Nền dân chủ đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về Chính thể của John Stuart Mill trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 71 - 78)

2.2. Những đặc trưng của hình thức chính thể mang tính đại diện

2.2.2. Nền dân chủ đại diện

Từ việc khẳng định hình thức chính thể đại diện là hình thức chính thể lý tưởng, Mill đi đến bàn luận về một nền dân chủ chính hiệu phù hợp với nó đó là nền dân chủ đại diện.

Tác giả bàn về hai nguy cơ chính có khả năng ảnh hưởng đến “chất lượng” của một nền dân chủ đại diện, đó là:

 Trình độ trí tuệ thấp trong hội đồng đại biểu và trong cơng luận kiểm sốt hội đồng.

 Sự lập pháp giai cấp dựa vào bộ phận đa số số học bao gồm toàn bộ những người cùng một giai cấp.

Theo suy nghĩ của Mill, hai nguy cơ trên đây đều xuất phát từ sự lầm

lẫn trong quan niệm về dân chủ. Theo ông, dân chủ thực sự là chính quyền

của tồn thể nhân dân do toàn thể nhân dân đều được đại diện một cách bình đẳng. Dân chủ giả hiệu mà một trong những biểu hiện của nó là chính quyền của tồn thể nhân dân do chỉ riêng một đa số dân chúng được độc quyền đại diện, điều này sẽ tước đi hồn tồn quyền bầu cử của nhóm thiểu số với cung cách bầu cử thời đại Mill. Ơng thẳng thắn phê phán tình trạng hiện tại ở Anh, “đó là hậu quả tất yếu của cái cung cách bầu cử hiện nay đang làm, tước đi hoàn toàn quyền bầu cử của những nhóm thiểu số” [23, tr. 208].

Từ đây, Mill đòi hỏi bất cứ tầng lớp nào cũng phải có đại diện cho họ. “Một đa số cử tri sẽ ln có một đa số đại biểu; nhưng một thiểu số cử tri cũng phải ln có một thiểu số đại biểu” [23, tr. 209-210]. Bởi lẽ, ai cũng giống như ai và họ đều phải được đại diện đầy đủ giống nhau, bất kể họ thuộc nhóm thiểu số hay đa số. Nếu điều này khơng được đảm bảo thì đó chỉ là một chính thể bất bình đẳng và đặc quyền.

Ơng tun bố, khơng thể có dân chủ nếu thiên vị cho giai cấp thống trị “Trong một quốc gia mà một giai cấp duy nhất chiếm đa số số học thì một nền dân chủ hồn tồn bình đẳng khơng thể loại bỏ hẳn được một số điều xấu xa nào đó; thế nhưng những điều xấu xa ấy sẽ làm trầm trọng hơn khi các nền dân chủ hiện hữu khơng phải là dân chủ bình đẳng mà lại là bất bình đẳng một cách có hệ thống, nhằm thiên vị cho giai cấp thống trị” [23, tr. 208]. Ở điểm này, Mill tỏ ra là một nhà xã hội chủ nghĩa đứng lên bảo vệ quyền lợi cho tất cả dân chúng ở mọi tầng lớp, kể cả dân nghèo. Như vậy, trong một nền dân chủ thực sự đảm bảo được quyền bình đẳng cho mọi người thì bất kể tầng lớp nào cũng phải có đại biểu của họ. Số đại biểu đại diện phải được tuân theo tỷ lệ.

Mill lên án quan niệm được cho là cố hữu trong ý nghĩ của con người, ông viết: “Thiểu số phải phục tùng đa số, số ít phải phục tùng số nhiều, ấy là một ý tưởng quen thuộc” [23, tr. 209]. Ý tưởng này vào thời đại của Mill đã khiến cho một lượng lớn dân chúng thất học, thiếu hiểu biết trở thành công cụ cho các chính trị gia và biến “nền dân chủ được tạo nên như thế thậm chí khơng đạt được ngay cả mục đích bề ngồi của nó là trao quyền lực chính quyền trong mọi trường hợp cho nhóm đa số số học. Nó làm một thứ gì đó hồn tồn khác: nó trao quyền lực cho một nhóm đa số của đa số, là những người rất có thể, và thường thì như vậy, chỉ là một nhóm thiểu số của tồn thể” [23, tr. 210]. Trên thực tế, những cử tri có học vấn và tinh thần cộng đồng cao nhất sinh sống tại các thành phố lớn ở Anh thời bấy giờ lại khơng có đại diện hoặc đại diện không theo đúng mong muốn của cử tri. Bởi lẽ, việc bỏ phiếu cho một ai đó phải chịu quyết định khá lớn từ màu sắc đảng phái hoặc người bỏ phiếu phải được giới thiệu từ cơ quan quyền lực nào đó. Vì thế mà, một ứng viên được đưa ra tranh cử khi anh ta “khơng có chút đặc sắc nào, khơng có ý kiến nào phân biệt được ngoại trừ khẩu hiệu của đảng” [23, tr. 213], và như thế anh ta sẽ được phần ưu ái hơn cả.

Đối với một con người nhiệt tình với tinh thần bình đẳng như Mill, ơng vạch rõ sự giả dối đó “các nhóm thiểu số phải được đại diện đầy đủ, ấy chính là một phần mang tính bản chất của nền dân chủ. Khơng có điều này thì khơng thể nào có dân chủ thực sự mà chỉ là màn trình diễn giả dối của dân chủ mà thôi” [23, tr. 215].

Sau khi phân tích những nhận định hay những ý kiến cải cách của John Russel (1792 - 1878), James Garth Marshall (1802 – 1873) về bầu cử, Mill đồng tình với ý kiến của Thomas Hare (1806 – 1891) nhất. Từ việc ủng hộ hệ thống của Thomas Hare, Mill ngầm ý chỉ ra cho mọi người thấy

cách thức để một học thuyết trừu tượng có tính ích lợi cao được đưa vào áp dụng thực tế như thế nào. Chỉ khi những ý tưởng tốt đẹp được chào đón thì

ở đó nền dân chủ thực sự mới hiện hữu. Đây là con đường mở ra cho những cải cách thực sự được thực hiện về sau ở Anh.

Nói về hệ thống của Thomas Hare, ơng cho rằng “đơn vị của sự đại diện, chỉ tiêu của các cử tri được quyền có một đại biểu cho mình, sẽ được xác định bằng quá trình lấy trung bình thơng thường” [23, tr. 218]. Và như vậy, mỗi cử tri có quyền tự do bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên nào mặc dù ứng viên đó tranh cử ở địa phương khác nhau trong cả nước. Vì vậy mà, có thể cử tri khơng ủng hộ và không muốn ứng viên tại địa phương của họ làm đại diện cho họ thì họ vẫn tìm kiếm được người đại diện cho mình trên địa bàn cả nước. Mill nhiệt thành ủng hộ và coi đó như một phương cách giảm thiểu chuyên chế của đa số: “trong mức độ như vậy, điều này có thể đem lại quyền bầu cử cho nhóm thiểu số mà nếu khơng thế thì những quyền ấy đã bị tước đoạt thực sự” [23, tr. 218].

Một lợi ích khác nữa mà hệ thống của ơng Hare đem lại, đó là, kể cả cử tri bầu cho ứng viên địa phương của họ mà ứng viên đó khơng đủ số lá phiếu để được đại diện thì lá phiếu của họ vẫn có thể đem lại sự đại diện đối với ứng viên nào đó ở một địa phương khác. Bởi vì, trong lá phiếu của họ được ghi tên những ứng viên họ bầu cho theo thứ tự ưu tiên, và “cần thiết phải để cho số phiếu được tính cho người đắc cử khơng vượt q chỉ tiêu, dù cho ứng viên có thể thu được nhiều đến đâu đi nữa: số phiếu còn lại bầu cho anh ta có thể có phiếu bầu tính cho người tiếp theo trong những danh sách tương ứng cần đến những phiếu ấy, và nhờ số phiếu còn lại ấy mà người đó hồn tất được chỉ tiêu” [23, tr.219]. Bằng cách này, bất kể cử tri nào cũng sẽ tìm được cho mình người đại diện. Ngồi ra, tính minh bạch của bầu cử cũng được đề cao “những lá phiếu và tất cả các yếu tố tính tốn có thể đặt ở nơi lưu trữ mà tất cả những ai quan tâm đều có thể tiếp cận được; và nếu bất cứ ai thu được chỉ tiêu mà không đắc cử một cách sai trái thì người ấy dễ dàng có thể chứng minh được điều đó” [23, tr. 220].

Trích dẫn cuốn “Luận thuyết về Bầu cử các Đại biểu” của ông Hare, Mill đánh giá rất cao: “Càng nghiên cứu những cơng trình này sâu hơn, càng có ấn tượng mạnh mẽ hơn về tính khả thi hồn hảo của kế hoạch và những lợi thế phi thường của nó, tơi xin mạnh dạn dự đoán như thế” [23, tr. 221]. Mill đánh giá “kế hoạch của ông Hare thuộc loại những cải tiến vĩ đại nhất từng được tạo nên trong lý thuyết và thực hành chính quyền” [23, tr. 221], bởi nó đảm bảo cho sự đại diện tỷ lệ theo số đông của bất cứ cấp bầu

cử nào dựa trên các nguyên tắc cơng lý và bình đẳng. Thêm nữa, các cử tri

khơng cịn bị đại diện bởi một người mà họ không lựa chọn như thực tế ở Anh lúc đó. Với thiểu số ở địa phương khơng đủ để bầu cho một đại diện thì “sẽ để ý chờ đợi xem có ứng viên nào tại đâu đó có vẻ như sẽ thu được số phiếu bầu khác thêm vào số phiếu bầu của họ” [23, tr. 223]. Chính kiểu cách bầu cử này sẽ có thể đánh giá đúng tài năng và trí tuệ của các ứng cử viên, nó có ích hơn hẳn tình trạng đương thời khi một ai đó có tài năng và cá tính cũng rất khó được vào Nghị viện. Lý do bởi “Chỉ có những người có ảnh hưởng địa phương, hay là những người tiến thân bằng cách chịu chi tiền rộng rãi, hay là những người được một trong hai đảng lớn cử xuống” [23, tr. 223] mới có thể đắc cử. Với những ý tưởng của ông Hare, nếu một ai đó khơng được đại diện bởi người mà họ mong muốn vì sự khắt khe trên thì họ “đều có thể điền vào lá phiếu của mình trong danh mục các ứng viên, những người được chọn từ tất cả những người danh tiếng trong quốc gia, có ngun tắc chính trị chung mà họ có thiện cảm” [23, tr. 223]. Điều này mở rộng cơ hội vào Nghị viện cho các ứng viên có tài năng và cá tính mà không chi tiền hay là người của đảng phái nào.

Có thể đánh giá, hệ thống bầu cử theo ơng Hare đáp ứng được tính đại diện cho những nhóm thiểu số. Mặt khác, “những nhóm đa số hẳn cũng bị bắt buộc phải chú ý tìm kiếm các nghị sĩ có tầm cỡ cao hơn nữa” [23, tr. 224]. Thêm một lợi ích từ hệ thống này là, “một khi người được các nhà lãnh đạo đề cử cũng sẽ phải đọ sức cạnh tranh không phải chỉ với ứng viên

của nhóm thiểu số mà cịn với tất cả những người đã thành danh trong nước mong muốn được phục vụ” [23, tr. 224]. Theo đó các cử tri khơng cịn bị áp lực từ tiền hay từ các đảng nữa. Hơn nữa, sự cạnh tranh công bằng giữa các địa phương cũng được thực hiện, “các đơn vị bầu cử sẽ trở thành những người cạnh tranh nhau để có được ứng viên tốt nhất và sẽ ganh đua nhau lựa chọn trong số người ở địa phương có kiến thức và quan hệ, tìm ra những ai nổi bật nhất về mọi phương diện khác” [23, tr. 225].

Bằng cách phân tích hệ thống bầu cử của ơng Hare, J. S. Mill đã gián tiếp chỉ ra cách thức duy trì một nền dân chủ chính hiệu chứ khơng như “trong nền dân chủ giả hiệu, thay vì đem lại sự đại diện cho tất cả, lại đưa đến sự đại diện riêng cho những nhóm đa số địa phương, tiếng nói của nhóm thiểu số có kiến thức có thể khơng có được cơ quan ngơn luận nào hết trong hội đồng đại biểu” [23, tr. 225-226]. Cũng bằng phương pháp này, chất lượng các đại biểu được cải thiện rõ rệt. Bởi “Nhóm thiểu số có kiến thức phân tán ở khắp các khu vực bầu cử có thể hợp nhất lại để làm đắc cử một số đại biểu tỷ lệ theo số đơng của chính họ, là những nhân vật có tài năng nhất mà đất nước có được” [23, tr. 226]. Và chính những đại biểu của số đơng lúc này sẽ phải tìm cách đáp trả lại những lý lẽ hay luận cứ của những vị đại diện của thiểu số có kiến thức, tài năng khác.

Một điểm nữa về những định chế và những tập quán khiến cho những người tài giỏi không gây được ảnh hưởng xứng đáng tới dân chúng. Nếu họ trở thành những đại biểu trong Nghị viện thì “ảnh hưởng của những bộ óc dẫn đường ấy chắc chắn cũng làm cho người ta cảm nhận thấy rõ rệt trong những sự cân nhắc chung dù mọi người đều biết rằng những bộ óc này thường có sắc thái đối lập lại với ý kiến và cảm nhận của công chúng” [23, tr. 228].

Mill nhận định rằng, khơng có cộng đồng nào có thể tiến bộ bền vững và lâu dài mà khơng có lúc xung đột giữa lực lượng mạnh nhất và lực lượng đối địch nào đó. Nếu như chỉ có một thế lực ln ln giành chiến

thắng thì khi ấy sẽ khơng cịn bất kỳ xung đột nào, điều này đồng nghĩa với việc tiếp theo sau sẽ là sự đình đốn và rồi sẽ là sự suy tàn.

Mill tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình, “Khi Dân chủ là tối thượng thì khơng có cái Một người hay một Số ít đủ mạnh để cho ý kiến bất đồng và lợi ích bị tổn hại hay bị đe dọa dựa dẫm vào được” [23, tr. 230]. Ơng khẳng định, khó khăn lớn nhất của các chính quyền dân chủ từ trước tới thời ông sống là khơng có một sự bảo hộ nào dành cho những ý kiến chống

lại chính quyền. Và nếu độc quyền thì sẽ mau bị tan rã “do thiếu một điểm

tựa như thế mà những xã hội cổ đại, và, trừ vài ngoại lệ, cả những xã hội hiện đại đều hoặc là rơi vào tan rã, hoặc là trở thành tĩnh tại (đồng nhất với sự sa đọa dần mịn) thơng qua ưu thế độc nhất thuộc về chỉ riêng một bộ phận của những điều kiện an sinh xã hội và tinh thần” [23, tr. 231].

Đi bên cạnh kiểu cách độc quyền ấy, ông lưu ý tới một trò lừa bịp mà ơng gọi là “trị lừa bịp ngôn từ” khi các nhà nắm quyền tách rời cư dân của những địa phương ra khỏi Tên của địa phương đó. Ơng viết: “Nghị viện phải đại diện cho tất cả các tỉnh thành và quận huyện chứ không đại diện cho những con người. Nhưng chẳng ai định thủ tiêu các tỉnh thành và quận huyện cả” [23, tr. 234]. Trong trường hợp như vậy, những đại diện đó khơng thể là đại diện cho dân chúng được, nói đúng hơn họ chỉ là “đại diện” cho nơi họ sống mà thôi.

J. S. Mill bênh vực những ý tưởng mới. Ông cho rằng, phải vượt qua những thành kiến, khó khăn thì cái mới mới có thể thành hiện thực được. “Trở ngại nghiêm trọng duy nhất là sự chưa quen: trở ngại này quả thật là kinh khủng bởi vì trí tưởng tượng rất dễ cam chịu chấp nhận một sự thay đổi lớn về nội dung hơn là một thay đổi thật nhỏ về tên gọi và hình thức. Thế nhưng khi có một giá trị thật sự nào đó trong một ý tưởng thì sự chưa quen là một thứ bất lợi chỉ cần có thời gian là có thể xóa bỏ” [23, tr. 236].

Ông ngầm vẽ ra một diễn biến của việc chấp nhận cái mới. Đầu tiên là cái mới sẽ gặp phải thành kiến mù quáng. Cần phải làm cho các thành

kiến ấy suy yếu đi và phơi bày được những ưu điểm của cái mới. Từ đó, việc áp dụng những ý tưởng mới vào thực tiễn trở nên khả thi hơn. Từ đây, Mill thừa nhận về những khó khăn cho học thuyết của ơng Hare là “nhận xét bị thổi phồng lên đối với tính phức tạp của hệ thống, và nỗi hồi nghi đi kèm theo rằng liệu nó có khả năng thực hiện được hay khơng” [23, tr. 244]. Mill cho rằng, lời giải đáp đầy đủ duy nhất cho cách phản đối này là sự thử nghiệm thực tế. Chỉ có đưa vào thử nghiệm trong một lĩnh vực hạn chế nào đó, như là bầu cử hội đồng đơ thị của một tỉnh thành lớn, mới có thể nhận biết được tính khả thi của hệ thống. Mặc dù “những thử nghiệm như thế hẳn sẽ là một thử nghiệm rất khơng hồn hảo đối với giá trị của bản kế hoạch” [23, tr. 244], nhưng nó cũng là những khởi đầu cho một cuộc đấu tranh giành phần thắng về cái mới tiến bộ.

Thơng qua việc bàn luận về con đường đầy khó khăn mà những tư tưởng tiến bộ được thực hiện trên thực tế, Mill đưa ra triển vọng về một ngày, “Cái ngày mà Nghị viện sẽ phê chuẩn cho một thử nghiệm cục bộ như thế, tôi tin rằng sẽ khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của Cải cách Nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về Chính thể của John Stuart Mill trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)