Hoàn cảnh ra đời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về Chính thể của John Stuart Mill trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 41 - 43)

1.3. Khái quát về tác phẩm“Chính thể đại diện”

1.3.1. Hoàn cảnh ra đời

Như đã phân tích ở tiết 1.1, vào thời kỳ Mill sống, giai cấp tư sản Anh đã giành được ưu thế và chiến thắng các tầng lớp, giai cấp ủng hộ chế độ phong kiến. Điều này đồng nghĩa với việc giai cấp tư sản đã xác lập được sự thống trị của mình. Dưới chế độ quân chủ tư sản ở Anh, lao động

chân tay đã được thay thế bằng lao động máy móc, việc cơ khí hóa sản xuất đã làm cho giai cấp cơng nhân phát triển nhanh chóng. Tiềm lực kinh tế của giai cấp tư sản đang rất mạnh. Cùng với việc nước Anh đã đạt tới mức độ cơng nghiệp hóa rất cao thì số lượng cơng nhân là chiếm đa số dân chúng. Phần đa số này phải sống trong điều kiện vật chất thiếu thốn và không được học hành; việc phổ cập giáo dục của nước Anh hồi đó cịn chưa có nhiều tiến bộ. Mặt khác, đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của nước Anh dưới triều đại Nữ hoàng Victoria với nhiều cuộc cải cách chính trị để thích ứng với trào lưu dân chủ của châu Âu và Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh đó, John Stuart Mill suy tư và lo lắng cho tình trạng khơng được tham chính của một lượng thiểu số những con người tài năng được gọi là giới tinh hoa. Bởi lẽ, nguyên tắc số đông vẫn là nguyên tắc được tuân theo trong nghị trường mà số đơng ở đây lại chính là số lượng lớn bị thất học và dễ dàng bị thao túng bởi các chính trị gia mị dân. Thêm nữa, lý tưởng của John Stuart Mill là đem lại sự phồn vinh, công bằng cho tất cả mọi người và cuối cùng là nhằm có được sự tiến bộ xã hội. Tất cả những điều trên đã ảnh hưởng tới sự hình thành hệ thống tư tưởng của John Stuart Mill, đặc biệt thể hiện những trăn trở ấy trong tác phẩm “Chính thể đại diện”.

Ngay từ “Lời tựa”, Mill đã trình bày lý do trực tiếp nhất khiến ông viết “Chính thể đại diện”, đó là “nhất là các cuộc tranh luận mới đây về việc cải cách Quốc hội – cho thấy rằng những nhà “bảo thủ” lẫn “tự do” (nếu tôi được phép tiếp tục gọi như thế như họ vẫn cịn tự gọi chính mình) đã đánh mất lịng tin vào các tín điều chính trị mà họ vẫn còn trung thành trên danh nghĩa, song, điều này khơng có nghĩa là cả hai phái đã tìm ra được thứ tốt hơn để thay thế. Tôi thiết nghĩ một học thuyết tốt hơn về chính thể đại diện là có thể được, nhưng đó khơng phải là một sự thỏa hiệp đơn giản, xóa nhịa sự khác biệt giữa hai phái, trái lại, phải là một học thuyết có tính chất bao trùm khiến cho phái “bảo thủ” lẫn phái “tự do” đều có thể

chấp nhận được và khơng buộc ai phải từ bỏ lập trường chính trị của mình mà vẫn cịn tha thiết cả” [23, tr. 42].

Cùng với đó, Mill xác định mục tiêu mà ơng viết “Chính thể đại diện”, đó là “góp phần vào công cuộc đào luyện tinh thần chung cho xã hội” [23, tr. 42]. Ơng cho rằng, với tình trạng lúc đó thì việc có một học thuyết mà có thể bao trùm lên cả hai niềm tin chính trị của hai đảng phái khiến họ không mâu thuẫn với nhau cũng không ai phải từ bỏ niềm tin của mình là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, học thuyết kiểu này còn rất mơ hồ, xa lạ với dân chúng. Chính bằng cách xuất bản cuốn này, ông hy vọng sẽ giúp cho các chính khách giải quyết một số vấn đề còn khúc mắc, sâu sắc hơn là ơng muốn chính những người dân lao động kia được đọc, được hiểu họ có quyền gì và cần đấu tranh cho những quyền gì. Trên thực tế, những nỗ lực của Mill đã được đền đáp phần nào bằng những kết quả trên nghị trường thuận lợi với người lao động, ý này sẽ được nghiên cứu kĩ hơn trong những phần tiếp theo của Luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về Chính thể của John Stuart Mill trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)