Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (nghiên cứu trường hợp tại công ti cổ phần bitexco) (Trang 28 - 35)

9. Kết cấu luận văn

1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các tiêu chí

1.2.1. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thứ nhất, trách nhiệm đối với thị trường và người tiêu dùng

Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng (bao gồm trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, chất lượng, độ an toàn, tin cậy của các dịch vụ, độ chính xác của thông tin quảng cáo, công khai về tiêu chuẩn chất lượng,…). DN là chủ thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên và tốt hơn về vật chất và văn hóa của mọi người; cùng với các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh khác tạo nên một thị trường hàng hóa, dịch vụ phong phú, cạnh tranh công bằng, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng; góp phần quyết định chứng tỏ sức mạnh kinh tế của đất nước;

Chức năng của DN là sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá có thể cho phép duy trì được công việc kinh doanh. Việc thực hiện nghĩa vụ kinh tế là để đảm bảo sự tồn tại của DN, sự phát triển của thị trường hàng hóa, dịch vụ nói riêng, sự phát triển của nền

kinh tế quốc gia nói chung. Trách nhiệm kinh tế của DN bao gồm cách thức phân bố các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống xã hội, tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm,... Trong khi thực hiện nghĩa vụ này, các DN thực sự góp phần tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại, phát triển của bản thân DN.

Ngoài ra, đối với thị trường và người tiêu dùng, DN phải bảo đảm chữ “tín”, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán như đã bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Pháp luật không thể quy định và tiết chế tất cả các hoạt động của DN. Chính DN phải bảo đảm thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật.

Trong kinh doanh, DN có quan hệ không chỉ với khách hàng, mà còn quan hệ với các nhà đầu tư ngân hàng, nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trợ giúp, các viện khoa học, trường đại học thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế, v.v..

TNXH của DN đối với thị trường bao gồm cả trách nhiệm đối với các cổ đông (vấn để bảo tồn và phát triển các tài sản được ủy thác, mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho các cổ đông). Trách nhiệm của DN là bảo tồn và phát triển các giá trị được ủy thác. Những giá trị tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được tự nguyện giao phó cho DN - mà người đại diện là những người quản lý, lãnh đạo với những điều kiện ràng buộc nhất định. Đối với chủ sở hữu tài sản, những cam kết ràng buộc này là khác nhau với từng đối tượng, nhưng về cơ bản đều liên quan đến những vấn đề về quyền và phạm vi sử dụng những tài sản, giá trị được ủy thác, phân phối và sử dụng phúc lợi thu được từ tài sản và việc sử dụng tài sản, báo cáo, thông tin về hoạt động giám sát.

Chủ sở hữu của DN là những cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp một phần hay toàn bộ nguồn lực tài chính cần thiết cho hoạt động của DN. Chủ sở hữu có thể là các cổ đông, là Nhà nước (nếu là DN Nhà nước), là cá nhân (nếu là DN tư nhân). Chủ sở hữu là những người đầu tiên đóng góp nguồn lực cho DN. Nguồn lực đóng góp thường là tài chính và vật chất như vốn, tín dụng, hạ tầng cơ sở, phương tiện sản xuất… cần thiết cho việc triển khai một hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản đóng góp của họ cũng có thể là kỹ năng hay sức lao động. Họ có thể là những người trực tiếp tham gia điều hành công việc sản xuất để thực thi quyền lực kiểm soát của mình và đảm bảo quyền lợi gắn với giá trị và tài sản đóng góp. Nhưng họ cũng có thể giao quyền điều hành trực tiếp cho những người quản lý chuyên nghiệp được họ tuyển dụng và chỉ giữ lại quyền kiểm soát.

Thứ hai, trách nhiệm đối với người lao động

TNXH của DN là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của DN về thực chất là khai thác và đáp ứng nhu cầu của con người. Trong một nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các DN suy cho cùng là do người lao động và khách hàng của họ tạo ra. Chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thuận lợi và có văn hóa tạo nên khả năng cuốn hút của DN. Người lao động yêu thích, gắn bó công việc của mình phần lớn là do điều kiện lao động tốt và chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý. DN đáp ứng được các yêu cầu này đồng nghĩa với việc tạo ra một đội ngũ người lao động gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về hình ảnh của DN và làm việc hết mình vì lợi ích chung của tổ chức.

TNXH của DN thông qua vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động: Việc làm là sự sống còn đối với người lao động. Nếu không có việc làm, hoặc việc làm không đúng nhu cầu và khả năng của người lao động đều không mang lại giá trị cho người lao động. Người lao động thất nghiệp sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân họ, đến gia đình mà còn là vấn nạn của xã hội. Theo các chuyên gia, tỷ lệ tỉ lệ tội phạm các loại và các tệ

nạn xã hội thường gia tăng nhanh chóng cùng với tỉ lệ thất nghiệp tại các quốc gia. Tác động của thất nghiệp vô cùng nguy hiểm cho an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của một nền kinh tế. Hiện nay, người ta không chỉ đề cập đến khái niệm việc làm mà còn đề cập đến khái niệm việc làm bền vững. Việc làm bền vững là cơ hội việc làm có năng suất, có mức thu nhập công bằng, bảo đảm an toàn ở nơi làm việc và bảo trợ xã hội về mặt gia đình. Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia đầu tiên trên thế giới được ILO lựa chọn triển khai áp dụng bộ công cụ lồng ghép việc làm và việc làm bền vững của Liên Hợp Quốc (Tool Kit for mainsteaming Employment and Decent work)6

nhằm đánh giá mức độ lồng ghép việc làm và việc làm bền vững. Dân số của Việt Nam nói chung và dân số trong độ tuổi lao động nói riêng đều tăng hàng năm, điều đó có nghĩa việc làm cho người lao động đã trở thành một vấn đề có tính chất quốc gia.

Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng DN, đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là DN tư nhân. Vậy nên, TNXH của DN đối với người lao động đầu tiên là tạo ra việc làm, góp phần đẩy lùi nạn thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng, rất khó có thể nói mạnh được về sự tồn tại bền vững của DN. Luật đã ghi rõ là DN có trách nhiệm cho người lao động tuy nhiên, rất nhiều DN đã bỏ mặc người lao động, không có trách nhiệm hoặc có động thái nào đối với người lao động. Lao động thất nghiệp tăng tỉ lệ thuận với số lượng DN giải thể, ngưng hoạt động trong thời gian qua.

TNXH của DN thông qua đào tạo và phát triển người lao động: DN cần nhận thức được rằng người lao động là một nguồn lực quan trọng, cần được đầu tư góp phần tạo nên sự phát triển và thịnh vượng của DN. Người lao động làm việc trong bất kỳ một DN nào đều có nhu cầu được đào tạo chuyên môn,

6

kỹ năng và kiến thức cho bản thân. Kỹ năng của người lao động không chỉ hình thành trong quá trình đào tạo và sự nỗ lực của bản thân người lao động mà còn có sự góp phần, định hướng của đơn vị sử dụng lao động. Đối với công ty sử dụng lao động chất lượng thấp nên tập trung thực hiện TNXH DN trong đãi ngộ nhân sự là tăng lương và tạo các điều kiện thiết thực với cuộc sống của công nhân; trong khi đó, đối với các công ty có trình độ lao động cao, đãi ngộ nhân sự không chỉ dừng ở đó mà còn phải tạo ra cho họ các điều kiện khác như thăng tiến, môi trường làm việc và các đãi ngộ phi tài chính khác.

Những điều kiện cơ bản trên, dù đơn giản nhưng không phải DN nào cũng làm được một cách hoàn chỉnh. Phần lớn người lao động yêu thích công việc của mình hơn do điều kiện lao động tốt và chế độ lương thưởng hợp lý. DN đáp ứng được yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra đội ngũ nhân viên gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về hình ảnh của DN và quyết tâm làm việc vì lợi ích chung của DN. Lợi ích này đạt được ngoài năng suất nâng lên rõ ràng còn tạo ra nét văn hóa gắn kết tại DN. Văn hóa lành mạnh có tác động tích cực không chỉ với riêng bản thân DN mà còn lan rộng trong cả cộng đồng kinh doanh. Đây là điều mọi DN đều mong muốn xây dựng được. Hơn nữa, chi phí thật, chi phí cơ hội và sức lực cộng với hao tổn tinh thần do phải liên tục tìm kiếm và đào tạo nhân lực mới hoàn toàn bị loại bỏ. Chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa tốt và môi trường làm việc hình thành hiệu ứng cộng hưởng “thu hút” nhân lực giỏi đến với DN.

Thứ ba, trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường

Môi trường sống là ngôi nhà chung của con người và tất cả các loài động thực vật khác, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nguồn sống của chính chúng ta, có thể nói nếu loài người muốn sinh tồn và phát triển thì chỉ có cách duy nhất là bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là TNXH hàng đầu được đặt ra hiện nay cho các DN.

Môi trường là yếu tố đầu tiên, bắt đầu của mọi quá trình sản xuất, nó có ý nghĩa ngay cả trong ngắn hạn và dài hạn, ngay cả trong sự phát triển bền

vững của một DN nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Có thể thấy, môi trường có những tác động tích cực đến hoạt động của DN như: Thứ nhất, các thành phần môi trường, đặc biệt là các nguồn tài nguyên, là một trong những điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nguồn tài nguyên đó là nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất. Tùy vào nguồn tài nguyên ở từng vùng mà ở đó sẽ phát triển những hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn như ở Quảng Ninh, ngành công nghiệp khai thác than phát triển bởi đây là nơi có nhiều mỏ than với trữ lượng lớn…Thứ hai, chất lượng môi trường phù hợp sẽ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững thông qua sự ổn định về chất lượng sức lao động, chất lượng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu.

TNXH trong vấn đề môi trường (bao gồm các vấn đề không sử dụng, không khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường (môi trường đất, nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn,...) có quy trình xử lý nước thải, rác thải, không xả các chất gây độc hại, hủy hoại môi trường, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái bằng hoạt động tái đầu tư). Một DN cam kết TNXH tức là phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, tiêu chuẩn và thước đo về môi trường. DN phải thực hiện tốt các quy định của cơ quan nhà nước về vệ sinh môi trường. Pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm hạn chế hành vi tùy tiện phổ biến của DN như: thải chất thải độc hại trong sản xuất vào môi trường không khí, đất đai, nước và gây ra tiếng ồn. Ngày nay, TNXH về môi trường không còn dừng lại ở mỗi cá nhân, mỗi DN hay mỗi tổ chức cụ thể nữa mà nó đã trở thành trách nhiệm vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính quy phạm xã hội của toàn nhân loại. Nó là vấn đề có tính chất toàn cầu. Do đó, trong việc xây dựng dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, DN phải có phương án chi phí để xử lý, làm sạch những chất thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân trong địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Thứ tư, trách nhiệm chung đối với cộng đồng

TNXH đối với Chính phủ, đối với ngành, chính quyền địa phương nơi DN hoạt động: (các vấn đề về thuế, báo cáo minh bạch, trung thực, chế độ kiểm toán rõ ràng, việc làm cho lao động địa phương, tham gia trực tiếp đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương, tham gia các hoạt động xã hội của địa phương…). Trong kinh doanh, ngoài các mối quan hệ với khách hàng, với cổ đông, với người lao động,… DN còn có một mối quan hệ rất quan trọng với chính quyền các cấp. DN không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ có một mình. DN hoạt động trong môi trường thuận lợi của ngành, của địa phương nơi nó có trụ sở và bán ra những sản phẩm, dịch vụ của mình. Do đó, DN phải có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ với ngành, chính quyền địa phương (bao gồm nộp thuế, báo cáo trung thực, đầy đủ, minh bạch) và nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của ngành, của địa phương trên cả lĩnh vực kinh tế và xã hội nơi DN hoạt động. Một trách nhiệm nữa mà các DN cần thực hiện đối với ngành, chính quyền đại phương và Chính phủ là đảm bảo tuân thủ hệ thống pháp luật của nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình.

TNXH của DN về vấn đề đạo đức: Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là những hành vi đầu tư vào việc gia tăng lợi nhuận và sự phát triển bền vững của DN. Giữ được chữ tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng và nhà nước tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho DN, giữ được mối làm ăn bạn hàng, nhân viên và điều này lại tạo cho DN cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Trong một thị trường cạnh tranh, điểm “cân bằng tối ưu” và lợi nhuận DN chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự liên kết và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa dối nhau. Trong cạnh tranh kinh tế, nếu mỗi đối tác đều mù quáng chạy theo quyền lợi riêng tư của mình thì rốt cuộc tất cả đều bị thua thiệt nặng nề. Thực tế cho thấy các công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn. Xem đạo đức và TNXH là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các DN cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện.

Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi DN xem đạo đức và TNXH là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc tôn trọng đạo đức và TNXH của DN sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi DN. Khi thực hiện tốt đạo đức và TNXH, DN sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (nghiên cứu trường hợp tại công ti cổ phần bitexco) (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)