Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức đoàn thể, các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã lóng sập, huyện mộc châu, tỉnh sơn la) (Trang 54 - 59)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở xã Lóng Sập trong việc thực

2.2.4. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức đoàn thể, các hộ

- Trong việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, UBMTTQ xã đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tới các thành viên trong UBMTTQ. Từ đó, các thành viên có nhiệm vụ phổ biến tới bà con trong bản, đồng thời vận động bà con thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã giao.

Ở các bản có dự án thuộc Chƣơng trình 135-2 đều có Tổ giám sát cộng đồng của bản, Tổ giám sát cộng đồng có nhiệm vụ thƣờng xuyên theo dõi tiến độ thi công của các công trình tại bản, đồng thời phát hiện những vấn đề bất cập không phù hợp để báo cáo lên BGSCĐ xã và BCĐ xã.(*)

- Hội Phụ nữ xã có số lƣợng thành viên khá đông đảo 100% các bản đều có

các Chi hội Phụ nữ, đặc biệt là ở các bản ngƣời Hmông 100% chị em phụ nữ đã tham gia vào Chi hội, đây là một thành công lớn của công tác tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ, bởi chị em phụ nữ ngƣời Hmông trƣớc đây chỉ biết đến các công việc nƣơng rẫy và cơm nƣớc, con cái trong gia đình. Hội Phụ nữ xã đã tham gia rất nhiệt tình và đạt hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ tham gia vào thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Đối với hợp phần hỗ trợ sản xuất thì Hội Phụ nữ cũng đã phối hợp với Hội Nông dân tổ chức cử chị em đi tập huấn về quy trình chăn nuôi bò, tập huấn về quy trình trồng và chăm sóc các loại giống cây trồng, vật nuôi mới. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mỗi chƣơng trình đào tạo hỗ trợ đời sống phù hợp Hội Phụ nữ xã cũng triển khai xuống các Chi hội để cử ngƣời đi học tập nhƣ Hội Phụ nữ xã đã cử 15 chị em ở các bản trong xã đi học lớp tập huấn làm đậu phụ do huyện tổ chức vào năm 2009. Cho đến hiện nay chỉ còn 2 chị làm đậu phụ để bán trong địa bàn xã, việc làm đậu phụ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình và bán trên địa bàn đã

(*) -Trên tuyến đƣờng từ bản Bốc Quang đi bản Pha Đón dài 3,5km (do huyện làm chủ đầu tƣ), toàn bộ hệ thống thoát nƣớc đều đƣợc thiết kế là đập tràn, tuy nhiên, Tổ giám sát và ngƣời dân ở đây đã phát hiện ra rằng đập tràn không phù hợp với tình trạng thoát nƣớc của bản. Việc thiết kế đập tràn gây sẽ gây ra hiện tƣợng khi nƣớc dồn về nhiều gây xói mòn mặt đập. Tổ giám sát đã kiến nghị lên xã đề nghị thay đổi thiết kế từ đập tràn sang làm cống. Tuy nhiên, kiến nghị này của bản và của xã đã đƣợc chủ thi công và bên tƣ vấn trả lời rằng bản thiết kế đã đƣợc duyệt, và giờ muốn thay đổi bản thiết kế thì rất phức tạp, nếu không làm theo đúng bản thiết thì không đƣợc nghiệm thu, hơn nữa nếu thay đổi đƣợc thì ngƣời dân cũng phải nộp thêm tiền. Cuối cùng thì bản không làm kiến nghị nữa, con đƣờng đã đƣợc làm xong nhƣng chỉ qua mùa mƣa năm 2010 những con đập tràn này đã bị nƣớc chảy làm hỏng mặt đƣờng.

giải quyết phần nào khó khăn về kinh tế cho gia đình các chị, từ diện hộ nghèo năm 2009 cho đến hiện nay đã thoát nghèo.

Hội Phụ nữ xã cũng tham gia trong BGSCĐ, có trách nhiệm giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn xã. Bản nào có công trình xây dựng thì Chi hội trƣởng Chi hội Phụ nữ xã ở bản cũng sẽ tham gia vào Tổ giám sát nhằm giám sát kết quả thực hiện xây dựng công trình của đơn vị thi công. Bên cạnh đó Chi hội Phụ nữ ở bản cũng tham gia rất tích cực vào công việc vận động các chị em trong bản tham gia vào các hoạt động để xây dựng công trình nhƣ tham gia ngày công lao động, đồng ý để cho đƣờng ống nƣớc đi ngang qua nƣơng hoặc đất vƣờn của gia đình, tham gia hiến đất làm đƣờng…đạt hiệu quả cao.

Từ năm 2009 trở lại đây, chị em phụ nữ trong các bản tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, đoàn hội. Việc đi họp để quán triệt và bàn các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc chủ yếu là do phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm (chiếm tới 2/3 - Theo lời của đ/c Chủ tịch Hội Phụ nữ xã).

- Hội Nông dân xã có nhiều hoạt động để tuyên truyền, vận động quần

chúng nhân dân thực hiện tốt các chƣơng trình, dự án của Đảng và Nhà nƣớc nói riêng cũng nhƣ các hoạt động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã nói chung.

Hội Nông dân xã đã phối hợp với các Hội đoàn khác nhƣ Hội Phụ nữ, MTTQ xã, Hội CCB, Đoàn Thanh niên tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng, chuyển giao khoa học, kỹ thuật mới trong các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi. Động viên, khuyến khích đồng bào các dân tộc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng cao vào trong sản xuất nhƣ giống ngô lai, giống sắn lai, giống lúa mới…Hội Nông dân xã cũng có Chi hội đến 14 bản trong xã, các

Chi hội ở các bản đảm nhận trách nhiệm sát sao, động viên các hộ gia đình trong bản tham gia chuyển đổi giống cây trồng.(*)

Bên cạnh đó Hội Nông dân còn phối hợp với các hội, đoàn khác trong việc giám sát thực hiện các công trình công cộng, vận động các thành viên trong hội tham gia đóng góp ngày công lao động vào quá trình xây dựng công trình, hoặc tham gia hiến đất để làm các công trình công cộng, phục vụ lợi ích cho ngƣời dân trong bản, xã.

- Đoàn Thanh niên là nơi tập hợp lực lƣợng thanh niên của toàn xã. Thanh

niên chính là biểu hiện của sức trẻ, sự năng động, nhiệt tình, của tinh thần không ngại khó, không ngại khổ phát triển kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã. Dƣới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Đoàn Thanh niên đã triển khai việc tuyên truyền, vận động xuống các Chi đoàn ở các bản về chủ trƣơng, mục đích của Chƣơng trình 135-2. Từ đó, các đoàn viên thanh niên của các Chi đoàn hiểu và tham gia tích cực vào các hoạt động triển khai các dự án ở địa phƣơng, đồng thời tham gia giám sát cộng đồng đối với các công trình đƣợc xây dựng trên địa bàn bản. Đoàn Thanh niên xã cũng tham gia rất tích cực vào các lớp bồi dƣỡng, chuyển giao kỹ thuật trồng ngô mới, nuôi lợn, kỹ thuật trồng nấm rơm…

- Hội Cựu chiến binh xã tuy không có chi hội xuống đến tất cả 14 bản

nhƣng trong quá trình triển khai các chƣơng trình, dự án ở xã, Hội đã góp phần rất

(*)Từ năm 2009 trong dự án Hỗ trợ sản xuất của Chƣơng trình 135-2 Hội Nông dân phối hợp với BCĐ xã đã triển khai việc giao bò xuống các hộ gia đình ở tại các bản, phổ biến kiến thức về chăn nuôi bò nhằm đạt năng suất cao cho các hộ gia đình chăn nuôi. Chi hội trƣởng Chi hội Nông dân ở các bản cũng có nhiệm vụ hỗ trợ các gia đình thuộc diện nghèo đói chăn nuôi số bò mà gia đình đã đƣợc nhận. Chi hội Nông dân ở các bản còn tuyên truyền, vận động các gia đình thuộc diện đói nghèo trong bản sử dụng giống ngô lai mới vào trong sản xuất, hỗ trợ các hộ gia đình trong quá trình trồng và chăm sóc vụ. Qua năm sau, do các kết quả đạt đƣợc từ việc đƣa giống ngô mới vào sản xuất nên các hộ gia đình khác trong bản (không thuộc diện đƣợc hỗ trợ giống ngô) đã đồng loạt đề nghị Chi hội Nông dân của bản và Hội Nông dân xã đứng ra để bảo lãnh cung cấp giống ngô mới cho ngƣời dân (vì số tiền đầu tƣ ban đầu cho ngô giống là khá cao nên ngƣời dân không có tiền mặt để mua, họ đề nghị Hội Nông dân xã đứng ra bảo lãnh cho họ mua chịu với các doanh nghiệp kinh doanh giống cây trồng, sau đó khi thu hoạch họ sẽ trả bằng sản phẩm theo thỏa thuận).

lớn vào công tác tuyên truyền, vận động đồng bào ở các bản có chƣơng trình, dự án tham gia thực hiện thắng lợi nội dung của các dự án tại địa phƣơng. Với tinh thần của “anh bộ đội cụ Hồ” không quản ngại khó khăn, các đồng chí thuộc Hội Cựu chiến binh xã đã đến tận các bản xa xôi, đặc biệt là các bản ngƣời Hmông để tuyên truyền, giải thích cho ngƣời dân ở các bản hiểu về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho 1 xã biên giới, tình hình dân cƣ, dân tộc ở xã gần đây có nhiều sự biến đổi (xã tiếp nhận đồng bào tái định cƣ Thủy điện Sơn La) có thể thực hiện thắng lợi các chƣơng trình, dự án của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã, giảm số hộ đói nghèo và ổn định tình hình an ninh, chính trị của xã vùng biên.

MTTQ và các tổ chức đoàn thể của xã (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) đã tham gia phối hợp với UBND xã cùng với BCĐ Chƣơng trình 135-2 thực hiện tốt các hợp phần của Chƣơng trình 135-2 đƣợc triển khai trên địa bàn. Thông qua các hoạt động thƣờng xuyên của mình MTTQ và các tổ chức đoàn thể của xã đã phối hợp tuyên truyền các nội dung của Chƣơng trình 135-2 đến với các thành viên, bên cạnh đó các hội, đoàn này còn phân công nhau phối hợp với các ban, ngành chức năng của xã cũng nhƣ với các hộ gia đình hội viên của mình để tổ chức triển khai các nội dung cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của mình. Do MTTQ và các tổ chức đoàn thể này đều tổ chức đƣợc Chi hội đến tận các bản và thu hút đƣợc đông đảo thành viên tham gia cho nên nếu không có MTTQ cùng các tổ chức đoàn thể của xã thì rất khó để có thể tập hợp đƣợc quần chúng nhân dân, nhất là đối với những nơi việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chủ yếu là bằng hình thức tuyên truyền miệng. Không có sự tham gia của MTTQ và các tổ chức đoàn thể thì sẽ không phát huy đƣợc hết yếu tố dân chủ ở cơ sở, không thu hút đƣợc sự quan tâm của quần chúng nhân dân và vì thế mà hiệu quả của các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng sẽ rất khó đƣợc triển khai thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã lóng sập, huyện mộc châu, tỉnh sơn la) (Trang 54 - 59)