Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ và giọng điệu 1 Ngôn ngữ nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong sáng tác của tạ duy anh (Trang 89 - 95)

3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật.

“Từ ngữ không thể vô cớ mà thoát khỏi thân phận ký hiệu để có đời sống và cũng không ai làm được cái việc thâu tóm chúng rồi sắp xếp lại cho có hồn. Quá trình này luôn gắn với một chủ ý sáng tạo đầy phức tạp, thậm

chí bí ẩn và luôn luôn hữu lý từ vô thức” (Tạ Duy Anh).

Trắng, đen, da cam, xanh… có thể hình dung ngôn ngữ tiểu thuyết Tạ Duy Anh như những bức tranh lập thể pha trộn nhiều mảng mầu đối lập, chỉ có đường nét cắt ngang dọc và những hình khối. Xét một cách toàn thể, đó không phải là một bức tranh đẹp. Nhưng một bức tranh nghệ thuật đâu đã hẳn là một bức tranh đẹp. Người ta không thán phục, không mê nó, người ta chỉ sửng sốt, ngạc nhiên, thậm chí la ó, chửa rủa. Nghĩa là người ta nhận ra được cái phần đẹp thiếu vắng trong nó. Như vậy cũng tạo nên được một hiệu ứng thành công.

Ngôn ngữ sáng tác Tạ Duy Anh là minh chứng cho một thứ ngôn ngữ văn xuôi bề bộn và thô nhám của đời sống hiện đại. Nó không phải là một thứ ngôn ngữ đơn điệu sạch bóng, nó tạp nham như một vỉa quặng. Với Tạ Duy Anh bạn đọc lắm lúc sởn gai ốc vì con chữ quá bạo liệt và thô tục.

Thiên thần sám hối – cái ngôn ngữ đẹp và hướng thiện của tên đề ngay lập tức bị phản lại trong phần đầu tiểu thuyết này. Xoay quanh chuyện sinh nở mà có biết bao từ đồng nghĩa, chuyển nghĩa đều ở cấp độ mạnh: tụt, đẻ, trút,

sảo, xồ ra… sự giao hợp là ngứa nghề, làm tình là tráng men và để an toàn phải đi ủng

Thứ ngôn ngữ dung tục thể hiện rõ trong đối thoại độc thoại mang nhiều khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói bỗ bã, thô và tục của đời sống thường ngày, cả thứ ngôn ngữ chao chát chợ búa, những tiếng chửi không kiêng dè:

“Đ.mẹ thắng Khổ ăn gan uống máu người. Bố của mày” [5,200], hay để

khắc hoạ cái ngang tàng của lão Khổ: “Mẹ kiếp! Lão nghĩ – kiếp người thật chẳng sung sường gì. Chết thì cũng phải đái một bữa cho đàng hoàng… và

lão vạch quần giữa trời đất” [5, 245], “Tiên sư bọn chó”, “đồ chó cái không

biết đẻ! à, mà nếu mày là chó thì đã tốt, tao riềng mẻ lâu rồi” [6, 59].

Là người thích đi mấp mé ở bên bờ vực của cái ác và cái thiện với hy

vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần khuất lấp ít người chạm tới”, tất

yếu Tạ Duy Anh phải tổ chức trong tác phẩm của mình một thứ ngôn ngữ kết hợp của hai cực đối nghịch nhau: trắng - đen, thiện - ác, thứ ngôn ngữ dung tục của đời thường và phong cách ngôn ngữ Thánh ca trong sáng. Thánh ca là Thánh đường cho ngôn ngữ sám hối, ngôn ngữ thú tội, ngôn ngữ cảm nghiệm và suy nghiệm. Thanh âm trong trẻo nhất vang lên trong nhà thờ bao giờ cũng là những bài thánh ca về tình yêu, về sự giáng sinh của những thiên thần hay niềm tin mang tính mẹ vĩnh cửu vào sự sống.

“Nếu chúa biết bài tình ca Thì em là khúc mở đầu Và khi em thức dậy

Sẽ thấy dấu chân Người quỳ xuống Xin em đừng ngạc nhiên

Nếu chúa nhắc tay em cầu nguyện Hãy ngủ yên, ngủ yên

Hỡi niềm khao khát vĩnh hằng”(Khúc dạo đầu)

Đó là chút ngôn ngữ lãng mạn của nhà văn lúc con ngây ngất bởi tình yêu và ham phô diễn niềm hạnh phúc ấy khi mới bước chân vào văn học. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại với sự bùng nổ ghê gớm hơn của những cái xấu sau ngày làm vợi đi những đoạn văn có hơi hướng thanh khiết trong sáng như thế.

Chỉ bắt gặp những đoạn văn trong hơn khi viết về tuổi thơ của Hai Duy – “cậu bé dệt lại tấm thảm cổ tích bằng những sợi tơ tuyệt đẹp rút ra từ

trí tưởng tượng”, hay hình ảnh thánh thiện của con Tấm “suốt đời chỉ ăn hoa

nên cơ thể trong suốt toả hương thơm ngào ngạt”.

Nhưng tất cả đều là những tuổi thơ bị ức hiếp (về tinh thần, về cái chết ám ảnh). Chính con người đe doạ và chối bỏ thiên đường. Ngôn ngữ tinh lọc của cái đẹp, cái thiện ấy không lất át được thứ ngôn ngữ dung tục, bạo liệt của cái ác nhưng nó là điểm lắng lại, là hạt ngọc trai của sự xót đau, là tiếng chuông mảnh, thuần khiết và có sức ám ảnh nhất lay thức người ta tìm về cõi thiện của con người.

Ngôn ngữ đối thoại: người ta đã từng biết đến thứ ngôn ngữ chết trong những đối thoại của văn học phi lý, hay thứ ngôn ngữ đối thoại không đầu không cuối của Heminway, những đối thoại không ăn khớp, đối thoại bị chối từ trong tác phẩm Kafka, tiểu thuyết Đi tìm nhân vật đã lấy lại những mô hình đối thoại này. Đó là ngôn ngữ đối thoại bị chối từ.

“Một đám mây cứ ngày càng phình rộng ra, ùn lại trước mặt tôi. Mọi người hỏi nhau rối rít mà không thấy ai trả lời:

- Từ bao giờ? – Một gã đàn ông hỏi một chị phụ nữ.

- Từ bao giờ? – Chị này hỏi một người khác.

- Từ bao giờ? - Ông già cạnh tôi giật áo một bà nội trợ.

- Cái gì từ bao giờ? – Bà này hất tay một cách khó chịu.

- Có chuyện gì thế? – Tôi tò mò hỏi một cô bé.

- Chính cháu hỏi đến ba câu “Có chuyện gì thế” mà chưa biết có chuyện gì đây.

- Vậy theo cô thì có chuyện gì? – Một người xen vào, giọng cau có.

- Chuyện gì, với bác, là chuyện gì? – Cô bực tức đáp lại.

- Thật khủng khiếp !

- Có chuyện gì thế?

- Từ bao giờ?

- Một hay hai?

- Tình nhân hay vợ?

- Mất bao nhiêu?

- Các câu hỏi tới tấp tuôn ra” [3-72,73]

Nhưng sẽ không có câu trả lời thoả đáng. Tất cả là cuộc rượt đuổi ngôn ngữ, khiến con người nghi vấn, hoang mang và đeo nặng cảm giác cô đơn ngay giữa cõi người. Mỗi nhân vật là một thế giới riêng xa lạ với đồng loạt và xa lạ với chính mình. Con người mất khả năng giao tiếp, bị bào mòn, tẩy trắng, không đặc điểm cố định, nhan nhản, hiện diện khắp mọi nơi. Nó thể hiện nỗi lo âu về sự biến mất của cá nhân, về tình trạng “người không

mặt” – những vấn nạn trong đời sống hiện đại.

Khi đối thoại mang đúng bản chất giao tiếp thì nhu cầu đối thoại thường là nhu cầu sám hối. Điều này thể hiện rõ trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối. Có thể thấy một loạt cuộc đối thoại giữa các cặp nhân vật: người mẹ – bà Phước, người mẹ – cô gái có chồng giết người, người mẹ – cô Bằng Giang, người mẹ – thiên thần, người mẹ - ông bác sỹ nhân từ… đều diễn tả nhu cầu đó.

Mỗi cuộc đối thoại như một lời tự thú về tội ác. Nó là sự khát khao tìm lại bản chất cái thiện bị đánh mất.

Độc thoại nội tâm luôn là khu vực ngôn ngữ nhạy cảm nhất và thoải mái nhất để nhân vật nói lên những suy tư riêng kín của mình. Đối thoại là những lời hô đáp khó cho thấy hết bề sâu của tâm hồn và bản chất nhân vật. Do vậy, tổ chức những tiếng nói khác nhau trong tác phẩm một cách dễ dàng nhất là để nhân vật chìm trong thế giới của riêng mình. Cách thức này được sử dụng chủ yếu trong Lão Khổ.

Lão Khổ, ông Năm, Chánh tổng, Tư Vọc, bà Ba, Hai Duy… đều có tiếng nói không thể trộn lẫn. Mỗi người đều là những nhân vật hoặc trải nghiệm, chiêm nghiệm và chiêm ngắm cuộc đời, hoặc chỉ đơn giản là cảm nghiệm mà có suy tư riêng.

Tiếng nói của “tôi” trong Đi tìm nhân vật cũng đa phần là lời kể hoặc những độc thoại nội tâm đầy trăn trở, day dứt về những vấn đề nhân bản, nhân sinh, hoặc là những hồi ức quá khứ.

Tạ Duy Anh sử dụng lối “độc thoại kép” đối thoại lồng trong độc thoại. Đối thoại mang tính độc thoại.

Thiên thần sám hối được viết theo kiểu “dòng ý thức” thống trị toàn bộ câu chuyện là tiếng nói không ngừng nghỉ của nhân vật chưa chào đời – thực chất, tiếng nói ấy chỉ là tấm gương trong suốt hứng lấy tiếng nói thực từ cuộc sống bên ngoài, nó là tiếng vọng ra từ núi, là âm thanh từ vực thẳm vang lên sự khúc xạ tuyệt đối môi trường người trong môi trường chưa thành người. Nó là chuỗi liên kết của những câu chuyện, lời móc xích là độc thoại

nội tâm, đối thoại trong tâm tưởng của bào thai với loài người. Nên độc thoại thực chất là những đối thoại được lồng ghép mà thành. Đáng chú ý hơn cả những đối thoại quan trọng nhất trong tác phẩm là những đoạn thoại dài như vậy. Thời đại thông tin làm cho thứ “ngôn ngữ tốc độ” phát triển, người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong sáng tác của tạ duy anh (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)