Kết cấu và nội dung chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về Chính thể của John Stuart Mill trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 43 - 50)

1.3. Khái quát về tác phẩm“Chính thể đại diện”

1.3.2. Kết cấu và nội dung chính

Tác phẩm “Chính thể đại diện” của John Stuart Mill được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1861 gồm có mười tám chương như sau:

Chương I : Có thể lựa chọn hình thức chính thể ở chừng mực nào? Chương II : Tiêu chuẩn cho biết sự tốt đẹp của một hình thức chính thể Chương III : Hình thức chính thể mang tính đại diện là hình thức chính thể lý tưởng tốt đẹp nhất

Chương IV : Trong các điều kiện xã hội nào chính thể đại diện không thể áp dụng được

Chương V : Những chức năng đích thực của các cơ quan đại diện Chương VI : Những yếu kém và những nguy cơ – có khả năng xảy ra với chính thể đại diện

Chương VII : Dân chủ thực sự và dân chủ giả hiệu; Sự đại diện cho tất-cả và sự đại diện cho số-đông

Chương VIII : Mở rộng quyền bầu cử

Chương IX : Nên bầu cử hai giai đoạn hay không? Chương X : Kiểu cách bỏ phiếu

Chương XI : Nhiệm kỳ của nghị viện

Chương XII : Liệu có nên địi hỏi các thành viên nghị viện phải cam kết hay không?

Chương XIII : Về hệ thống lưỡng viện

Chương XIV : Về nền hành pháp trong một chính thể đại diện Chương XV : Về các cơ quan đại diện địa phương

Chương XVI : Về tính chất quốc gia trong liên hệ với chính thể đại diện Chương XVII : Về các chính thể đại diện liên bang

Chương XVIII: Về sự cai trị các nước phụ thuộc bởi một nhà nước tự do

“Chính thể đại diện” là một trong ba tác phẩm được chọn vào Bộ sách “Great Books of The Western World” cùng với hai tác phẩm khác đồng tác giả là “Bàn về Tự do” và “Chủ nghĩa cơng lợi”. Chính thể đại diện là một tác phẩm rất nổi tiếng, được coi là một tác phẩm kinh điển về triết học chính trị và triết học xã hội.

Trong nhiều bài báo và cơng trình nghiên cứu nước ngồi cũng như nhận định đồng ý của dịch giả Nguyễn Văn Trọng trong “Lời giới thiệu” cuốn “Chính thể đại diện” được Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2008 cho rằng, cùng với tác phẩm “Nền Dân trị Mỹ”2 của Alexis de Tocqueville tác phẩm Chính thể đại diện của John Stuart Mill được coi như là những tác phẩm kinh điển đóng vai trị nền tảng lý luận đối với các thiết chế chính trị - xã hội các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. Vậy, nội dung của cuốn

“Chính thể đại diện” có những yếu tố, ý tưởng gì mà lại có sức cuốn hút mạnh mẽ và khả năng ứng dụng cao như vậy ?

Có thể thấy, trong tác phẩm này được chia làm hai phần lớn. Phần thứ nhất bao gồm nội dung chương 1, chương 2. Phần này J. S. Mill khảo sát các hình thức chính thể trong lịch sử cũng như phân tích những giá trị, hạn chế của mỗi hình thức. Với việc kết hợp luận giải và những bằng chứng thực tế trong lịch sử, Mill đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái qt về các hình thức chính thể mà lồi người đã trải qua. Ơng cũng đưa đến cho người đọc cách hình dung về một chính thể tốt đẹp sẽ cần có những yếu tố nào. Phần thứ hai bao gồm 16 chương còn lại. Về cơ bản, phần này John Stuart Mill khẳng định tính lý tưởng của hình thức chính thể mang tính đại diện và đề xuất những ý tưởng để giải quyết một số vấn đề tồn đọng trong thời đại của ơng khi áp dụng chính thể đại diện. Ở điểm này, Mill đã khiến cho độc giả thấy được giá trị tư tưởng mang tính lịch sử của ơng khi chính trị Anh thời kỳ này đang bước vào giai đoạn khủng hoảng cũng như mang tính thời đại khi nhiều nước trên thế giới hiện nay cũng đang gặp phải những vấn đề nhức nhối về chính trị. Thêm nữa, ở phần thứ hai này, Mill dành một lượng nhỏ để nói đến các nước phụ thuộc hay thuộc địa của Anh thời bấy giờ. Từ góc nhìn của một học giả ở mẫu quốc trong lịch sử, độc giả khắp nơi trên thế giới đã có cơ hội mường tượng lại một khoảng thời gian trong quá khứ một cách khách quan và khá chính xác.

Tóm lại, John Stuart Mill đã để lại dấu ấn cho người đọc qua các thời đại chính bởi tâm huyết của một nhà triết học chính trị đồng thời là một chính khách. Với tình u tự do, dân chủ kết hợp với khả năng lý luận vượt trội cũng như cách lựa chọn và sử dụng dẫn chứng hợp lý khiến cho những tác phẩm của ông được coi là những cuốn sách kinh điển. Bởi vậy, tác phẩm “Chính thể đại diện” ln hấp dẫn và vẫn giữ được một số giá trị nhất định cho tới ngày nay.

Để đi vào nội dung chính của Luận văn, tác giả muốn giải thích thêm và rõ ràng hơn về tên gọi của tác phẩm “Chính thể đại diện”. Điều này rất quan trọng trong việc thống nhất giữa đối tượng và nội dung của Luận văn để tránh gây hiểu lầm.

Tên gốc tiếng Anh của tác phẩm này là “Representative government” và tên được dịch sang tiếng Việt bởi tác giả Nguyễn Văn Trọng là “Chính thể đại diện”. Theo chủ ý của dịch giả thì “Tác phẩm này từ thời Minh Trị đã được người Nhật dịch sang tiếng Nhật với nhan đề “Chính thể đại nghị”. Chúng tôi không dùng cách chuyển ngữ này vì e ngại độc giả hiểu lầm chủ đề của tác phẩm chỉ giới hạn về loại chính thể có hình thức nghị viện nhất định” [23, tr. 8]. Theo tác giả Nguyễn Văn Trọng, Mill “khơng có ý đề ra một khn mẫu hình thức cứng nhắc nào để đạt được chính thể lý tưởng mà ln ý thức rõ ràng rằng mỗi dân tộc phải tự tìm cho mình một kiểu cách tổ chức các thiết chế, sao cho thích hợp nhất với các đặc điểm cũng như trình độ tiến bộ của dân chúng” [23, tr. 9]. Cách giải thích này giúp cho vấn đề nghiên cứu của tác giả khơng bó hẹp trong một loại hình thức chính thể nào mà qua việc khảo sát các loại hình chính thể trong suy tưởng của Mill và những cách thức vận hành thế nào để có một xã hội tiến bộ, tác giả

mong muốn cung cấp một cách hiểu sâu hơn về tư tưởng của triết gia người Anh này cũng như khả năng ứng dụng cho các cải cách chính trị hiện nay.

Về danh từ “Government” là “Chính thể”, là một loại hình chính phủ hay hình thức chính thể, có thể hiểu là cách thức và trình tự lập ra cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của một quốc gia. Có hai loại: hình thức qn chủ và chính thể cộng hịa [Tài liệu 40]. Theo đó, danh từ “Government” của Mill sẽ có thể là hình thức qn chủ hay cộng hịa song nó phải đảm bảo về tính từ đại diện (hay đại nghị) “Representative” ở trong đó.

Tóm lại, với việc xác định rõ phạm vi nghiên cứu, tác giả khẳng định

đối tượng của mình là “Loại hình chính phủ” hay “Hình thức chính thể” (Form of Government) mang tính đại diện trong quan niệm của John Stuart

Mill trong tác phẩm “Chính thể đại diện”. Điều này nghĩa là, đối tượng của Luận văn khơng đi vào hình thức chính thể nhất định nào mà bàn luận về tính đại diện trong các hình thức chính thể. Từ đó, tác giả cố gắng phân

tích lý luận về chính thể của Mill và những quan niệm của ơng về một hình thức chính thể lý tưởng được gọi với cái tên “Đại diện”. Đó chính là phần nội dung Chương II của Luận văn này.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng ta đã đi tìm hiểu về những điều kiện kinh tế xã hội cũng như tư tưởng có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành tư tưởng triết học chính trị của John Stuart Mill. Sự hiểu biết đó kết hợp với những thông tin về cuộc đời của J. S. Mill đã giúp chúng ta hình dung được quá trình đấu tranh tư tưởng cũng như sự ra đời tác phẩm “Chính thể đại diện”.

John Stuart Mill sinh ra và lớn lên trong xã hội Anh thế kỷ XIX, thời kỳ mà kinh tế rất phát triển song cũng bao chứa trong nó những mâu thuẫn xã hội rất gay gắt. Đó là mâu thuẫn giai cấp giữa vơ sản và tư sản. Thêm vào đó là tình cảnh khổ cực của tồn thể nhân dân, khơng chỉ có giai cấp vơ sản. Phụ nữ và trẻ em cũng khơng có được quyền lợi thực sự, ngược lại, họ vẫn ln phải lao động vất vả và khơng có bất kì một sự bảo hộ nào. Chính trị Anh thời kỳ này cũng khá rối ren. Đứng trước những cuộc biểu tình, phẫn nộ của dân chúng, chính quyền Anh rơi vào tình trạng khủng hoảng về cách thức vận hành chính thể. Đối với dân chúng, về cơ bản, họ bị mất đi quyền tự do chính trị của mình. Một bộ phận được coi là giới tinh hoa trong xã hội Anh khơng có quyền tham chính bởi sự lấn át của số đơng. Thực chất, số đông được nhắc đến ở đây là số đông đã bị các nhà cầm quyền thao túng. Dưới những bất cập về chính trị, xã hội thời kỳ này, John Stuart Mill đã viết một hệ thống tác phẩm triết học chính trị của mình để đưa ra những đề xuất, kiến giải nhằm hướng đến một xã hội dân chủ, tiến bộ, mọi người dân được tự do, hạnh phúc.

Tác phẩm “Chính thể đại diện” là một trong những tác phẩm chứa đựng nhiều ý tưởng của J. S. Mill nhằm giải quyết các vấn đề đương thời nhất. Chương 2 của Luận văn sẽ đi vào phân tích những ý tưởng đó, đặc biệt là quan niệm về “Chính thể” của J. S. Mill. Đồng thời, trong chương này, tác giả luận văn cũng cố gắng đưa ra những đánh giá về giá trị cũng như hạn chế trong tư tưởng của ơng về “Chính thể”.

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA JOHN STUART MILL VỀ CHÍNH THỂ

TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH THỂ ĐẠI DIỆN”

Với hướng tiếp cận “Quan niệm về Chính thể của John Stuart Mill” dưới góc nhìn của khoa học Triết học chính trị, tác giả chọn khái niệm của nhà lý luận chính trị người Anh David Miller, hiện đang là Giáo sư chính trị học và xã hội học, Ủy viên chính thức tại Đại học Nuffield, Oxford làm khái niệm công cụ [Xem 68]. D. Miller cho rằng: “Triết học chính trị có thể định nghĩa là sự suy tư trên cơ sở triết học về cách thức tốt nhất để hài hòa đời sống chung của con người như các thể chế chính trị xã hội và các thực tiễn xã hội… Các nhà triết học chính trị thường thiết lập những nguyên tắc

cơ bản nhằm biện minh cho một mơ hình nhà nước cụ thể, chỉ ra những quyền cá nhân không thể chuyển nhượng được hoặc đề xuất các cách thức

phân chia các nguồn tài nguyên vật chất của xã hội cho các thành viên … Để làm những việc này, các nhà triết học chính trị thường phân tích và làm sáng tỏ những tư tưởng, khái niệm về tự do, bình đẳng, quyền lực, dân chủ và áp dụng chúng theo phương thức phê phán vào các thể chế chính trị xã hội hiện đang tồn tại”3.

Bản thân John Stuart Mill là một nhà triết học chính trị vĩ đại, trong tư tưởng của ông đã phần nào hướng tới những vấn đề cơ bản của triết học chính trị đương thời. Nếu như thời kỳ Trung cổ ở châu Âu, mối quan hệ hài hòa giữa Giáo hội và Nhà nước trở thành một vấn đề trung tâm trong triết học chính trị thì những năm đầu của thế kỷ XIX thời Mill sống, vấn đề trung tâm lại là việc giải quyết mối quan hệ giữa những người ủng hộ chính thể kiểu chuyên chế và những người ủng hộ cho kiểu nhà nước được giới

3 “Political philosophy can be defined as philosophical reflection on how best to arrange our collective life - our political institutions and our social practices …Political philosophers seek to establish basic principles that will, for instance, justify a particular form of state, show that individuals have certain inalienable rights, or tell us how a society's material resources should be shared among its members. This usually involves analysing and interpreting ideas like freedom, justice, authority and democracy and then

hạn bởi Hiến pháp và vấn đề về chính thể nào là lý tưởng nhất. Từ đó, các nhà triết học chính trị cố gắng phân định ranh giới giữa chính quyền và sự tự do của dân chúng, nghĩa là có những quyền tự do nào của dân chúng mà chính quyền khơng thể xâm phạm vào. Với tư cách là một nhà triết học, một người làm chính trị, Mill cũng đưa ra những tư tưởng triết học chính trị của mình theo vấn đề trung tâm này.

Mill được coi là một triết gia có hệ thống tư tưởng mà trong đó những tư tưởng về triết học chính trị, hay các triết lý chính trị là một phần khơng thể thiếu và đã có những đóng góp to lớn cho nền chính trị đương thời cũng như thời hiện đại. Cũng theo dịng những vấn đề cơ bản của triết học chính trị thời cận – hiện đại, Mill đã có những ý tưởng mà cho tới nay vẫn giữ được những giá trị nhất định.

Xét từ cách tiếp cận này, tác giả cố gắng chỉ rõ những tư tưởng của Mill về Chính thể, cụ thể là:

 Chính thể nào là chính thể lý tưởng nhất ?

 Để đảm bảo quyền tự do của con người, một mặt Nhà nước cần phải tuân theo những nguyên tắc nào? Mặt khác, người dân cần phải làm gì để tự bảo vệ quyền hạn của mình?

 Một số phương pháp giải quyết những vấn đề chính trị hiện tồn ?

Theo đó, Luận văn đi sâu phân tích những quan niệm của John Stuart Mill về chính thể xuất phát từ các luận điểm chính của ơng trong tác phẩm “Chính thể đại diện”. Cụ thể là lý luận chung của Mill về hình thức chính thể và những quan niệm về chính thể đại diện – hình thức chính thể mà ơng coi là lý tưởng, tốt đẹp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về Chính thể của John Stuart Mill trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)