Phƣơng pháp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 62 - 69)

Từ việc xác định đối tượng và nội dung giáo dục cho những người lính và đặc biệt là những người cai trị, Platôn còn bàn đến phương pháp giáo dục từng đối tượng, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục cho các công dân trong nhà nước giả tưởng của mình.

Trước hết, đối với những người lính, là những người được sinh ra từ những người cha có chiến công oanh liệt và những người mẹ giống tốt. Không chỉ vậy, cha, mẹ chúng phải trong thời kỳ tuổi thanh xuân đó là độ tuổi khoảng từ hai mươi đến bốn mươi đối với nữ giới và tự hai lăm đến năm mươi lăm đối với nam giới, để bảo tồn nòi giống ở mức độ tốt nhất. Những đứa trẻ ngay từ khi sinh ra được nuôi dưỡng và giáo dục tập trung tại một nơi nhất định để tránh cho họ nhiễm phải những đức tính xấu trong xã hội “sau khi những đứa trẻ được sinh ra, chúng sẽ được giao cho những người chuyên môn trông coi, những người này có thể là nam hoặc là nữ, vì chúng ta đã nói

đến bổn phận của nam và nữ đều giống nhau. Con cái của các cha mẹ giống tốt sẽ được đưa tới nơi tập thể ở một khu vực riêng biệt trong thành phố, ở đó chúng được chăm sóc bởi các bảo mẫu” [2, tr. 141].

Như vậy, Platôn đã chủ trương tập trung tất cả những đứa trẻ của những bố, mẹ giống tốt tại một nơi và giáo dục chúng ngay từ lúc nhỏ. Theo đó, ông đã bỏ qua môi trường giáo dục gia đình. Điều này, dẫn đến tình trạng tất cả những đứa con sẽ trở thành con chung. Bố, mẹ sẽ không biết con đẻ mình là ai và những đứa trẻ cũng vậy, chúng không nhận ra cha, mẹ mình là người nào. Khi nhà cai trị không biết ai là, ai không phải là người cùng huyết thống sẽ tránh được tình trạng chia rẽ xung đột giữa họ với nhau, vì họ nghĩ rằng bất cứ ai đó cũng có thể là người có quan hệ cha con, anh em của chính họ.

Khi những đứa trẻ đưa về tập trung tại một nơi nhất định, chúng sẽ được giáo dục ngay từ nhỏ. Platôn cho rằng, đây thời kỳ nuôi dưỡng khó khăn nhất trong cuộc đời của con người, bởi khi đó cơ thể họ còn nhỏ và rất non nớt. Tuy nhiên, giáo dục trong thời kỳ này sẽ giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu được nội dung giáo dục và dễ dàng định hướng phẩm chất và nhân cách cho chúng nhất, vì tâm hồn của trẻ lúc này còn chưa bị vấy bẩn bởi những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Theo Platôn trẻ em sẽ được giáo dục ngay từ thời kỳ ấu thơ, bắt đầu là bằng âm nhạc sau khi trẻ lớn hơn và có cấu trúc cơ thể cứng cáp, hoàn thiện thì mới tiến hành giáo dục thể dục.

Khi bàn về giáo dục âm nhạc, Platôn đã đề cập tới phương pháp giáo dục trong thời kỳ ấu thơ, là bắt đầu bằng việc kể các câu truyện cổ tích nói về các Thần, về con người cho chúng nghe trước khi chúng đến tuổi học thể dục. Đây là phương pháp dễ dàng thu hút được trẻ chú ý và tiếp thu, qua đó phát huy trí tưởng tượng phong phú cho trẻ, giáo dục cho trẻ về những tấm gương tốt, về lối sống lành mạnh. Từ đó, dần dần hình thành bản tính tốt đẹp cho trẻ. Có thể nói, thông qua phương pháp kể

giống như tạo nên nền móng vững chắc cho trẻ xây dựng lâu đài ước mơ khi trưởng thành.

Tuy nhiên, Platôn cho rằng không phải bất kỳ câu truyện nào cũng được kể cho trẻ nghe, mà chỉ những câu truyện phù hợp với ý định xây dựng một nhà nước công bằng và tốt đẹp mới được phép kể cho trẻ nghe. Platôn nhấn mạnh: “và có thể nào chúng ta chỉ việc cẩu thả cho phép trẻ con nghe bất cứ câu truyện ngẫu nhiên nào được bịa ra bởi bất cứ người nào, khiến tâm trí các trẻ phải hấp thu các ý tưởng mà phần lớn trái ngược với những ý tưởng mà chúng ta muốn chúng có khi chúng lớn lên không? chúng ta không thể làm thế” [2, tr. 81]. Theo đó, những câu truyện phải chứa đựng những nội dung tốt, lành mạnh như khi miêu tả về các Thần thì phải miêu tả Thần là những người can đảm, là những tấm gương đạo đức còn những sáng tác gây nỗi sợ chết, không điều độ, sự mềm yếu…của các thần đều không phù hợp và bị loại.

Để đảm bảo nội dung của các câu truyện tốt và lành mạnh Platôn cho rằng phải xây dựng một bộ phận kiểm duyệt các nhà văn viết truyện: “Vậy thì việc đầu tiên là thiết lập một bộ phận kiểm duyệt các nhà văn viết truyện hư cấu và để chấp nhận mọi câu truyện hư cấu tốt và loại bỏ mọi câu truyện xấu; và chúng ta sẽ muốn các bà mẹ và các bảo mẫu chỉ kể cho trẻ em nghe các câu truyện tốt mà thôi. Hãy để họ uốn nắn tâm trí trẻ bằng các câu truyện như thế, thậm chí còn giỏi hơn là họ uốn nắn thân thể chúng bằng bàn tay của họ” [2, tr. 81]. Các nhà văn có thể sáng tác ra nhiều những câu truyện khác nhau, có thể đó là những câu truyện hư cấu, song trước khi những câu truyện đó được kể cho trẻ nghe, thì việc đầu tiên là phải thông qua bộ phận kiểm duyệt, khi được bộ phận này thông qua, thì những người kể truyện mới được phép kể cho trẻ bởi việc giáo dục trong giai đoạn này có vai trò và có ý nghĩa rất quan trọng quyết định rất lớn cho việc xây dựng tâm hồn con người ngay trong thời kỳ bé thơ và cả quá trình trưởng thành sau này.

Sau khi đã kiểm duyệt chặt chẽ các câu truyện và đảm bảo các câu truyện đó có nội dung tốt phù hợp với nhà nước lý tưởng, việc tiếp theo là cần phải lựa chọn những người kể truyện đơn sơ và nghiêm túc để có ích cho linh hồn của con người, nếu không lựa chọn được những người kể truyện có những tiêu chí trên thì kết quả thu được sẽ không cao. Bởi vì, những người kể truyện đơn sơ và nghiêm túc chỉ bắt chước kiểu cách của nhân đức và khi kể những câu truyện với nội dung tốt với một lối truyền thụ đó, sẽ đem lại lợi ích cho tâm hồn trẻ. Ngược lại, những người giỏi bắt chước tất cả các tính cách khác nhau thì họ dễ dàng bị lây nhiễm bởi những tính cách xấu và khi họ kể truyện rất có thể họ sẽ kể cả những tính cách xấu, điều đó sẽ gây hại cho tâm hồn những đứa trẻ làm cho trẻ phát triển lệch lạc, méo mó và rất có hại cho bản tính của trẻ, điều này là hoàn toàn không phù hợp với nhà nước lý tưởng mà Platôn xây dựng trong giả tưởng.

Để trở thành người lính thực thụ thì họ phải được giáo dục bằng âm nhạc, theo Platôn giáo dục âm nhạc giống như xây dựng nền móng cho người bảo vệ tương lai, nếu nền móng chắc chắn thì họ mới có thể đứng vững, kể cả khi họ gặp phải những thử thách khó khăn trong cuộc đời sau này. Song Platôn cho rằng, phải bảo tồn âm nhạc trong hình thức nguyên thủy của nó chứ không được biến đổi chúng “Họ phải cố gắng hết sức để giữ chúng nguyên tuyền và khi có ai nói rằng loài người phải ca ngợi bài hát mới nhất mà các ca sỹ hát họ phải e rằng có thể không phải là người ấy đang ca ngợi các ca khúc mới; và một loại ca khúc mới thì không đáng được ca ngợi hay quan niệm như là ý của nhà thơ; vì bất cứ sự biến đổi nào trong âm nhạc đều chứa đầy nguy hiểm cho nhà nước và phải cấm các sự biến đổi như thế” [2, tr. 119].

Với sự trợ giúp của âm nhạc, ngay cả khi trẻ em chơi đùa cũng sẽ làm cho trẻ tập dần với thói quen sống trật tự, điều độ và thói quen này sẽ đồng hành trong suốt cuộc đời sau này của họ. Nó trở thành nguyên tắc tăng trưởng

của họ trong cuộc đời và nếu sau này khi lớn lên, nếu họ có chỗ nào sa sút thì thói quen của họ sẽ vực họ dậy trở lại. Không chỉ vậy, phương pháp giáo dục cho trẻ chơi đùa cùng với sự trợ giúp của âm nhạc ngoài việc giúp trẻ xây dựng bản tính, còn giúp cho trẻ phát huy được trí sáng tạo, tìm tòi thậm chí trẻ còn khám phá ra những quy luật nhỏ mà các bậc tiền bối thường bỏ qua.

Sau khi tập trung huấn luyện tâm hồn một cách đúng mức, việc tiếp theo là phải chăm sóc thân thể một cách đặc biệt. Platôn cho rằng “thể dục như âm nhạc phải bắt đầu từ tuổi nhỏ, cần phải huấn luyện cẩn thận và phải tiếp tục suốt đời” [2, tr. 105]. Theo đó, huấn luyện thể dục cho binh lính không chỉ được tiến hành khi họ còn ở độ tuổi ấu thơ, mà cần phải được tiếp tục trong suốt cuộc đời để duy trì sức khỏe. Đồng thời, huấn luyện thể dục phải hết sức cẩn thận, nghiêm túc chứ không được huấn luyện một cách cẩu thả, nếu những người lính có một lối sinh hoạt buông thả họ sẽ không thể duy trì được sự điều độ, dần dần họ sẽ trở nên mềm yếu và dễ dàng mắc phải các dịch bệnh đang lây lan ở trong nhà nước, khi đó họ không thể trở thành người lính thực thụ. Trong huấn luyện thể dục, Platôn đặc biệt đề cao phương pháp huấn luyện để trẻ tự giác luyện tập một cách thường xuyên, liên tục nhằm đem lại thể lực bền bỉ, dẻo dai. Bởi có như vậy mới giúp họ vượt qua được những khó khăn, gian khổ của người lính, chẳng hạn như những cuộc hành quân xa trong điều kiện thiếu thốn, khi tham chiến với quân thù… Ngược lại, nếu họ có cách sinh hoạt buông thả họ sẽ không duy trì được sự điều độ và tự làm cho bản thân trở nên yếu đuối, dễ mắc phải những dịch bệnh, khi đó họ không thể đảm nhiệm được trọng trách là người bảo vệ đất nước.

Đối với nhà cai trị, đây là đối tượng có vị trí rất quan trọng trong việc điều hành nhà nước. Họ giống như thuyền trưởng chèo lái con thuyền đi giữa đại dương mênh mông. Nếu thiếu họ hoặc họ là một thuyền trưởng tồi con

thuyền sẽ không đi đến đích và các thuyền viên sẽ nổi loạn. Các nhà cai trị cũng vậy nếu họ điều hành nhà nước một cách tốt đẹp sẽ làm cho nhà nước luôn ổn định, mọi công dân trong nhà nước thực hiện đúng bổn phận và chức năng của mình khi đó sẽ xây dựng được một nhà nước đảm bảo được công bằng, hạnh phúc và tốt đẹp.

Những nhà cai trị chính là những người được tuyển chọn từ những người lính, việc tuyển chọn này được tiến hành thông qua những thử thách về lòng yêu nước, bằng những đau khổ và khoái lạc, để xác định xem họ có thật sự trung thành với nhà nước, dù gặp phải bất cứ sự vất vả, hiểm nguy nào và những ai không vượt qua đều bị loại “Tất cả những ai thất bại đều bị loại chỉ người nào hoàn toàn chiến thắng thử thách giống như vàng được thử trong lửa mới chọn làm vua cai trị với các đặc quyền, đặc lợi trong cuộc đời này và sau khi chết” [2, tr. 163]. Không những vậy họ còn phải thử thách bằng nhiều hình thức học tập khác nhau để xem họ có can đảm và kiên trì theo đuổi tri thức cao nhất hay không, bởi đây là đức tính cuối cùng có nơi những người cai trị đất nước. Vì vậy, họ phải đi con đường dài và lao động cật lực trong việc học hỏi cũng như luyện tập cơ thể mình, nếu không họ sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của cao nhất của tri thức, từ đó phát xuất ra mọi điều đúng và tốt.

Phương pháp mà Platôn giáo dục những người cai trị đạt được tri thức cao nhất không phải là bằng việc truyền thụ kiến thức cho họ, mà thay vào đó là làm cho linh hồn hồi tưởng lại những gì đã quên lãng. Cụ thể, những người cai trị phải làm cho linh hồn của mình quay ra khỏi thế giới hay thay đổi – thế giới các sự vật cảm tính – sang thế giới ý niệm với sự sáng ngời tuyệt đối của Sự Thiện nghĩa là phải làm cho linh hồn quay về đúng hướng của nó. Tiến trình đó, theo Platôn chính là tiến trình đưa những nhà cai trị “xoay từ một ngày tối tăm sang ánh sáng thực sự của hữu thể, nghĩa là sự đi lên từ hạ giới, mà chúng ta gọi đó là triết học thực thụ” [2, tr. 177].

Phương pháp giáo dục này cũng được Platôn lý giải thông qua ẩn dụ hang động. Trong ẩn dụ này Platôn đã ví chiếc hang giam giữ tù nhân tương ứng với thế giới sự vật cụ thể hữu hình, ánh lửa sáng tương ứng với sức mạnh của Mặt trời (nhưng dĩ nhiên đó không phải là Mặt trời) việc đi lên khỏi hang để nhìn các sự vật ở thế giới bên trên có thể coi là điều biểu thị cho cuộc hành trình đi lên linh hồn vào vùng của các sự vật khả tri. Trong thế giới bên trên đó, nó chính là cội nguồn của trí năng và chân lý. Vì chính Mặt trời sản sinh các mùa và chu kỳ của năm tháng, cùng chi phối mọi vật trong thế giới khả giác hay hữu hình này, hơn nữa, Mặt trời là nguyên nhân của tất cả những gì mà anh ta nhìn thấy. Con đường đi lên của linh hồn trước khi nó có thể chiêm ngưỡng được “Mặt trời”, nó phải chấp nhận những khó khăn giống như một con người bị lôi lên từ những nấc thang để chui ra khỏi con đường hầm tối tăm, anh ta sẽ cảm thấy đau đớn vì anh ta đã bị trói từ rất lâu và mắt anh ta sẽ đau nhức vì mắt anh ta đang nhìn trong bóng tối nay bị bắt nhìn vào ánh sáng Mặt trời. Trước một thế giới mới mở ra trước mắt, anh ta chỉ thoáng được thấy sự huy hoàng của cảnh vật thực, ánh sáng thực, nhưng rồi con mắt phải nhắm vội lại vì trước kia con mắt mới chỉ quen nhìn những hình bóng của sự vật trong bóng tối lờ mờ. Đó chính là ánh sáng tột đỉnh mà chúng ta gọi đó là Sự Thiện hoặc Chân lý. Như vậy, trong ẩn dụ hang động Platôn đã chỉ ra cho chúng ta thấy thế giới chúng ta đang sống chỉ là cái hang tối và được thắp sáng bởi một ánh đuốc, tất cả những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là cái bóng của mọi vật, chứ không phải là thực, rồi mọi người lại đặt ra những giá trị từ những ảo ảnh đó. Do vậy, nó đã khiến cho linh hồn con người trở nên tăm tối, muốn làm cho linh hồn con người thấy được thế giới ý niệm thì phải thông qua giáo dục, sẽ khiến cho linh hồn con người quay từ chỗ tối tăm sang chỗ ngập tràn ánh sáng của Sự Thiện, những người đạt được khả năng đó, sẽ trở thành nhà cai trị với nghĩa đầy đủ nhất.

Với phương pháp giáo dục như vậy, Platôn đã chỉ ra cách thức để thoát ra khỏi thế giới tối tăm ra thế giới ánh sáng, bằng việc học các môn là: số học – môn học mà tất cả các nghệ thuật, khoa học và trí khôn đều sử dụng đến nó – ; môn thứ hai là hình học – môn bà con của môn số học – ; môn thứ ba là thiên văn học và môn thứ tư và là môn tột đỉnh đó là môn biện chứng pháp đây là công việc chính của tư duy lý trí thuần túy, khi đã học được môn học tột đỉnh này nhà cai trị sẽ đạt tới khái niệm bản chất của sự vật.

Như vậy, để trở thành nhà cai trị thực thụ theo Platôn điều kiện cần là họ phải có tố chất bẩm sinh và điều kiện đủ là phải thông qua giáo dục với phương pháp giáo dục đúng đắn. Đó chính là cuộc hành trình đi từ bóng tối ra ánh sáng của linh hồn con người để nắm bắt tri thức tối cao mà người ta

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)