Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện chính sách dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã lóng sập, huyện mộc châu, tỉnh sơn la) (Trang 46 - 54)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở xã Lóng Sập trong việc thực

2.2.2 Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện chính sách dân

Trong việc thực hiện các chƣơng trình, dự án thì HĐND xã là một trong các cơ quan, đoàn thể của xã đƣợc biết và đƣợc tổ chức quán triệt đầu tiên. HĐND xã sẽ dựa trên Nghị quyết của Cấp ủy để đƣa ra các quyết sách của mình, đƣợc thể

hiện bằng các Nghị quyết nhằm thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Các Nghị quyết của HĐND xã luôn đặt lợi ích của ngƣời dân làm trọng. Đại biểu của HĐND xã phổ biến, tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thì sẽ nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Trong quá trình các đơn vị chức năng của xã thực hiện các chƣơng trình dự án, HĐND xã còn đóng vai trò trong công tác giám sát cộng đồng (sau đây viết tắt là GSCĐ) đối với việc thực hiện các chƣơng trình, dự án này về sử dụng nguồn vốn, về kỹ thuật và tiến độ thực hiện. Ở các bản có chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc thì đều thành lập Tổ giám sát và có ủy viên của HĐND tham gia. Khi ngƣời dân có những thắc mắc, hay có ý kiến gì về các chƣơng trình này thì họ có thể gặp Trƣởng bản hoặc những ngƣời trong HĐND để phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của mình. Trong các cuộc họp giao ban các đại biểu HĐND sẽ phản ánh lại các ý kiến này của ngƣời dân lên UBND, Đảng ủy nếu trong phạm vi quyền hạn của mình UBND xã hoặc Đảng ủy xã sẽ phúc đáp, xử lý còn nếu không thuộc phạm vi, quyền hạn của xã, xã sẽ lại đề đạt lên cấp trên.

Nếu nhƣ các nghị quyết của Đảng ủy là sự phù hợp với các điều kiện chung của xã thì các nghị quyết của HĐND xã là sự chi tiết hơn, cụ thể hóa hơn nữa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng ủy cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân cƣ của mỗi cụm dân cƣ, mỗi bản, mỗi khu vực. Do vậy, nếu không có sự tham gia của HĐND xã vào việc triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thì sẽ không thể có đƣợc các phƣơng thức triển khai cụ thể và chi tiết, phù hợp và khi đó các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc sẽ khó đi vào trong thực tiễn đời sống. Ngƣời dân ở xã Lóng Sập có trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, các đặc điểm cố hữu về tâm lý tộc ngƣời không giống nhau, các điều kiện để tiếp cận với thông tin truyền hình, báo chí, đài phát thanh…. rất khó khăn. Các đại biểu HĐND xã chính là một bộ phận trong kênh này. Nếu không có các đại biểu của

HĐND thì ngƣời dân sẽ khó đặt niềm tin vào các chính sách mới của Đảng và Nhà nƣớc và khi chƣa có niềm tin thì đồng bào sẽ thực hiện không triệt để hoặc không thực hiện theo các chủ trƣơng, chính sách đó và nhƣ vậy thì mục tiêu của chủ trƣơng, chính sách đó sẽ không thể đạt đƣợc.

Nhƣ vậy, trong việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, HĐND xã là nơi đƣa ra các phƣơng cách để triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện về địa lý, dân cƣ của từng bản nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời HĐND xã cũng là nơi quy tụ những ý kiến, tâm tƣ, nguyện vọng của đồng bào để phản ánh lên cấp trên. Mỗi cá nhân đại biểu HĐND cũng đóng vai trò rất quan trọng trong thành công chung của các chƣơng trình, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc dành cho đồng bào, trong đó có Chƣơng trình 135-2.

2.2.3. Vai trò của Ủy ban nhân dân

Trên địa bàn xã thì UBND xã đóng vai trò là cơ quan trực tiếp xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án. Sau khi Đảng ủy xã có sự chỉ đạo thực hiện đối với các chƣơng trình, dự án, UBND xã thành lập Ban chỉ đạo (sau đây viết tắt là BCĐ) thực hiện Chƣơng trình 135-2 của xã do đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách nông - lâm làm Trƣởng BCĐ với các ủy viên là các cán bộ, viên chức thuộc bộ phận tài chính xã, địa chính xã và nông lâm xã.

Sở dĩ Trƣởng BCĐ Chƣơng trình 135 tại xã không phải do đồng chí Chủ tịch UBND xã đảm nhiệm là vì khi thành lập BCĐ (năm 2008) thì đồng chí Chủ tịch UBND xã và đồng chí phụ trách địa chính xã có quan hệ gia đình. Do vậy, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình triển khai công tác Lãnh đạo xã đã kiến nghị, đề xuất với Đảng ủy xã bầu đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách nông - lâm làm Trƣởng BCĐ, sự việc cũng đã đƣợc Đảng ủy xã báo cáo lên huyện. UBND xã cũng thành lập Ban Giám sát cộng đồng (sau đây viết tắt là BGSCĐ) việc thực hiện Chƣơng trình 135-2 trên địa bàn do đồng chí Chủ tịch MTTQ làm Trƣởng ban, ủy viên có các đồng chí là Trƣởng hoặc Phó các đoàn thể của xã nhƣ

Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên. Ngoài ra ở các bản có triển khai dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thì đều có Tổ giám sát cộng đồng (Trƣởng ban công tác mặt trận của bản làm Tổ trƣởng), thƣờng có từ 5 - 7 ngƣời.

Chƣơng trình 135-2 có 04 dự án chính và ở mỗi dự án có những văn bản hƣớng dẫn rất cụ thể các công trình, hạng mục hay những lĩnh vực đƣợc đầu tƣ cũng nhƣ số vốn đƣợc đầu tƣ, đặc biệt là đối với các công trình thuộc hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này đã tạo điều kiện cho BCĐ xã nói riêng, UBND xã nói chung có thể lập kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Việc lập kế hoạch thực hiện các chƣơng trình, dự án trên địa bàn xã đƣợc thực hiện qua sự khảo sát thực tế của các cán bộ xã kết hợp với sự tham gia đóng góp ý kiến của ngƣời dân sinh sống trên địa bàn, xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngƣời dân địa phƣơng và đây cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với công tác lập kế hoạch trong các dự án thuộc Chƣơng trình 135-2. Đối với mỗi dự án của Chƣơng trình 135-2 UBND xã phải lập bản kế hoạch riêng để triển khai, cụ thể:

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Với dự án này, UBND xã phải lên kế

hoạch thực hiện xây dựng các công trình trên địa bàn trình Đảng ủy và BCĐ Chƣơng trình 135 của huyện cho cả 3 năm (từ năm 2008 đến năm 2010) vào năm 2008. Các năm sau đó xã sẽ chỉ rà soát, đánh giá lại những việc đã hoàn thành và tiếp tục triển khai các hạng mục chƣa hoàn thành. UBND huyện cũng đã có hƣớng dẫn rất cụ thể về 8 hạng mục đƣợc đầu tƣ ở xã và 6 hạng mục ở bản. Trên cơ sở các hạng mục đó xã gửi xuống các bản để Trƣởng bản tổ chức họp lấy ý kiến của ngƣời dân đồng thời đƣa đƣa ra các thứ tự ƣu tiên mong muốn đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ về cơ sở hạ tầng theo nhu cầu thực tế của mình. Sau đó lập biên bản trình lên xã, xã sẽ tổng hợp các ý kiến trình Đảng ủy xã và trình lên huyện.

Đối với các công trình đƣợc thực hiện ở cấp xã (ví dụ nhƣ trƣờng tiểu học xã, trạm y tế xã, nhà văn hóa xã…) thì phải nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của 12/14 bản mới đƣợc triển khai. Còn đối với các công trình, dự án đƣợc thực hiện ở

các bản (ví dụ nhƣ đƣờng giao thông liên bản, công trình nƣớc sạch…) phải đƣợc sự đồng ý của trên 90% các hộ gia đình mới đƣợc thực hiện.

Từ năm 2008 đến nay xã đƣợc đầu tƣ các công trình: đƣờng liên bản Buốc Quang - Pha Đón dài 3,5 km với tổng số tiền đầu tƣ là 1.030,5 triệu đồng (trong 2 năm 2008 và 2009); đƣờng liên bản A Má - Pha Đón dài 5,65 km (năm 2009), với số tiền là 240,1 triệu đồng; dự án nƣớc sinh hoạt ở bản Pha Đón với tổng số tiền đầu tƣ là 634,7 triệu đồng (năm 2008 và 2010); Đƣờng vào + sân trƣờng tiểu học trung tâm xã là 350 triệu đồng vào năm 2010 (nguồn: UBND xã Lóng Sập). Với những công trình này, đồng chí Chủ tịch xã cho biết: đa phần là huyện đã phân cấp cho xã làm chủ đầu tƣ xong do năng lực lập kế hoạch còn hạn chế cũng nhƣ không có sự hiểu biết sâu về kỹ thuật nên hầu nhƣ xã đều thuê Ban quản lý (sau đây viết tắt là BQL) dự án của huyện lập kế hoạch chi tiết, thiết kế về kỹ thuật còn xã tổ chức GSCĐ trong quá trình thi công.

Đối với các dự án khác thì hàng năm xã phải tổ chức lập kế hoạch theo chỉ tiêu huyện giao cho từ đầu năm. Toàn bộ quy trình cũng đƣợc thực hiện bắt đầu từ dƣới các hộ gia đình ở các bản thuộc xã.

Với dự án hỗ trợ sản xuất: Đối tƣợng thụ hƣởng của dự án này chủ yếu là

các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo trên địa bàn xã, do vậy khi có chỉ tiêu phân bổ của huyện đƣa về xã, xã sẽ tổ chức họp BCĐ và đƣa ra quyết định sẽ tập trung triển khai ở những bản nào. Việc lựa chọn các bản sẽ phụ thuộc vào các dữ kiện về điều kiện tự nhiên, tỷ lệ hộ đói nghèo của bản. Sở dĩ không thể triển khai trên tất cả 14 bản của xã vì số vốn hàng năm phân bổ cho xã không lớn nên Đảng ủy, UBND xã đã đi đến thống nhất là sẽ tập trung đầu tƣ vào các bản có điều kiện khó khăn hơn, hoặc các bản có các điều kiện về tự nhiên, con ngƣời đáp ứng đƣợc các điều kiện của dự án.

Việc bình bầu các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo đƣợc thực hiện dân chủ và công khai ở các bản. Bên cạnh các tiêu chí chung thì ở xã còn áp dụng một số

các tiêu chí khác theo kiến nghị của ngƣời dân nhƣ: những hộ mới tách ra trong vòng 3 năm thì chƣa đƣợc đƣa vào diện xét; những gia đình vì không chịu khó làm ăn mà nghèo thì cũng không đƣợc xét. Sau đó Trƣởng bản sẽ có biên bản cuộc họp và danh sách các hộ nghèo của bản gửi về xã. Khi có giống cây trồng hoặc vật nuôi thì xã giao trực tiếp xuống bản và bản giao cho các hộ gia đình đã đƣợc bình bầu trong cuộc họp trƣớc đó(*)

.

Năm 2008 trong dự án hỗ trợ sản xuất, huyện cũng đã triển khai việc hỗ trợ máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ máy tuốt lúa, máy cày loại nhỏ, máy tách cùi ngô, máy sát lúa, mỗi máy đƣợc phân cho 1 nhóm từ 3 - 5 hộ. Tuy nhiên, dự án này đã không phát huy đƣợc tác dụng cao, bởi diện tích ruộng nhỏ nên khó sử dụng máy cày, việc chung nhau máy móc cũng gây khó khăn trong việc thỏa thuận sử dụng giữa các gia đình bởi vậy xã đã kiến nghị lên huyện chuyển dự án hỗ trợ sản xuất bằng máy móc thay bằng hỗ trợ vật nuôi và giống cây trồng.

Trong năm 2011 xã cũng đã xây dựng kế hoạch để hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo ngô giống với định mức là 3kg/2khẩu và 1 hộ đƣợc hỗ trợ không quá

(*)Trong hợp phần xây dựng mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản thì năm 2010 xã đƣợc

cung cấp khoản tiền là 260.750.000đ trong đó vốn đầu tƣ cho việc mua giống bò là 245.000.000đ = 35 con (tƣơng đƣơng với 7.000.000đ/1 con) và 15.750.000đ là số tiền chi cho việc tiêm chủng và thức ăn ban đầu cho bò (nguồn: UBND xã Lóng Sập). Hợp phần này xã đƣợc huyện giao làm chủ đầu tƣ, nhƣng do xã không có điều kiện về con giống, lực lƣợng cán bộ, công chức xã không thể tự hoàn chỉnh đƣợc hồ sơ kế hoạch nhƣ yêu cầu của dự án, cũng nhƣ không thể tự mình kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật về con giống nên xã đã thuê BQL dự án của huyện lập kế hoạch của dự án rồi đƣa cho xã duyệt và triển khai thực hiện (ý kiến của đồng chí Chủ tịch xã Lóng Sập). Số bò sinh sản này sau khi đƣợc đƣa về các bản sẽ giao cho các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo chăn nuôi (01 con/hộ), đến khi con bò này sinh sản thì gia đình đó sẽ đƣợc giữ lại con bê và chuyển con bò mẹ cho gia đình khác tiếp tục nuôi. Trong trƣờng hợp 1 gia đình nào đó đang nuôi bò mà bị chết thì phải báo về Trƣởng bản và BCĐ để tổ chức xác minh, nếu bò chết vì các nguyên nhân khách quan (do thời tiết quá lạnh, hoặc do dịch bệnh…) thì xã sẽ giao con bò cho hộ gia đình bán lấy tiền còn thiếu bao nhiêu thì gia đình bù thêm tiền vào để mua con bò (bê) khác, con bò (bê) này sẽ thuộc về tài sản gia đình. Bằng cách này, số lƣợng đàn bò trong xã đã đƣợc tăng lên, giúp cho các hộ nghèo có gia súc để lấy sức kéo và cũng là tạo nguồn vốn chăn nuôi ban đầu cho các hộ gia đình.

8kg. Việc hộ trợ ngô giống cho đồng bào đã nhận đƣợc nhiều sự hƣởng ứng của nhân dân trong xã, bởi giống ngô mới cho năng suất cao, chất lƣợng tốt. Mấy năm gần đây cây ngô đƣợc giá trên thị trƣờng, do vậy cây ngô đã góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình nói riêng và làm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo của xã nói chung.

Dự án hỗ trợ đào tạo cán bộ xã, bản: Đối với dự án này, huyện giao cho

Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội của huyện thực hiện dựa trên cơ sở nhu cầu đào tạo do các xã gửi lên. Bởi vậy, khi xã nhận đƣợc công văn của Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội huyện thì xã cũng phải triển khai xuống các bản để các bản tổ chức họp các hộ gia đình thu thập nhu cầu đƣợc đào tạo của dân. Trên cơ sở đó, bản lập biên bản gửi xã, BCĐ xã sẽ tổng hợp và gửi về Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội huyện, từ đó Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo trong năm.

Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân: Đối với

dự án này đƣợc chia ra thành 2 dự án nhỏ:

- Dự án trợ giúp pháp lý và hoạt động văn hóa: Với dự án này thì mỗi năm xã đƣợc hỗ trợ 2 triệu đồng cho các hoạt động tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, phát triển các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao của xã. Các hoạt động của dự án này đƣợc xã đƣa vào trong bản kế hoạch hoạt động định kỳ hàng năm của xã (vì nếu không có nguồn kinh phí hỗ trợ này thì hàng năm UBND và MTTQ xã vẫn phải tiến hành các hoạt động tuyên truyền khi có các chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng và Nhà nƣớc - Trích lời của đ/c Chủ tịch UBND xã).

- Dự án hỗ trợ học sinh con hộ nghèo: Đối với dự án này ở cấp huyện thì huyện giao trực tiếp nguồn vốn cho Phòng GD&ĐT huyện quản lý và triển khai theo ngành dọc xuống các trƣờng, bởi vậy các trƣờng trên địa bàn xã tự kê khai lập danh sách trên cơ sở danh sách các hộ nghèo của xã, rồi gửi văn bản trình

UBND xã duyệt và gửi danh sách ra Phòng GD&ĐT của huyện. Nhƣ vậy, trong dự án này, UBND xã chỉ đóng vai trò là đơn vị thông qua danh sách các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng, còn đơn vị thực hiện chính là Phòng GD&ĐT huyện.

Mặc dù xã là đơn vị lập kế hoạch, song phải dựa trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị từ các bản. Theo ý kiến của đồng chí Chủ tịch xã thì việc tham gia các cuộc họp do bản tổ chức đƣợc các hộ gia đình hƣởng ứng rất cao, đây là kết quả của hoạt động tuyên truyền về những lợi ích của chƣơng trình, dự án sẽ mang lại cho đồng bào. Tham gia cuộc họp theo quy định trong các văn bản hƣớng dẫn thực hiện là các chủ hộ (thƣờng chủ hộ là đàn ông) nhƣng ở xã thì phải linh động trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã lóng sập, huyện mộc châu, tỉnh sơn la) (Trang 46 - 54)