Quan điểm của công ty cổ phần Bitexco trong việc thực hiện TNXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (nghiên cứu trường hợp tại công ti cổ phần bitexco) (Trang 76 - 80)

9. Kết cấu luận văn

3.2. Quan điểm của công ty cổ phần Bitexco trong việc thực hiện TNXH

đó là một nhiệm vụ kinh doanh mà chỉ dừng lại ở mức độ thực hiện theo thời điểm nhất định.Ở hầu hết các DN, tất cả kinh phí phục cho những vấn đề được nêu lên ở trên vẫn được hạch toán vào chi phí sản xuất. Và đây là một trong những nguyên nhân gây e ngại cho các DN thực hiện TNXH. Bởi lẽ, với phương thức hạch toán này, thực hiện TNXH tức là sẽ “đội” chi phí lên cao, làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ của DN, tác động xấu đến doanh thu. Do đó, cần một quỹ riêng cho vấn đề TNXH để Bitexco đảm bảo hoạt động bình thường của công việc sản xuất kinh doanh đồng thời thực hiện tốt các nội dung của TNXH.

- Chưa có nhân sự phụ trách, một hệ thống quản lý hoàn thiện, đồng bộ cho vấn đề thực hiện TNXH của Bitexco.

Cuối cùng, Bitexco chưa có một hệ thống quản lý hoàn thiện để thực hiện TNXH của mình, bao gồm các vấn đề: chưa có sẵn một cách công khai chính sách của Bitexco về TNXH. Trong ban lãnh đạo Bitexco chưa có một đại diện phụ trách vấn đề này, toàn bộ là giao cho Công đoàn. TNXH của DN chưa được phổ biến tới tất cả các cấp trong Bitexco, chưa có hồ sơ riêng về hoạt động TNXH của Bitexco.

3.2. Quan điểm của công ty cổ phần Bitexco trong việc thực hiện TNXH của DN TNXH của DN

Ở Việt Nam, TNXH của DN đang trở thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các DN những lợi ích và cơ hội như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng

suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi TNXH đặc biệt có ý nghĩa đối với các DN này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho DN nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Như vậy, việc thực hiện TNXH là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các DN Việt Nam, bởi nó vừa mang lại lợi ích cho DN, vừa mang lại lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của DN, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt Nam.

TNXH của DN là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam, song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các DN gây ra, vấn đề TNXH được đặt ra một cách cấp bách. Việc thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục TNXH và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết. Công việc này đối với các DN Việt Nam mới chỉ bắt đầu, song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Do vậy, ngay từ thời điểm này chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho DN thực hiện tốt TNXH của mình.

Nhận thức được những điều trên, Công ty cổ phần Bitexco luôn xác định việc thực hiện tốt TNXH mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, mà lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp, như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt hiện tượng nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động, tạo uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp từ đó nâng cao sức cạnh tranh và ưu thế trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp tự nguyện và thực hiện tốt CSR không những không bị thua thiệt, ngược lại còn có được những lợi ích đáng kể, bao gồm cả giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, tăng năng suất và giữ chân nhân viên giỏi.

Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện TNXH của DN ở công ty đang đứng trước những rào cản và thách thức đáng quan tâm như: Nhận thức không đầy đủ và đúng đắn về TNXH của DN; Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoC); Thiếu nguồn tài chính và kĩ thuật riêng để thực hiện các chuẩn mực TNXH trong DN; Chưa xây dựng được lộ trình, chiến lược rõ ràng cho việc thực hiện TNXH của công ty.

Để vượt qua những thách thức kể trên và tiếp tục thực hiện mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty, trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trang bị kiến thức cho lãnh đạo cũng như CBNV công ty, thay đổi nhận thức TNXH đơn thuần chỉ là hoạt động từ thiện vốn đã tồn tại cố hữu trong suy nghĩ của họ. Những hình thức tuyên truyền phổ biến như thông qua các bài viết trên báo chí, các cuộc hội thảo, hội đàm,trao đổi kiến thức và kinh nghiệm hay sự hỗ trợ, tư vẫn từ các tổ chức, các chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, cần chủ động tham gia vào các dự án, các chương trình hợp tác với nước ngoài nhằm tự trau đồi thêm kiến thức và học hỏi kĩ năng từ các doanh nghiệp khác; đồng thời xây dựng đạo đức kinh doanh làm cơ sở cho việc thực hiện TNXH của DN. Bởi xây dựng đạo đức kinh doanh làm cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong những yếu tốt quan trọng

trong sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, khi xây dựng tốt đạo đức

kinh doanh thì chắc chắc việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách đầy đủ và tự nguyên. Vì khi các doanh nghiệp đã coi trọng và luôn quan tâm đến đạo đức kinh doanh, thiết lập cho mình nền tảng đạo đức trong kinh doanh thì khả năng đưa ra những quyết định và thực hiện những quyết định mang tính trách nhiệm đạo đức với cộng đồng cao hơn như: cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, an toàn, luôn đấu tranh bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; cam kết không làm ảnh hưởng đến môi trường sống; cam kết mang đến cho người lao động những điều kiện làm việc tốt nhất, có chế độ lương bổng thỏa đáng; cam kết sự minh bạch, công khai và đảm bảo độ chính xác về mặt thông tin khi cung cấp cho các nhà đầu tư, các cổ đông,

vv……..Như vậy có thể nói, xây dựng đạo đức kinh doanh là một việc làm luôn phải được quan tâm nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – một yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững.

Công ty cổ phần Bitexco xác định TNXH của DN là một trong những mục tiêu, chiến lược để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. TNXH của DN phải bắt đầu từ trong chính doanh nghiệp, từ người lãnh đạo. Khái niệm TNXH phải được xây dựng từ nền tảng sứ mệnh của DN. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu xây dựng văn hóa TNXH ngay từ khi mới thành lập. Các hoạt động TNXH của DN thành công phải được dựa trên việc tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng và công chúng, tất cả cán bộ công nhân viên, các nhà cung cấp và phân phối, các nhà đầu tư và ngân hàng và cuối cùng là các tổ chức chính quyền.

TNXH của DN là tiền đề để DN tồn tại và phát triển. Trong mục tiêu dài hạn, công ty cần có kế hoạch cho việc thực hiện TNXH của DN như những sáng kiến về TNXH bằng cách khuyến khích thưởng, báo cáo, cấp kinh phí. Việc thưởng và báo cáo về TNXH là các công cụ khuyến khích hiệu quả cho những nỗ lực bền bỉ, loại ra các DN có tình hình hoạt động TNXH không tốt. Bên cạnh việc thưởng và báo cáo về TNXH của DN, được tài trợ cho các dự án về TNXH cũng là một biện pháp khuyến khích hiệu quả để buộc các DN phải tuân thủ các chuẩn mực TNXH của DN. Đặc biệt cần có chiến lược dài hạn trong xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn TNXH của DN với những bước đi thích hợp.

Sau một thời gian thành lập và phát triển, thương hiệu của công ty cổ phần Bitexco ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò. Mục tiêu của công ty là trở thành DN hàng đầu Việt Nam, đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ mang tính nghệ thuật và chất lượng cao. Bitexco luôn chú trọng cập nhậ những kỹ thuật tốt nhất từ những công ty nổi tiếng thế giới để có thể đáp ứng và thậm chí là vượt ngoài sự kì vọng ngày càng tinh tế của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (nghiên cứu trường hợp tại công ti cổ phần bitexco) (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)