ diệt, cho sự tha thứ và cứu chuộc tội lỗi. Xét ở ý nghĩa này, nó mang đến thông điệp: “Sự sống là đức

hạnh mỗi người đem theo khi trở về”. Vì vậy, “hãy biến mỗi khoảnh khắc

sống thành hy vọng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong sáng tác của tạ duy anh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)