2.1. Về hình thức chính thể
2.1.1. Lý luận chung về hình thức chính thể
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề về cách thức tổ chức nhà nước hay về chính thể ln là vấn đề mà các nhà tư tưởng băn khoăn và
bàn luận. Ở mọi thời đại, họ đều cố gắng lý giải về bản chất của chính thể, các loại hình chính thể và tham vọng của họ là đi tìm loại hình chính thể lý tưởng nhất.
Sớm nhất là những quan niệm của nhà tư tưởng chính trị cổ đại Hy Lạp Herodotus (khoảng 484 - 425 TCN). Ông được coi là “Người cha của chính trị học” khi là người đầu tiên phân biệt và so sánh các loại hình chính thể khác nhau như: Quân chủ trị; Quý tộc trị và Dân chủ trị. Hay Plato (428/427 - 347 TCN) đưa ra bốn loại hình thức chính thể, đó là cơ chế đặc thù của Sparta (nhiều người gọi là tài bản), cơ chế quả đầu, cơ chế dân chủ, cơ chế độc tài4 [58, tr. 219]. Với Mill, ơng khơng dành nhiều bàn luận cho các hình thức chính thể mà từ việc giải quyết các câu hỏi mang tính bản chất của các hình thức chính thể, ơng đã đưa ra một loại hình chính thể tốt đẹp nhất. Các câu hỏi đó lần lượt là: Các thiết chế chính trị là gì? Các hình
thức chính thể có thể lựa chọn được khơng? Nếu có, tiêu chuẩn nào cho biết một hình thức chính thể tốt? Với hình thức chính thể tốt ấy, cần những yêu cầu gì và phải làm gì để vận hành nó?
Ngay đầu tác phẩm, để đi đến chọn lựa cho một hình thức chính thể lý tưởng, Mill đặt ra câu hỏi mà theo ơng đó chính là mấu chốt của mọi xung đột về quan niệm thiết chế chính trị “Các thiết chế chính trị là gì?”.
J. S. Mill xem xét các phe phái có quan niệm khác nhau về chính thể. Đối với phe phái coi chính thể như là vấn đề về phương tiện và mục đích, Mill đưa ra các bước lựa chọn và xây dựng hình thức chính thể là:
Xác định mục đích mà các chính thể cần phải hướng đến
Thẩm định xem hình thức nào là tốt nhất để thực hiện các mục đích ấy
Đạt được sự đồng thuận của dân chúng
4 “the four governments of which I spoke, so far as they have distinct names, are, first, those of Crete and Sparta, which are generally applauded; what is termed oligarchy comes next; this is not equally approved, and is a form of government which teems with evils: thirdly, democracy, which naturally follows
Ngược lại, với những người cho rằng hình thức chính thể như một loại sản phẩm tự nhiên và coi Khoa học về chính thể là một nhánh của mơn lịch sử tự nhiên thì Mill khẳng định, họ không thể lựa chọn một trong các hình thức chính thể được. Với kiểu quan niệm này thì con người chỉ có thể làm quen dần với các hình thức chính thể. Họ coi các thiết chế chính trị cơ bản của một dân tộc giống như một loại sinh vật hữu cơ sinh trưởng lên từ bản tính tự nhiên và đời sống của dân tộc ấy. Cũng theo thuyết này, mọi cố gắng áp đặt về chính thể sẽ phải thất bại.
Đứng giữa những học thuyết này, Mill nhận định “Chẳng có một ai lại tin rằng bất cứ dân tộc nào cũng có thể vận dụng bất kỳ loại thiết chế nào” [23, tr. 45]. Nghĩa là, không tồn tại một loại chính thể tuyệt đối tốt và phù hợp với mọi xã hội. Ơng phủ nhận: “những gì đã tỏ ra là tốt cho một dân tộc khác lại cũng không thể là tốt cho một dân tộc này hay không thể cũng sẽ là tốt cho họ khi họ thấy nên tiếp thu nó” [23, tr. 47]. Như vậy, một kiến giải được đưa ra là nên xem xét và kết hợp những chính thể phù hợp với từng xã hội nhất định cũng như thích hợp với từng chủ thể nhất định “liệu những người sẽ phải vận hành nó có đủ kiến thức và sự khéo léo cần thiết để điều khiển nó hay khơng” [23, tr. 46]. Đây chính là điểm mà Mill khác biệt so với Bentham và James Mill. Ông chịu ảnh hưởng của Coleridge về quan điểm xem xét các chính thể phù hợp với từng xã hội cụ thể.
Từ việc khơng tán thành cũng khơng phủ nhận hồn toàn học thuyết nào trên đây, Mill đưa ra nhiệm vụ cần thực hiện là “phải cố gắng làm sáng tỏ gốc rễ của mỗi kiểu cách tư duy ấy và hiểu được thực chất ý nghĩa của chân lý trong đó” [23, tr. 46].
Sau khi phân tích nhiều quan niệm khác nhau và mặt đúng sai của các quan niệm ấy, ông đi đến kết luận “trước hết các thiết chế chính trị […] là sản phẩm của con người, có nguồn gốc và tồn thể sự tồn tại nhờ cậy
vào ý chí con người” [23, tr. 46]. Như vậy, các thiết chế chính trị ấy khơng
khiến cho con người phải tn theo, mà nó hồn toàn do con người tạo ra và được vận hành bởi con người. Điều đó cũng có nghĩa, trong mỗi giai đoạn của chính thể đều là sự thể hiện của ý nguyện con người nên chính thể có thể tốt hoặc xấu như những thứ khác mà con người có thể làm nên. Thực chất, trong lịch sử tư tưởng phương Tây, quan niệm về bản chất của các thiết chế chính trị xuất phát từ con người đã được đưa ra và ủng hộ rộng rãi. Ngay từ thời Phục Hưng, Machiavelli (1469 - 1527) đã có những quan niệm về Nhà nước thoát khỏi sự chế ngự của thượng đế. Machiavelli cho rằng, Nhà nước xuất hiện từ nhu cầu của con người. Ông đã tách việc nghiên cứu lý luận chính trị khỏi các giáo điều và luân lý tôn giáo. Machiavelli được coi là người mở đường cho những tư tưởng về nhà nước thốt khỏi ý niệm tơn giáo mà John Stuart Mill là một trong những đại biểu đi tiếp con đường này.
Từ những điều đã luận giải, John Stuart Mill đưa ra ba điều kiện tiên quyết cho một chính thể lý tưởng:
Thứ nhất, dân chúng phải thuận nguyện, chấp nhận hình thức chính thể đó, hay ít nhất cũng không bất mãn đến mức tạo nên chướng ngại khơng vượt qua được trong việc thiết lập nó.
Thứ hai, dân chúng phải thuận nguyện và có khả năng làm
những gì cần thiết để giữ cho chính thể đó đứng vững
Thứ ba, dân chúng phải thuận nguyện và có khả năng làm những gì được địi hỏi ở họ để cho chính thể đó có thể hồn thành được các mục đích của nó.
Ơng giả định, nếu dân chúng có ác cảm với một loại hình chính thể nào đó thì sự cản trở của họ có thể khiến cho hình thức chính thể đó khơng khả thi. Nhưng nếu dân chúng rất có thiện cảm nhưng lại khơng tự nguyện chấp thuận hay không đủ khả năng đáp ứng các điều kiện của nó thì cũng khơng đủ sức thực thi chính thể đó. “Một dân tộc có thể ưu ái một chính thể tự do, nhưng nếu do lười biếng hay thiếu suy nghĩ, do hèn nhát hay thiếu
vắng tính cộng đồng, họ sẽ khơng đủ sức thực thi các nỗ lực duy trì chính thể đó” [23, tr. 49].
Ơng phân tích rất cụ thể cho một xã hội chưa thể đủ điều kiện để vận hành một chính thể tự do khi mà trong xã hội ấy “nếu thấy ai đâm chém người khác trên đường phố thì tránh sang phía bên kia đường vì cho rằng việc ngăn chặn chuyện ấy là của cảnh sát và cho rằng sẽ an toàn hơn nếu khơng can thiệp vào chuyện khơng dính dáng đến mình” [23, tr. 51]. Ơng thẳng thắn thừa nhận rằng, một vài dân tộc châu Âu thời ơng sống vẫn cịn như thế. Như vậy, trong xã hội này chưa thể thích hợp với chính thể tự do và “những thứ thiết yếu hàng đầu cho cuộc sống văn minh khơng có chỗ nào để dựa vào” [23, tr. 51]. Theo đó, Mill chỉ ra những nguy hại nếu tồn tại một chính phủ đại diện trong điều kiện như vậy. Chính thể đó sẽ chỉ trở thành cơng cụ thuần túy của bạo chúa hay cho những âm mưu của các chính trị gia. Thêm nữa, các cử tri trên thực tế không quan tâm đến bầu cử, hoặc “nếu có đi bầu thì lại khơng đặt lá phiếu của mình trên cơ sở cơng ích mà bán nó lấy tiền, hoặc theo sự điều khiển của kẻ kiểm sốt họ, hoặc bầu cho người vì lý do riêng để lấy lịng kẻ đó” [ 23, tr. 51-52]. Như vậy, thực hành chính phủ đại diện trong điều kiện xã hội khơng tương thích khơng thể chống lại được chính quyền xấu thậm chí cịn trở thành bộ phận hỗ trợ thêm cho cỗ máy ấy. Đồng thời, Mill khẳng định, những khó khăn vật chất cũng trở thành những trở ngại cho việc vận hành một loại hình chính thể nào đó. Ở điểm này ông minh chứng bằng một số ví dụ về thế giới cổ đại.
Mill cũng luận về các xu thế thúc đẩy Tiến bộ của các hình thức chính thể. Ơng cho rằng, phương cách để chuẩn bị cho sự vận hành một hình thức chính thể phù hợp dựa trên nền tảng tập quán và truyền thống “Khi một thiết chế hay một tập hợp các thiết chế có được phương cách chuẩn bị dựa trên ý kiến, sở thích và tập quán của dân chúng, nó khơng những dễ dàng thuyết phục người ta chấp thuận hơn mà còn khiến cho người ta dễ dàng tiếp thu hơn và ngay từ khởi đầu sẽ gây được thiện cảm
nhiều hơn để dân chúng làm những gì địi hỏi ở họ, cả việc bảo vệ lẫn đưa các thiết chế ấy vào hoạt động, khiến cho họ đạt được kết quả tốt nhất” [ 23, tr. 54]. Từ đây, ông đưa ra một gợi ý với các nhà lập pháp rằng họ nên sử dụng những lợi thế về các tập qn hay tình cảm mà người dân đã có từ trước đó khi đưa ra một điều luật nào. Như vậy, điều luật ấy sẽ dễ được chấp nhận hơn. Mặt khác, với một số những điều luật hay ý tưởng mới đặc biệt hữu ích mà muốn đưa vào dân chúng thì cũng khơng đáng ngại khi mà “sự quen thuộc là rất có ích, thế nhưng một ý tưởng lúc đầu xa lạ mà được nhấn đi nhấn lại thì cũng sẽ trở thành quen thuộc” [23, tr. 54-55]. Nghĩa là trong suy tưởng của Mill, để những cái mới được chấp nhận thì cần phải có thời gian cho nó vượt qua những thói quen cũ và trở thành một thói quen mới. Bởi lẽ, thói quen là rất khó từ bỏ ở bất kỹ xã hội nào. Điều này Mill nhấn mạnh nhằm gợi ý dân chúng ủng hộ cho các điều luật mới hơn, tốt đẹp hơn như hệ thống bầu cử của Thomas Hare mà ơng phân tích về sau.
Mill ln mong ước về một chính thể tốt đẹp nhưng lại lo ngại trình độ dân chúng chưa đủ thích hợp cho chính thể ấy. Ơng viết: “Một dân chúng có thể cịn chưa sẵn sàng cho các thiết chế tốt đẹp, nhưng việc nhen nhóm lên lịng mong ước có được các thiết chế ấy phải là phần việc cần thiết cho sự chuẩn bị” [23, tr. 55]. Chính do lịng mong muốn này mà Mill đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục ý thức chung và giáo dục chính trị cho dân chúng.
Giáo dục dân trí cho một xã hội, theo Mill, một cách thức duy nhất vừa dễ dàng lại khả quan là “giới thiệu và biện minh cho một thiết chế hay một hình thức chính thể cá biệt, soi sáng minh bạch các ưu thế của nó” [23, tr. 55]. Việc này đồng thời khiến cho dân chúng hiểu và yêu cầu về thiết chế đó, đồng thời tạo điều kiện cho thiết chế đó được vận hành.
Như vậy, dân chúng cần có cả đạo đức, trí tuệ và tính tích cực để ủng hộ cho một thiết chế hình thành và vận hành. Với những phân tích trên đây,
Mill khẳng định “các thiết chế và hình thức chính thể là chuyện có thể lựa chọn được” [23, tr. 56].
Có thể thấy, cách giải thích vấn đề của Mill mang tính biện chứng rất sắc bén. Ơng phân tích cả hai chiều cạnh để cho thấy rằng niềm tin là một sức mạnh trong xã hội: “Chính những gì con người suy nghĩ quyết định việc họ hành động thế nào” [23, tr. 61].
Khi xác định được những điều kiện tiên quyết cho một chính thể tốt đẹp tồn tại và phát huy ưu thế, thì đâu sẽ là tiêu chuẩn cho một hình thức
chính thể lý tưởng?
Quả thực, đó là điều rất khó để xác định. Tuy nhiên, trong một phạm vi nhất định, Mill cho rằng, tiêu chuẩn của một chính thể tốt đẹp nằm trong (khơng phải “là”) việc can thiệp trực tiếp của các nhà chức trách đến sự sinh tồn của con người và ảnh hưởng của chính thể lên an sinh xã hội dựa trên tồn bộ lợi ích của con người.
Luận giải đến đây, ta tự hỏi, Mill coi thế nào là an sinh xã hội? Thế nào là lợi ích của con người để an sinh xã hội ấy dựa vào? Mill phân tích, so sánh cũng như đánh giá những phạm trù cơ bản có liên quan đến một chính thể, đó là “Trật tự”(Order); “Tuân phục”(Obedience); “Tiến bộ”(Progress); “Cải tiến” (Improvement) và “Bền vững”(Permanence). Cùng với việc phân biệt rõ ràng nội hàm cũng như ý nghĩa của các phạm trù trên đối với việc đánh giá một chính thể, Mill cũng đi đến khẳng định những yếu tố tích cực của một cá nhân, đó chính là những yếu tố vơ cùng quan trọng đóng góp cho cả một xã hội tiến bộ, là: Tính tích cực, tính dám làm, tính can đảm; đặc biệt là tính độc đáo, tính sáng tạo. Như một điều tất yếu, ông cho rằng, “bất cứ phẩm chất nào của chính thể hướng tới khích lệ tính tích cực, năng lực, tính can đảm, tính độc đáo, đều là cần thiết cho cả Bền vững lẫn Tiến bộ” [ 23, tr. 69].
Với những phân tích trên đây, Mill đã đưa ra tiêu chuẩn đầu tiên, yếu tố thứ nhất cho một chính thể tốt là phẩm hạnh và trí tuệ của những
con người hợp thành cộng đồng. Thêm nữa, các thiết chế của đất nước tổ chức thành công càng nhiều phẩm chất tốt và kiểu cách tổ chức càng tốt bao nhiêu thì chính thể càng ưu tú bấy nhiêu. Như ngay từ đầu phần này đã nói, Mill cũng tiếp tục đưa ra tư tưởng của mình về một chính thể tốt rằng nó được thể hiện thơng qua sự tác động lên con người với xu thế cải tiến hay làm hư hỏng dân chúng và tính tốt xấu của việc làm mà nó thực hiện cho họ và thơng qua họ.
Tiếp theo đó, J. S. Mill phân tích một số hình thức chính thể trong lịch sử. Một mặt, ông chỉ ra những điểm yếu, hạn chế của những chính thể này, chủ yếu là biểu hiện thơng qua sự tác động đến an sinh xã hội, đến dân chúng; mặt khác ông kết luận rằng “cái hình thức chính thể tốt đẹp một cách lý tưởng nhất sẽ được tìm thấy ở một trong các biến thể của Hệ thống mang tính đại diện” [23, tr. 96].
Tóm lại, trong suy tưởng của J. S. Mill, chính thể là sản phẩm của con người, có nguồn gốc cũng như tồn tại nhờ con người. Bởi vậy, chúng ta có thể lựa chọn được một trong các hình thức chính thể. Tuy nhiên, để hình thức chính thể trở nên phù hợp với một xã hội nào đó thì xã hội ấy cần quan tâm tới một số yếu tố như: sự ủng hộ của dân chúng đối với hình thức chính thể đó; dân chúng phải có khả năng giữ cho chính thể đó tồn tại vững chắc và dân chúng cũng cần phải có đủ năng lực để hồn thành những mục đích của chính thể họ lựa chọn.