Hệ thống chính trị cơ sở xã Lóng Sập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã lóng sập, huyện mộc châu, tỉnh sơn la) (Trang 35)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Hệ thống chính trị cơ sở xã Lóng Sập

2.1.1. Tổ chức bộ máy

HTCT cơ sở ở xã Lóng Sập đƣợc tổ chức trên cơ sở sự thống nhất và phù hợp với quy chế tổ chức chung của hệ thống chính trị gồm 3 khối: Đảng, Chính quyền - HĐND và MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.

a) Tổ chức Đảng

Xã có 14 Chi bộ, Chi bộ có đông đảng viên nhất là 12 đồng chí, Chi bộ có ít đảng viên nhất là 03 đồng chí (Bốc Quang). Đồng chí Bí thƣ Đảng ủy xã giữ vai trò là ngƣời chỉ đạo chung. Nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ xã là 2,5 năm/lần. Lịch sinh hoạt Đảng ủy xã: 1 lần/tháng. Trong trƣờng hợp có những thông tin hoặc sự chỉ đạo mới từ cấp trên về các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng ... trên địa bàn xã thì Đảng bộ xã cũng triệu tập, tổ chức cuộc họp đột xuất. Đảng bộ xã chủ yếu làm công các chỉ đạo, lãnh đạo đối với các Chi bộ trong nhiệm kỳ hoặc trong năm công tác trên các nội dung: Giữ vững tƣ tƣởng, lập trƣờng vững vàng. Triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng cấp trên; Lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

Chế độ dành cho Bí thƣ và Phó Bí thƣ Đảng ủy xã đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009 của Chính phủ. Theo đó Bí thƣ Đảng ủy xã đƣợc hƣởng mức lƣơng là 2,85 x 830.000đ (2.365.500đ/tháng), Phó Bí thƣ Đảng ủy xã đƣợc hƣởng mức lƣơng là 2,5 x 830.000đ (2.199.000đ/tháng), nếu kiêm nhiệm chức vụ khác thì đƣợc hƣởng không quá 10% trên mức lƣơng hiện hƣởng (quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định này).

Trụ sở hoạt động của Đảng ủy xã là ngôi nhà cấp 4 với tổng diện tích khoảng gần 80m2, đƣợc ngăn ra thành các phòng nhỏ, trong đó có 1 hội trƣờng để

sinh hoạt chung và tổ chức các cuộc họp với diện tích khoảng 40m2. Do vậy, các đoàn thể, các khối phải sinh hoạt chung trong 1 không gian rất nhỏ và chật hẹp. Đảng ủy xã đƣợc trang bị 01 bộ máy tính, 01 chiếc máy in, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị đƣợc trang bị 01 chiếc máy tính, 01 chiếc máy in vào cuối năm 2009. Khối HĐND và UBND cũng đƣợc trang bị 05 chiếc máy tính và 05 chiếc máy in (02 bộ máy tính và máy in đặt ở phòng Kế toán, 03 bộ máy tính và máy in đặt ở văn phòng UBND). Điều này cũng gây nhiều hạn chế đến việc hoạt động của các đơn vị trong hệ thống chính trị cơ sở xã.

b. Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Hội đồng nhân dân xã: HĐND xã nhiệm kỳ 2007 - 2011 gồm có 21 ngƣời

với 4 thành phần dân tộc cƣ trú trên địa bàn xã (Thái: 12 ngƣời, Hmông: 06 ngƣời, Khơ Mú: 01 ngƣời, Kinh: 01 ngƣời). Tháng 5 năm 2011 HĐND xã đã đƣợc bầu lại với 26 đại biểu từ 14 bản của xã, trong đó: Dân tộc Thái: 14 ngƣời, Hmông: 09 ngƣời, Khơ Mú: 01 ngƣời, Kinh: 03 ngƣời. HĐND xã là nơi nắm bắt những tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng nhân dân để trình lên UBND, từ đó tùy theo từng chức năng, nhiệm vụ của UBND để giải quyết. Thƣờng trực của HĐND thƣờng xuyên có mặt ở Ủy ban để kịp thời tiếp nhận và phản ảnh những tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân cũng nhƣ giải quyết các công việc liên quan.

Về chế độ đãi ngộ đối với các thành viên của HĐND xã thì Chủ tịch HĐND đồng thời cũng là Phó Bí thƣ Đảng ủy đƣợc hƣởng lƣơng theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009 của Chính phủ là 2,56 x 830.000đ + 10% phụ cấp chức vụ kiêm nhiệm đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định này, Phó chủ tịch HĐND thì đƣợc hƣởng lúc lƣơng 2,45 x 830.000đ/tháng, các đồng chí đại biểu của HĐND xã thì đƣợc phụ cấp 0,3 mức lƣơng tối thiểu cơ bản/ngƣời/tháng.

Ủy ban nhân dân xã: UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã do

ủy viên (tổng số 5 ngƣời). UBND xã có hai tƣ cách: vừa là cơ quan chấp hành của HĐND xã, vừa là cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp xã.

Các chế độ và chính sách mà UBND xã đƣợc hƣởng trong thời gian qua chủ yếu là từ ngân sách xã. Đồng chí Chủ tịch UBND xã đồng thời là Phó Bí thƣ Đảng Ủy xã, do vậy đƣợc hƣởng mức lƣơng là 2,56 x 830.000đ + 10 % phụ cấp chức vụ, Phó Chủ tịch UBND xã thì đƣợc hƣởng lƣơng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009 của Chính phủ là 2,56 x 830.000đ.

Trụ sở làm việc của UBND - HĐND xã còn gặp rất nhiều khó khăn: chƣa có trụ sở chính, phải mƣợn nhà văn hóa xã làm cơ quan công tác, các phòng ban đƣợc ngăn cách với nhau rất sơ sài, giản đơn và không có hội trƣờng để họp.

c) Về các tổ chức đoàn thể:

* Tổ chức Mặt trận: Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã gồm có Chủ tịch, Phó

Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch MTTQ xã chỉ đạo điều hành trong công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, phụ trách chỉ đạo giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chƣơng trình, dự án trên địa bàn xã.

MTTQ hoạt động theo chức năng, quyền và trách nhiệm đã đƣợc quy định trong Luật MTTQ Việt Nam. Hoạt động trọng tâm của MTTQ xã là phối hợp với chính quyền xã, bản tổ chức thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở; phối hợp với UBND xã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân đƣa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất, đƣa con em trong độ tuổi đi học đến trƣờng, xây dựng làng bản văn hóa ... MTTQ xã đóng vai trò trong việc giám sát, kiểm tra tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng của các công trình thuộc các chƣơng trình, dự án đƣợc đầu tƣ trên địa bàn xã. Lƣơng của Chủ tịch MTTQ xã cũng đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009 của Chính phủ (2.033.000đ/tháng), chức danh Phó Chủ tịch MTTQ xã thì mức phụ cấp đƣợc hƣởng là 0,6-0,8 mức lƣơng cơ bản.

* Hội Phụ nữ: Hội Phụ nữ xã đã triển khai các hoạt động theo các cuộc vận động của cơ quan Phụ nữ cấp trên nhƣ: vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tham gia công tác hòa giải, phát triển sản xuất... Các hoạt động trọng tâm mà Hội Phụ nữ tập trung chỉ đạo là triển khai các Nghị quyết từ cấp trên xuống đến từng thành viên trong hội; tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo công ăn việc làm cho chị em. Trình độ học vấn của chị em nhìn chung còn thấp, bởi vậy trong công tác chủ yếu dựa trên sự nỗ lực, nhiệt tình của các chị em, chủ động tiếp thu kiến thức qua các lớp tập huấn, bồi dƣỡng ngắn ngày và trở về địa phƣơng vận động các chị em trong xã làm theo.

* Đoàn Thanh niên: BCH đoàn xã Lóng Sập hoạt động theo chức năng,

quyền và trách nhiệm của Đoàn Thanh niên. Đoàn Thanh niên đã triển khai tổ chức các hoạt động theo các cuộc vận động của đoàn cấp trên và của lãnh đạo địa phƣơng nhƣ tập trung vào các phong trào phát triển sản xuất, phong trào tiếp thu khoa học kỹ thật áp dụng vào sản xuất, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, đồng thời tham gia giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn.

* Hội Cựu chiến binh: Hội chủ yếu là tập trung vào vận động phát triển kinh

tế gia đình các hội viên, ngoài ra còn vận động quyên góp ủng hộ các phong trào của xã, huyện, tỉnh, vận động con em đi học, tuyên truyền các phong trào xây dựng bản văn hóa, thực hiện các nội dung trong Chƣơng trình “5 có, 5 không” ở cộng đồng ngƣời Hmông, cuộc vận động chống buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma túy, chống vƣợt biên trái phép….

* Hội Nông dân: Ban chấp hành Hội Nông dân của xã có 07 thành viên. Hội

Nông dân xã đúng nhƣ tên gọi, chủ yếu tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động đồng bào các dân tộc sống trên địa bàn xã áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao vào trong sản xuất. Động viên, khuyến khích việc sử dụng các kỹ thuật canh tác mới, khuyến khích ngƣời dân làm ruộng bậc thang, trồng lúa nƣớc, trồng rau xanh…

* Hội Người cao tuổi: Ban chấp hành Hội Ngƣời cao tuổi của xã có 02 thành viên. Hội Ngƣời cao tuổi chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền, giáo dục con cháu, gia đình và cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng gia đình văn hóa - bản văn hóa, chống các hủ tục lạc hậu trong tang ma, cƣới xin…

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của MTTQ và các hội, đoàn của xã gặp rất nhiều khó khăn. Các đơn vị này phải cùng “chia sẻ” căn phòng làm việc rộng hơn 10m2. Đây cũng là tình trạng khó khăn chung của các cơ quan thuộc HTCT xã Lóng Sập.

2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức

Trƣớc năm 2006 Lóng Sập là xã rộng lớn (với diện tích là 20.746,78 ha), năm 2006 xã Lóng Sập (cũ) tách thành 2 xã Lóng Sập và xã Chiềng Sơn, vì vậy đội ngũ cán bộ, viên chức xã có những biến động lớn.

a) Về độ tuổi:

Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ số lƣợng cán bộ, viên chức, công chức ở các xã là không quá 25 ngƣời (theo điều 3), song trên thực tế ở xã có những chức danh phó các đoàn, hội, họ vẫn hàng ngày tham gia vào các công tác chuyên môn, hành chính của xã, do vậy theo ý kiến của đồng chí Chủ tịch UBND xã Lóng Sập thì tác giả vẫn thống kê theo số lƣợng cán bộ, viên chức thực tế hiện đang giữ các chức danh và đảm nhiệm các công việc liên quan trong hệ thống Đảng và chính quyền xã.

Hệ thống chính trị cấp cơ sở của xã Lóng Sập bao gồm có 36 ngƣời, có độ tuổi bình quân là 42,9 tuổi. Độ tuổi bình quân của các cán bộ, viên chức xã theo tôi là khá cao, điều này cũng gây ra những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc triển khai các công việc của xã. Bảng kê sau đây sẽ thể hiện rõ hơn về độ tuổi của các thành viên trong hệ thống chính trị xã Lóng Sập:

Độ tuổi

Từ 18-35 Từ 36-45 Từ 46- 55 Trên 55

người % người % người % Nam 7/36 19,44 4/36 11,11 2/36 5,56 13/36 36,11

Nữ 6/36 16,67 0 0 0 0 4/36 11,11

( Bảng 2.1: Thống kê độ tuổi của cán bộ, công chức xã Lóng Sập) b) Về thành phần dân tộc: Stt Thành phần dân tộc Tỷ lệ % 1 Thái 77,78 2 Khơ Mú 5,56 3 Hmông 11,11 4 Kinh 5,55

(Bảng 2.2: Thành phần dân tộc trong đội ngũ cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)

Ta thấy số cán bộ là ngƣời dân tộc Thái chiếm đa số (77,78%) trong đội ngũ cán bộ, công chức xã. Sự tƣơng quan về tỷ lệ giữa các dân tộc trong hệ thống cơ quan đoàn thể của xã còn đƣợc thể hiện qua tỷ lệ giữa các dân tộc trong cơ quan lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND xã. Trong Đảng ủy xã có 4 đồng chí thì có 03 đồng chí là ngƣời dân tộc Thái, 01 đồng chí là ngƣời dân tộc Khơ Mú. HĐND xã có 02 đồng chí là ngƣời dân tộc Thái (Chủ tịch và Phó Chủ tịch). UBND xã có 02 đồng chí là ngƣời dân tộc Thái, 01 đồng chí ngƣời dân tộc Khơ Mú và 01 đồng chí là ngƣời dân tộc Hmông.

Mối tƣơng quan này gần đây đƣợc thay đổi theo hƣớng tăng thêm đội ngũ cán bộ là ngƣời các dân tộc khác tham gia vào trong đội ngũ cán bộ của HTCT xã.

c) Về tỷ lệ nam, nữ:

Trong số 36 đồng chí cán bộ, công chức của xã thì nam chiếm 72,22%, nữ chiếm 27,78%. Trong HTCT xã, cán bộ nữ chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực đoàn thể, bên khối UBND xã thì ở các cƣơng vị kế toán, văn phòng, địa chính, văn hóa xã

d) Về Trình độ học vấn : Trình độ học vấn của các cán bộ, viên chức xã đƣợc thể hiện qua bảng thống kê dƣới đây:

Trình độ 12/12 9/12 7/10 4/10 Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Nam 13/36 36,11 10/36 27,78 1/36 2,78 2/36 5,55 Nữ 3/36 19,44 2/36 5,56 1/3 2,78 0 0 (Bảng 2.3: trình độ học vấn của cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)

Qua bảng thống kê ta thấy số cán bộ, công chức có trình độ văn hóa 12/12 chiếm 54,55%. Hầu hết các đồng chí khi tham gia công tác có trình độ 9/12 hoặc 7/10 nhƣng trong quá trình công tác, đƣợc Cấp ủy, Chính quyền xã tạo điều kiện, các đồng chí đã cố gắng vừa đi học, vừa đi làm để hoàn thiện trình độ học vấn, qua đó nâng cao khả năng nắm bắt và triển khai công việc của mình. Số cán bộ, công chức của xã có trình độ học vấn 9/12 còn tƣơng đối cao, nhất là một số đồng chí cán bộ, công chức tuổi đời còn trẻ (23 tuổi), thời gian tới xã cũng có kế hoạch tạo điều kiện cho các đồng chí này đi học tiếp khi có chỉ tiêu.

đ ) Về trình độ lý luận chính trị :

Công tác bồi dƣỡng về lý luận chính trị cho đội ngũ các cán bộ, công chức xã đã đƣợc Lãnh đạo xã thƣờng xuyên quan tâm và tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức xã tham gia vào các lớp bồi dƣỡng về lý luận chính trị.

Trình độ lý luận

Trung cấp Sơ cấp Không

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Nam 11/36 30,56 5/36 13,89 10/36 27,78

Nữ 2/36 5,55 1/36 2,78 7/36 19,44

(Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)

Bảng thống kê trên cho thấy tổng số cán bộ, viên chức xã đã qua đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị chiếm hơn 50%, tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ có thâm niên công tác lâu năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách và trẻ tuổi hơn chƣa tham gia các lớp đào tạo này. Chủ trƣơng chung của xã trong thời gian tới nếu có các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, xã sẽ cử các đồng chí có đủ điều kiện tham gia, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ xã.

e) Về trình độ chuyên môn:

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức xã Lóng Sập đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Trình độ

Đại học Trung cấp Không

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

Nam 3/36 8,33 5/36 13,89 18/36 50

Nữ 1/36 2,78 2/36 5,56 7/36 19,44

( Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)

Trong Ban chấp hành Đảng bộ xã Lóng Sập có 02 đồng chí là có trình độ chuyên môn về ngành nông - lâm (01 đại học và 01 trung cấp). UBND xã thì không có đồng chí nào đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Số cán bộ, viên chức chƣa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, chính sách liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành.

f) Về trình độ quản lý nhà nước:

Trình độ QLNN

Bồi dưỡng Không

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

Nam 17/36 47,22 9/36 25

(Bảng2.6: Trình độ QLNN của cán bộ, công chức xã Lóng Sập;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã lóng sập, huyện mộc châu, tỉnh sơn la) (Trang 35)