“Tội ác và trừng phạt”, thuở sơ khai chỉ là chân lý “ở hiền gặp lành,
ở ác gặp ác” để thoả mãn mong ước của người xưa, những con người tiên
phong thêu dệt nên bầu trời cổ tích; về sau, nó là thuyết nhân quả của đạo Phật để răn dậy con người. Những hình thức nguyên thủy của tư tưởng này hoàn toàn thuần chất và nhân hậu, nó là chân lý, chưa phải là bản chất, chưa lần tìm đến những sợi tinh vi của mục đích, động cơ, trạng thái và sự sám hối, nỗi thống khổ như là hình thức trừng phạt cao nhất.
Thế giới biết đến một tư tưởng về tội ác và hình phạt của Đoxtoievxki làm tất cả ngỡ ngàng và kinh sợ vì sự bao trùm và xuyên thấu của nó quá lớn.
“Đoxtoievxki với tất cả những ý hướng và mục đích của mình, được coi là người biện hộ hàng đầu cho cái thiện, cho các giá trị Cơ đốc giáo v.v... nhưng nếu đọc kỹ ông hơn, thì có cảm giác lạ lùng là cái ác chưa bao giờ có được một người biện hộ giỏi đến thế, một luật sư giỏi đến thế.
Vấn đề là ở chỗ Đoxtoievxki tuân thủ các truyền thống cổ điển, ông hành xử theo các quy tắc của một phiên tòa công bằng. Nói cách khác, trước
khi lên tiếng bênh vực cái thiện, ông đã để cho đối thủ của nó là cái ác có đủ
khả năng đưa ra toàn bộ các lâp luận của mình”.
(Shestov nói về Đoxtoievxki trong bài “Iosif Brodski trò chuyện với Czeslaw Milozs”, báo An ninh cuối tháng, số năm 2004).
Sáng tác của Tạ Duy Anh thể hiện một sự phối hợp ngẫu nhiên giữa lý thuyết của Đoxtoievxki và chân lý dân gian, nói khác đi, đó cũng là một cuộc giao phối tự nhiên “trong quá trình tìm lại thiên đường bằng sám hối”.
Lý giải căn nguyên của tội ác, nhà văn đi sâu vào phân tích động cơ giết ông già gác rừng và hành động của Mặt Đen trong Đi tìm nhân vật.
Theo đó, tội ác được gây nên bởi hai yếu tố: hoàn cảnh dẫn đến tội ác và những tâm hồn thích bóng tối.
Trước tiên, mối liên hệ nào làm ta quy chiếu “hắn” là “tội ác”? Câu nói đầu tiên của người thợ săn hé lộ có một ma lực hắc ám vượt khỏi tầm kiểm soát của con người đã từ bên ngoài dội vào: “Tôi không có một chú ý muốn và khả năng giết người. Hắn đã chọn tôi để trốn tội. Trong vụ này hắn
đã thắng tất cả chúng ta”. Và tiếp đó, người thợ săn tự bào chữa: “Tôi
không thể là thủ phạm bởi vì tôi không có khả năng giết người và trong trường hợp ông gác rừng bị bắn chết bởi tay tôi, thì chỉ có thể nói, hắn, một kẻ vô hình nhưng có mặt ở khắp nơi, ở bất cứ chỗ nào con người có sự ganh
ghét, thù hận, đã biến tôi thành công cụ của hắn”. Thực tế, có nhiều người
trong đoàn đi săn đều có ý định giết người, nhưng chỉ một anh chàng thợ săn là người hành động thật sự. Điều ấy khó lý giải ngoài một lẽ siêu hình “tôi
ác nảy sinh (ở đây là duyên cớ: ông già gác rừng không cho săn bắn trong địa phận này) là yếu tố để hiện thực hóa ý đồ về tội ác. Và tội ác có thể nảy lên mầm độc ở tất cả mọi người, nhưng kẻ phạm tội vì đó là kẻ bị chỉ định là kẻ phạm tội, tội ác đi tìm một vỏ bọc thân xác bất kỳ. Tội ác trở thành tên gọi của hành động, một tội ác hóa thân trong vô vàn hành động. Do vậy, khó triệt tiêu được tội ác, chỉ có thể phá huỷ những thân xác của nó. Hành động của người thợ săn giống như sự trượt dài quán tính trong ý định giết người. Dù sao, anh ta vẫn chấp nhận hình phạt như là một cách chấp nhận cho hành động không thể làm người khác tin vào tính bị sai khiến của nó.
Kinh Thánh có viết về cuộc chiến đấu nội tâm của con người: “Tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi. Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn,... thật ra không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tôi vẫn ở trong tôi... Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tôi
vẫn ở trong tôi… “.
Nhưng có những kẻ phạm tội một cách có ý đồ và hoàn toàn chủ động. Đó là những tâm hồn “vĩnh viễn bị dìm trong bóng tối”, hay những tâm hồn “thích bóng tối”. Nhân vật Mặt Đen là sự hiện hữu của loại tâm hồn
ấy. “Hắn có một khả năng rất kỳ lạ: vạch ra những thói xấu của người khác,
nhất là những trò ma quỷ... tự tay hắn giết hàng trăm con chó đực vào mùa phối giống... bố trí cho hai thằng bạn cưỡng dâm một cô bạn gái để đứng
ngoài quan sát “biểu hiện thú vật của con người”. Hắn mê toàn những nhân
Đông, Tần Thủy Hoàng, Caesar, Hitler, Stalin... Theo kết luận của vị giáo sư: những kẻ coi phạm tội ác là nhu cầu thể hiện mình... giống nhau ỏ chỗ đều thù ghét đồng loại, muốn dùng đồng loại làm thí nghiệm.
Cũng theo Kinh Thánh, con người đều có thể làm việc ác, vì không ai trốn được tội tổ tông, “chưa nói đến hoàn cảnh thù nghịch, con người mà
lương tâm đã u ám thì nghĩ về cái ác dễ hơn” (Iosif Brodski). Lão Khổ cũng
từng tiếp tay cho sự thù hận bằng cách cô lập và kéo cả một tập thể cô lập bố con nhà lão Tự, lão đè bẹp ước mơ của con trai và ngăn cản tình yêu, lão thanh trừng bọn Tạ Bông một cách nhanh chóng... Thế nên, không tránh khỏi lúc lão từng bị coi là “quỷ dữ”. Nhân vật Tạ Duy Anh tạo nên luôn chấp chới giữa đôi bờ bản tính thiện - ác của người, luôn trong quá trình tự đào thải những cặn bã ở chính mình. Điểm riêng là, ngay cả với những nhân vật chính của tác phẩm, những nhân vật bao giờ cũng là đồng minh của cái thiện, họ không phải lúc nào cũng nhận ra cái xấu, cái ác ở mình. Vì tự bản thân mỗi người không phải là một tấm gương soi, thành cao trinh bạch đến mấy cũng có những tì vết, cũng không phải là huệ trắng. “Tôi” đi tìm nhân vật, là tìm cả cái phần tối trong mình một cách vô thức, mới nhận ra một quá khứ “đen” từng đẩy cô gái câm đến cái chết, và trong khi cuống cuồng chạy đến chỗ hẹn Thảo Miên, “tôi dùng chân hết” thằng bé đánh giày ngang đường “bằng một sự ghét bỏ mà tôi chưa từng thấy xuất hiện ở tôi bao giờ. Có thể từ một tình huống tương tự thế này mà một thằng bé đánh giày nào đó bị đâm chết - Tôi nghĩ một cách lạnh lùng... Mặt nó khá ngộ nghĩnh. Nó
ngã xuống, khuôn mặt kia sẽ tối lại, y như một ngọn nến bị thổi tắt”. Tội ác
bắt nguồn và có khi cũng chỉ là những ý nghĩ tăm tối. “Tôi” đi tìm và hình dung vụ thằng bé đánh giày bị đâm chết không loại trừ mục đích thoả mãn một sự chiêm ngưỡng. Vì sự ích kỷ, người ta có thể làm điều ác. Mẹ của bào
thai biết kể chuyện đã từng từ chối đứa con đầu tiên. Vì muốn trở lại là mình, nhân vật không còn cách nào khác là giết người, giết người không cho “tôi” là “tôi”, cũng chính là giết mình, tự huỷ cái tôi của mình. Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát, tiến sĩ N sau khi giết vợ (theo cái cách của Raxkonikôp,
“dùng chiếc búa, đập cho nàng một nhát”, mà nhân vật tôi thì hình dung
“ông cầm búa, ngắm nghía cẩn thận, nhằm vào giữa vầng trán thiên thần
nhỏ... và bổ xuống”) cũng tự sát. Tội ác bùng nổ vì bi kịch con người không
được quyền là mình, phải sống cho hình ảnh mình trong con mắt người khác. Xét rộng ra là bởi xã hội còn nhiều áp đặt, không thoả mãn được thứ tự do tối thiểu nhưng cần thiết nhất của mỗi con người. Trong cái không khí ngột ngạt và quánh đặc ở hầu hết các tiểu thuyết của nhà văn, cái không khí
“quỷ ám” ấy thì mỗi người đều có thể bị chuốt thành dao nhọn, thành nọc
độc lúc nào chẳng hay.
Với Tạ Duy Anh, cái ác là cả sự tối tăm, thù hận, ngu dốt và lầm lẫn... Nhà văn hay viết về cái ác như một nỗi ám ảnh mà người sáng tạo không thể và không được lẩn tránh. Suy nghĩ về cái ác là sự chiến thắng cái ác. Viết về cái ác là để đánh một hồi chuông cảnh tỉnh con người khỏi rơi vào vực hút đó - “hồi chuông gõ vào cái ác để lay thức cõi thiện”. Hồ Anh Thái đã rung tiếng chuông cảnh báo ngày tận thế của cõi người. Tạ Duy Anh không nghĩ đến ngày tận thế, nhà văn hướng cái tương lai sẽ được tạo ra bởi con người. Phải cảnh tỉnh, tất yếu phải cho người ta thấy những hình phạt của tội ác.
Sự trừng phạt với mỗi đối tượng khác nhau là khác nhau: trừng phạt và tự trừng phạt. Ác giả thì ác báo. Lão Phụng chết vì một thứ trừng phạt đến từ bên ngoài, sự hoang tưởng có một bầy âm binh đuổi theo khiến lão sa xuống vực chết. Tư Vọc nằm ác mộng mà giết phải em mình. Sự trừng phạt
còn di chuyển đến tận đời sau theo kiểu “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Lão Tự đã phải gánh chịu sự trừng phạt như một kẻ bị ruồng bỏ (giống như bọn Lý Bá trước kia), mà đó khác nào bị tước đoạt quyền làm người! Khôn thay, con lão cũng phải hứng đỡ cho cha. Cứ mỗi lần để thằng Hai Duy đánh xong, nó cảm thấy thoả mãn vì đã “trả nợ” được một chút.
“Bổn phận của mỗi ngày” là một “niềm hạnh phúc” của nó. Sự trừng phạt
đôi khi cay đắng và tỏ ra ác nghiệt khi nó không chịu khoan nhượng từ bỏ một ai, ngay cả khi họ không đủ sức chống đỡ nữa, hay đã sám hối một cách thành thực. Những người mẹ không thể giữ được cái sinh mạng nhỏ sắp ra đời, ấy chỉ là một kiểu hình phạt mà Tạ Duy Anh ghép vào nhân vật, để họ thấy rằng, không thể tha thứ cho những lỗi lầm, cho lối sống bản năng nhem nhuốc của mình.
Hình phạt cao nhất, khổ đau nhất chính là tự trừng phạt. Cái chết và ngục tù chỉ là sự tan biến của xác thể, kèm theo đó là linh hồn. Người có lương tâm sẽ đau khổ nếu nhận thức được lỗi lầm. Vẫn phải sống đoạ đày dằn vặt, như tình trạng một vết thương mình gây ra cho kẻ khác, lúc nào cũng lở lói và treo trước mắt, đó chính là sự ám ảnh khiến cuộc đời còn lại của nhân vật luôn giằng co, bị quăng lên, quật xuống không ngớt. Chính lương tâm khi ấy cũng trở thành một vết thương. Cuộc sống căng phồng như con diều ở đỉnh cao, ngọt ngào êm ái như hoa hồng của tiến sĩ N tự nó là một sự trừng phạt ghê gớm. Nó chứa đầy sự giả tạo, vô nghĩa, nó là hố chôn cái “thằng tôi bản gốc” ngay khi “cái thằng tôi bản sao” vẫn nhăn nhở sống. Sự trừng phạt với nhân vật “tôi” là những ám ảnh dính đầy máu có hình ảnh hồn cô trinh nữ bị huỷ hoại đi lang thang bên ngoài cửa sổ...
Nhưng hình phạt khủng khiếp nhất, với Tạ Duy Anh lại chính là cuộc sống trần thế. Bởi cuộc sống, nếu con người không tự tạo cho mình được thiên đường thì rất dễ rơi vào địa ngục.
“Con người: Thưa Chúa vì sao ngài đuổi chúng con ra khỏi Thiên đường?
Thượng đế: Hơi loài vật được sáng tạo bởi cơn ngẫu hứng của ta, chính các ngươi rời bỏ Thiên đường đấy chứ!”
Hình phạt này có nguyên mẫu là chuyện Chúa đuổi Ađam và Eva ra khỏi thiên đàng do họ ăn trái cây biết điều thiện điều ác. Lấy tích đó mà hiểu thì cuộc sống chính là chốn lưu đày.