Như đã khẳng định, tình yêu giữa chàng Romeo (Hai Duy) và nàng Juliet (con Tâm) không phải là vấn đề trọng tâm của tiểu thuyết “Lão Khổ”. Mối tình này được khai thác trên phương diện lật đổ cái quan niệm cũ kĩ lạc hậu của ông cha, truyền thống thù hận trao từ đời này sang đời khác như một di huấn thiêng liêng. Hai Duy là người con trai của thời đại mới, là sự trưởng thành của một cậu bé nhiều mơ mộng và yêu thương nên không thể chấp nhận cái bản thừa kế tai hại đó. Không có hành động đổi thay thì con người còn mãi lầm lạc. Tình yêu của họ làm một cuộc cách mạng đối với lối suy nghĩ, trong cách cảm và ứng xử của dân làng Đồng. Tình yêu trong tuổi thơ của Hai Duy lại được mô tả như một ám ảnh có lẫn cả sự thánh thiện và nỗi ẩn ức của một thế giới tâm hồn non trẻ bị ức hiếp, bị tổn thương. Lối thuật
sơ lược tình yêu đủ để nhận diện đây là một tình yêu mang tính cứu chuộc cho cả một dòng họ.
Tình yêu giữa nhân vật “tôi” và người con gái tên Thảo Miên dễ làm ta liên tưởng đến Raxkônnikôp và Xônya. “Tôi” cũng là mẫu người suy nghĩ, kiểu nhân vật chỉ là thân xác cho tư tưởng. Tôi cũng bắt gặp ở Thảo Miên sự thánh thiện cao quý của con người. “Cô còn trẻ, cặp mắt rợp một nỗi u buồn và vì thế nó cũng khá bí ẩn. Tôi có cảm giác cho dù có dìm cô
xuống bùn đen thì tâm hồn vẫn toả hương trinh trắng”. Cặp mắt “như chứa
đựng nỗi buồn vĩnh cửu, vừa như chiếc vực tối sâu hút, vừa le lói tận nơi
đáy sâu thứ ánh sáng của niềm cứu rỗi”. Còn Thảo Miên thì lại thấy ở “tôi”
sự khổ ải vô tội của kiếp người. Giữa họ có một thứ tình yêu không nói, thứ tình yêu cứu rỗi con người về mặt linh hồn, đúng hơn là kỳ vọng vào một tình yêu có tính cứu rỗi. Thảo Miên là nơi đặt niềm tin cuối cùng của “tôi”,
“nàng sẽ đưa tôi tới niềm an lạc không còn thù hận, giết chóc mà chỉ còn
ánh sáng và tình yêu”. Nhưng họ không đến gần nhau được. Họ không giải
thoát được thân xác của nhau. Thậm chí họ không hiểu rõ về nhau nếu như nhân vật không tự nói về cuộc đời mình. Thật nguy hiểm khi thử thách tình yêu và lấy mình ra làm cuộc thử nghiệm. Chính nàng cũng không nhận ra tôi đang đứng giữa đám đông. Những biến chuyển tinh vi trên mặt nàng được nhân vật “tôi” nhìn có phần phiến diện: “Giống như mọi người, nàng lo sợ nhìn tôi. Sau đó có vài chục giây nàng sững người, vẻ mặt cực kỳ căng
thẳng. Nàng quay sang hỏi người bên cạnh: - Anh ta làm sao thế nhỉ?/ - Có
trời mới biết được. Vẻ mặt nàng trở nên y hệt như mọi người, nghĩa là tò mò, dửng dưng và rõ nhất là chờ đợi một trò gì đó do tôi sắp gây ra, có thể
rất bất ngờ và thú vị”. Tạ Duy Anh đưa người đọc đến thái độ hoài nghi vào
này. Như vậy, tình yêu không đem lại thứ ánh sáng cho “tôi”, làm “tôi” càng thêm nghi ngờ vào cái không còn là tôi nữa. Thứ lớn nhất mà tình yêu đem lại cho nhân vật “tôi” là một niềm hy vọng.
Với Thảo Miên, “tôi” là “sự trừng phạt lớn nhất... do số phận mang
đến”. Trốn tránh cuộc sống lương thiện, đày đoạ thân mình và lao vào bóng
tối như để trả thù cuộc đời dối trá, không thể khác, cái thòng lọng xiết vào cổ cô là sự thức dậy của tình yêu. Tạ Duy Anh lại một lần nữa khiến người đọc nghi ngờ. “Tôi” có ý nghĩa gì với nàng? Sự giả dối luôn phải quỳ sụp trước tình yêu. Âu là vì, chỉ khi yêu một cách thật lòng và mãnh liệt, người ta mới có nhu cầu được thành thực. Thảo Miên nhận ra trong sự trừng phạt đối với mình một cơ hội tốt để thú tội, đó là một ân huệ lớn. Lá thư dài của cô giống lời thú tội của con chiên với đức cha nhân từ và quảng đại. Cũng lạ, cô viết thư chứ không gặp mặt và nói thẳng với “tôi”, hệt như cái cách người ta lấy mảnh vải ngăn giã người xưng tội với người cứu rỗi. Nhưng thú tội chỉ là cách làm thanh thản tâm hồn, linh hồn cô đã kết giao với quỷ dữ, tình yêu không cứu chuộc được thân xác phàm tục và nhơ nhuốc, cô tự thiêu để hóa thân trở về làm “trinh nữ vĩnh cửu”.
Đến đây, tôi như nghe thấy lời thì thầm của Trịnh Công Sơn: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể