Những vấn đề đặt ra về vai trò của Nhà nước với phát triển bền vững ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước với phát triển bền vững ở việt nam (Trang 63 - 73)

2.4.1. Về chính sách

Ở nước ta hiện nay không ít trường hợp chính sách Nhà nước đúng nhưng vẫn không được thực hiện đến nơi đến chốn, hiệu quả chưa cao, thậm chí thực hiện sai. Trong thực hiện chính sách có nhiều khâu, trong đó, việc quán triệt chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường vẫn là khâu còn nhiều vướng mắc. Nhiều chính sách đã không được quán triệt đến nơi và đến các đối tượng cần thiết dường như còn khá phổ biến. Chính việc không nhận thức kịp thời hoặc nhận thức không đúng đã làm giảm vai trò, tác dụng của chính sách kinh tế, xã hội và môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp cơ sở chưa quán triệt sâu sắc chính sách nên khó khăn trong việc phổ biến và thực hiện chính sách.

Trong vấn đề thực hiện chính sách thì việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm đang nổi lên ở nhiều nơi đã làm giảm đáng kể hiệu lực quản lý của Nhà nước. Một kết quả điều tra ở 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Bình cho thấy, có nhiều ý kiến xác nhận rằng pháp luật không nghiêm là yếu tố làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường. Cụ thể là có 132/155 (85,2%) cán bộ quản lý doanh nghiệp, 103/126 (81,7%) cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh cho rằng pháp luật không nghiêm là yếu tố làm giảm hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường [34, tr .250]. Chính những sự bất cập đó đã làm hạn chế vai trò của các văn bản pháp luật, chính sách với tư cách là những công cụ quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

Một vấn đề nữa được đặt ra là Nhà nước ta, mặc dù, đã có không ít các chính sách kinh tế, xã hội nhằm phát triển các vùng và địa phương, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, song hiệu quả lại chưa cao. Điều đó có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân và một trong đó là khi thực hiện chính sách, ta chưa chú ý đúng mức và triệt để khai thác các giá trị văn hóa truyền thống (phong tục, tập quán) trong quan hệ con người - tự nhiên của người dân ở mỗi vùng cụ thể. Trong khi đó, rất nhiều luật tục, thói quen, kinh nghiệm, cách ứng xử của cư dân địa phương được đúc rút, hình thành và kiểm chứng qua thực tiễn cuộc sống trở thành những giá trị tích cực

trong quan hệ giữa con người - tự nhiên. Chúng ta biết rằng, việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng như giải quyết các vấn đề môi trường sinh thái cụ thể đặt ra ở một vùng nào đó phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hỗ trợ và sự tham gia của cộng đồng dân cư bản địa. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, đang tồn tại một “kiểu bảo vệ hiện tại thường lãng quên hay cố ý lãng quên các yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân địa phương”. “Kiểu bảo vệ” đó ít chú ý đến các hiểu biết, các kiến thức, cách quản lý truyền thống, cách tổ chức xã hội của họ; thậm chí các nhà quản lý thường không chú ý đến quyền lợi của các cộng đồng địa phương, đến quyền được hưởng thụ các lợi ích do những hoạt động phát triển và bảo vệ đem lại.

Thêm vào đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở nhiều nơi chất lượng thấp, nhất là công tác giám sát. Ví dụ như việc giám sát hoạt động xử lý nước thải ở các nhà máy sản xuất còn hạn chế nên dẫn đến việc các nhà máy này đã thải khối lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý trực tiếp ra sông, biến các dòng sông xanh thành những dòng sông “chết”, điển hình là nhà máy sản xuất bột ngọt Vê-đan, mặc dù đã có kiểm tra, giám sát nhưng sau rất nhiều năm, việc xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải của nhà máy này mới được phát hiện; hay việc giám sát hoạt động của các cán bộ trong ngân hàng Nhà nước, trong các công trình đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước còn hạn chế, nên các các cán bộ này có cơ hội để lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hàng tỷ đồng, gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước, làm suy giảm niềm tin của nhân dân…

Có thể nói rằng việc chưa coi trọng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách của Nhà nước đã dẫn đến phần lớn các tiêu cực trong xã hội, làm chậm lại những cố gắng, những thành quả của Chính phủ và nhân dân trong sự nghiệp PTBV đất nước.

Trong vấn đề về chính sách, nổi bật hơn cả là vấn đề về sự kết hợp hài hòa giữa

chính sách kinh tế, chính sách xã hội và chính sách môi trường.

Chính sách kinh tế, chính sách xã hội và chính sách môi trường đều là những công cụ điều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước, tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội và môi trường của mỗi quốc gia. Mỗi một chính sách đều có vị trí nhất định trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Lịch sử loài người đã cho thấy khi sự phát triển mà không đi đôi với bảo vệ môi trường sẽ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển kinh tế. Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức

khỏe con người, đến đầu vào của các yếu tố sản xuất. Trong nhiều năm trở lại đây, sự kết hợp giữa nhiệt độ cao, hạn hán, cháy rừng…và sự gia tăng nhu cầu sử dụng lương thực để chế tạo nhiên liệu sinh học đã làm cho lương thực trở nên khan hiếm trầm trọng, giá lương thực leo thang dẫn đến hệ quả là những vấn đề xã hội xuất hiện và vì không được giải quyết khéo léo nên đã dẫn tới bùng nổ những vụ bạo loạn và biểu tình, nhất là ở Bắc Phi và Trung Đông; nạn đói hoành hành còn đẩy những người nghèo khó vào tình cảnh khốn cùng, đe dọa mạng sống của hàng chục triệu người ở các nước kém phát triển. Ngược lại, sự tăng trưởng kinh tế mà xem nhẹ các vấn đề xã hội, tức là xem nhẹ các vấn đề liên quan đến con người, trung tâm của sự phát triển thì cũng không thể có sự phát triển lâu bền kinh tế, xã hội nói chung. Nhưng nếu quá nhấn mạnh đến tiến bộ, công bằng xã hội và vấn đề môi trường vượt quá khả năng tăng trưởng kinh tế thì cũng không có nguồn lực vật chất để thực hiện, khi đó những lời hứa hẹn đem lại tiến bộ xã hội hay bảo vệ môi trường chỉ là lời nói suông, thêm vào đó, việc quá nhấn mạnh công bằng xã hội xem nhẹ tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến chế độ bình quân, gia tăng sức ỳ của xã hội, sự thụ động của người dân ỷ nại vào Nhà nước, làm cạn nguồn lực, tính năng động xã hội, giảm tăng trưởng kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn. Do vậy, cần phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn phát triển, trong từng bước đi của sự phát triển.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, trong quá trình hình thành và thực thi chính sách, giữa chính sách kinh tế, chính sách xã hội và chính sách môi trường chưa thực sự gắn kết với nhau, tức là chưa đặt ba trụ cột đó trong một chỉnh thể của hệ thống với sự gắn bó chặt chẽ và quy định lẫn nhau giữa các quá trình phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển con người và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Điều này dẫn đến nhiều hệ quả xấu như sự phân hóa về thu nhập và tài sản giữa các tầng lớp nhân dân ngày càng lớn, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần, những tác động do sự biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ sức ảnh hưởng đối với nước ta như: bão lũ, lũ lụt ngày càng tăng và để lại thiệt hại to lớn về người và tài sản, khô hạn, hoang hóa đất đai…đặc biệt, trong thời gian nhiều năm trở lại đây nhiều làng ung thư đã xuất hiện ở xung quanh các nhà máy sản xuất liên quan đến hóa chất, những bệnh dịch về đường hô hấp ngày càng gia tăng về số lượng người mắc phải do sự ô nhiễm quá mức của

môi trường, nhất là ở các khu công nghiệp, các khu đô thị dân cư đông đúc, ngày càng xuất hiện nhiều các dòng sông “chết” do phải hứng chịu lượng nước thải từ các khu công nghiệp đổ ra, nhiều đất đai nhiễm thuốc sâu nặng…làm giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và về lâu dài chính điều đó cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế. Có thể nói rằng hiện nay, tuy nước ta chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp nhưng thực trạng về tài nguyên và môi trường đã đến mức gay gắt không kém gì các nước công nghiệp phát triển.

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm PTBV, trong đó mục tiêu phát triển kinh tế luôn gắn chặt với mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, song việc quán triệt và triển khai thực hiện đường lối đó trên thực tế còn nhiều bất cập. Điều này được biểu hiện ở chỗ: trong những kế hoạch, dự án phát triển của các địa phương, các ngành, các đơn vị…, mục tiêu kinh tế vẫn chiếm vị trí ưu tiên, nếu không nói là duy nhất. Thực tế việc bảo vệ tài nguyên, môi trường còn bị động (thể hiện ở chỗ chỉ có biện pháp khắc phục, giải quyết sau khi đã xảy ra những vấn đề môi trường, mà chưa chủ động ngăn ngừa phòng chống). Công tác đánh giá và thẩm định một cách khoa học những tác động môi trường còn chưa được quan tâm đầy đủ. Mặt khác nhiều chủ thể kinh tế vẫn coi công tác bảo vệ môi trường là chức trách, nhiệm vụ riêng của các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường.

Bên cạnh đó, sự phối hợp mục tiêu bảo vệ môi trường giữa các cơ quan có chức năng trực tiếp quản lý Nhà nước về môi trường (Bộ tài nguyên và môi trường, Cục môi trường) với các bộ, ngành khác chưa chặt chẽ, thống nhất. Dường như nhiệm vụ bảo vệ môi trường là của riêng các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực này mà chưa được coi như một nhiệm vụ trực tiếp và quan trọng của các ngành hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Sự mâu thuẫn này diễn ra không phải cá biệt. Chẳng hạn, Chương trình bảo tồn vùng sinh thái Trung Trường Sơn của WWF - Đông dương (Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã) đánh giá khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Quảng Nam, là “kho dự trữ đa dạng sinh học quan trọng nhất của các vùng ưu tiên” và tài trợ cho dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại đây với nội dung bước đầu chủ yếu là thiết lập quan hệ cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thu hút sự tham gia của nhân dân địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, đào tạo cán bộ…Tuy nhiên, Bộ kế hoạch và đầu tư lại quyết định cấp phép khai thác chế biến vàng và khoáng sản cho Công ty trách nhiệm hữu hạn vàng Phước Sơn (Liên doanh giữa Công ty công nghiệp miền

Trung và công ty New Vietnam Mining Corp – Canada) có điểm khai thác rộng tới 70 km2, chủ yếu nằm trong khu bảo tồn này. Tổng đầu tư cho dự án này là 10 triệu USD, công suất khai thác khoảng 100.000 tấn quặng/năm trong thời hạn 30 năm [34, tr.247]. Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng sự quản lý của Nhà nước đối với tài nguyên môi trường chưa thật sự đi theo hướng PTBV, mà còn bị chi phối bởi yếu tố kinh tế thị trường, điều khiến cho các chính sách xã hội và luật pháp về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường kém hiệu quả.

2.4.3. Sự yếu kém của thành phần kinh tế Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, kinh tế Nhà nước được xác định là giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế Nhà nước bao gồm hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống dự trữ quốc gia tài nguyên, đất đai, vùng biển thuộc sở hữu Nhà nước, hệ thống dịch vụ Nhà nước. Hệ thống các công cụ này giúp cho kinh tế Nhà nước giữ được vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước được thể hiện ở những nội dung như: nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu để phát huy vai trò đòn bẩy, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường; mở đường, hướng dẫn hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế; tạo nền tảng cho sự hình thành chế độ xã hội mới. Thành phần kinh tế này đảm bảo cho Nhà nước có thực lực vật chất, có công cụ vật chất để thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô một cách có hiệu quả; chủ động triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội, cũng như khắc phục, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Thiếu lực lượng vật chất này thì mọi chính sách, biện pháp can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế nói chung đều không hiệu quả.

Trong những năm qua, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp đổi mới, cải cách kinh tế Nhà nước như: xóa bỏ bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà Nước từ 12.000 đến nay còn 1.700 doanh nghiệp, đã hình thành các tập đoàn, tổng công ty chủ yếu hoạt động theo hình thức công ty mẹ, công ty con, trong đó 74% công ty con là công ty cổ phần đa sở hữu và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực của thành phần kinh tế Nhà nước nói chung, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa phát triển ngang tầm với vị trí của nó, đảm bảo cho nó giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Trong hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước,

hầu hết là làm ăn thua lỗ, chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả, gánh 80% đóng góp của khu vực này vào ngân sách. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia tháng 4/2008, vốn đầu tư của khu vực kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội. Từ năm 2000 đến năm 2003, tỷ trọng này luôn trên 50%, những năm tiếp theo có giảm hơn: năm 2004 là 48,06%; năm 2005 là 47,11%; năm 2006 là 46,4%; năm 2007 là 43,3%.

Nhưng đóng góp vào GDP thì không tương xứng:

Năm 2000 là 38,52%; năm 2003 là 39,08%; năm 2004 là 39,10%; năm 2005 là 38,40%; năm 2006 là 37,32%; năm 2007 là 36%.

Ngoài ra, so với các thành phần kinh tế khác, vấn đề tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp Nhà nước kém và không cân xứng với nguồn lực to lớn mà nó sử dụng. Nếu so với tổng lao động trong cả nước 43,35 triệu lao động trong năm 2006 thì số lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước là 4,4% trong khi đó lại sử dụng 1/2 tổng đầu tư xã hội. Thành phần kinh tế Nhà nước đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước với phát triển bền vững ở việt nam (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)