Về tác phẩm “Nền cộng hòa”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 35 - 47)

Tác phẩm Nền cộng hòa được Platôn viết vào năm 380 trước Công nguyên. Đây là tác phẩm nổi tiếng chứa đựng nhiều tư tưởng triết học và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của tư duy triết học và học thuyết chính trị của nhân loại.

Tác phẩm Nền cộng hòa mà luận văn sử dụng làm tài liệu nghiên cứu là tác phẩm do Benjamin Jowett và M.J.Knight biên tập, được Lưu Văn Hy và Trí Tri dịch ra tiếng Việt; tác phẩm này được ấn hành bởi nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 2008. Tuy việc dịch từ bản gốc sang nhiều thứ tiếng khác nhau rất có thể làm sai lệch một số tư tưởng của Platôn, song những nội dung cơ bản, cốt lõi vẫn được thể hiện đầy đủ trong bản dịch của Lưu Văn Hy và Trí Tri. Đây cũng là bản dịch được giới chuyên môn đánh giá cao và dùng phổ biến khi nghiên cứu về Platôn ở Việt Nam hiện nay. Nội dung trọng tâm và xuyên suốt của tác phẩm đó là bàn về công bằng, làm rõ công bằng là gì? muốn xây dựng một nhà nước công bằng và một công dân chân chính thì phải làm thế nào? tác phẩm là sự hòa quyện giữa triết học và văn học ở mức độ cao nhất đã khiến “Nền cộng hòa” trở nên một tác phẩm kinh điển vô tiền, kháng hậu trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại.

Trước khi nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Platôn trong tác phẩm “Nền cộng hòa” cần phải phác họa những đường nét chính về kết cấu và nội dung cơ bản nhằm đưa ra bức tranh chung của tác phẩm. Đồng thời giúp cho việc nghiên cứu được sâu sắc và đảm bảo được tính logic trong quá trình tìm hiểu tư tưởng của Platôn về giáo dục.

Tác phẩm “Nền cộng hòa” mà luận văn sử dụng làm tài liệu nghiên cứu bao gồm 185 trang, được viết theo lối viết quen thuộc trong tất cả các tác phẩm khác của Platôn là dạng hội thoại, trong đó Platôn vào vai nhân vật chính lấy tên là Socrates, cùng các nhân vật khác tranh luận đó là

Polemarchus, Cephalus, Thrasymachus, Cleitophon. Tác phẩm được chia thành 10 quyển, nội dung cơ bản của từng quyển như sau:

Quyển I:

Sau lễ hội tôn giáo ở hải cảng Piraeus, Socrates đang sửa soạn quay lại thành Aten cùng người bạn trẻ Glaucon. Trên đường về hai người đã gặp Adeimantus và nhà quý tộc trẻ Polemarchus cùng một số người nữa. Họ đã thuyết phục Socrates và Glaucon ở lại. Hai người đồng ý và cùng đi đến nhà Polemarchus. Ở đó họ gặp cha của Polemarchus là ông Cephalus một người giàu có cao tuổi và uy tín ở Piraeus và những người khác. Socrates đã bắt đầu thảo luận với người chủ nhà lớn tuổi về giá trị của tuổi già. Thảo luận này nhanh chóng kết thúc và chuyển sang đề tài công bằng.

Cephalus là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về công bằng theo cách hiểu truyền thống của người Hy lạp. Theo ông công bằng là sống trung thực và trả các món nợ. Socrates đã không thỏa mãn với định nghĩa ấy khi đặt ra tính huống: khi một người có tâm trí không sáng suốt, ông ta đòi lại món vũ khí mà ông ta cho bạn mượn, xét về nghĩa vụ pháp lý thì vũ khí là của ông ta, nhưng khi trả vào hoàn cảnh lúc đó lại là một hoàn cảnh bất công vì nó sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của người khác.

Sau đó Cephalus phải đi dâng lễ tế Thần và Polemarchus con trai của ông đã tiếp nhận cuộc tranh luận. Polemarchus đã đưa ra định nghĩa mới về công bằng đó là nghệ thuật cho bạn bè điều tốt và cho kẻ thù điều xấu. Tuy định nghĩa này có điểm khác với cha ông nhưng thực chất chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng chia sẻ đòi hỏi ngấm ngầm là trả các món nợ và đem đến với nhau những gì thích ứng. Đây cũng là thái độ của một nhà chính trị còn trẻ và tham vọng trong khi định nghĩa của Cephalus là định nghĩa của những doanh nhân già đã có cơ sở vững chắc.

Cuộc thảo luận đến đây thì Thrasymachus nhảy vào tranh luận và tuyên bố rằng ông sẽ đem lại một định nghĩa tốt hơn, ông cho rằng công bằng không có gì khác hơn là lợi ích của kẻ mạnh. Nguyên lý công bằng thuộc về kẻ mạnh. Sự bất công bao giờ cũng có lợi, còn công bằng bao giờ cũng mang lại những điều thua thiệt.

Cuộc tranh luận trở nên phức tạp hơn, lúc đầu thách thức duy nhất là định nghĩa về công bằng. Bây giờ Socrates ngoài việc đưa ra định nghĩa về công bằng thì ông còn phải chứng minh công bằng là đáng giá. Socrates không đồng ý với Polemarchus và không tin bất công là đức hạnh vì nó trái với sự khôn ngoan.

Cuối cùng Socrates lập luận công bằng là sự tuyệt hảo của linh hồn và bất công là khuyết điểm của linh hồn. Công bằng là đáng mong muốn vì nó có nghĩa là sức khỏe của linh hồn. Như vậy, kết thúc quyển I Socrates và những người đàm thoại đã không đi đến một sự thống nhất về định nghĩa công bằng. Socrates cũng chỉ mới đưa ra định nghĩa còn yếu, chưa thuyết phục được người khác, Tuy nhiên, vấn đề tranh luận đã được thiết lập để tiếp tục được khởi hành làm sáng tỏ trong những quyển tiếp theo.

Quyển II:

Socrates muốn thuyết phục mọi người công bằng có lợi hơn bất công, nhưng Glaucon lại cho rằng giữa hai cuộc sống giữa công bằng và bất công thì cuộc sống bất công là có lợi hơn cuộc sống công bằng. Để nhấn mạnh quan điểm của mình, Glaucon đã kể lại truyền thuyết về một người tên là Gyges, tổ tiên của Croesus người Lydia, anh ta có chiếc nhẫn giúp anh ta vô hình, nhờ đó anh ta làm rất nhiều điều bất công mà không ai biết. Glaucon giả thiết một ai đó cũng có chiếc nhẫn như, vậy liệu người đó có hành sự một cách công bằng hay không. Từ đó, Glaucon cho rằng người ta công chính chỉ vì họ sợ sự trừng phạt nếu làm điều bất công và ông đã vẽ hai bức tranh chi

toàn thỏa mãn mọi dục vọng của mình được vinh dự, khen thưởng và sự giàu có. Người hoàn toàn công chính thì bị khinh miệt và chịu khốn khổ.

Trước tình hình đó, Socrates cho rằng đây là một vấn đề khó không dễ dàng hiểu nó nên đã đề xuất cách giải quyết bằng cách tìm công bằng trong một kích thước lớn hơn đó chính là nhà nước rồi sau đó tiến hành tìm hiểu nó ở một mức độ nhỏ hơn nơi cá nhân.

Các nhân vật nhất trí với đề xuất đó và Socrates bắt đầu đi xây dựng một nhà nước trong giả tưởng để tìm hiểu công bằng và bất công. Theo Socrates nhà nước ra đời là do con người có nhiều nhu cầu, không một cá nhân nào có thể tự đáp ứng được nên cần có sự giúp đỡ lẫn nhau để thỏa mãn những nhu cầu đó và sự quy tụ được những người sống cùng một nơi để trợ giúp và cộng tác cho nhau đã hình thành nên nhà nước. Trong nhà nước đó mỗi người đều làm những công việc chuyên môn hóa phù hợp với bản chất tự nhiên của mình. Nhà nước đó ngày càng phát triển và trở nên xa hoa, song chính sự giàu có này sẽ làm xuất hiện chiến tranh. Do đó, sẽ có một lực lượng chiến binh để bảo vệ và gìn giữ hòa bình của nhà nước. Để trở thành những chiến binh trước hết họ phải có bản tính tự nhiên phù hợp với nghề nghiệp. Tuy nhiên, bản tính tự nhiên vẫn chưa đủ mà họ cần phải được giáo dục để phát triển tài năng thiên bẩm sẵn có của mình. Socrates đã giành hết phần còn lại của quyển II và quyển III để bàn về giáo dục cho các chiến binh trong đó bao gồm huấn luyện âm nhạc, thể dục, đây cũng chính là quá trính thanh lọc tâm hồn và làm cho nhà nước lành mạnh và sang trọng.

Quyển III:

Những người lính được huấn luyện âm nhạc trước khi đến tuổi học thể dục. Trong nội dung huấn luyện âm nhạc bao gồm văn học, văn phong, âm điệu và tiết tấu. Về văn học mà cụ thể là các câu truyện dùng để kể cho những người bảo vệ tương lai nghe. Những câu truyện này phải được kiểm duyệt kỹ

lưỡng, chỉ giữ lại những câu truyện tốt để khơi dậy sự can đảm, điều độ, tiết độ, còn những câu truyện xấu phải được loại bỏ.

Về văn phong, Socrates cho rằng không sử dụng nghệ thuật bắt chước mà sử dụng một loại tường thuật bởi một người tốt thực sự, đó là những người kể truyện đơn sơ và nghiêm túc.

Tiếp theo Socrates bàn về âm điệu, ông cho rằng phải loại bỏ những âm điệu mềm yếu, buồn sầu và chỉ giữ lại âm điệu hào hùng, biểu hiện cho lòng dũng cảm và sự tiết độ.

Về tiết tấu, phải tìm loại tiết tấu diễn tả lòng dũng cảm và đời sống hài hoà, đồng thời loại bỏ những tiết tấu diễn tả tính bần tiện, thô lỗ, giận dữ hoặc những tật xấu khác.

Nội dung thứ hai người lính phải học đó là môn học thể dục. Socrates chủ yếu bàn về cách ăn uống và cách sinh hoạt điều độ để đảm bảo sức khỏe của những người lính.

Phần cuối của quyển 3 Socrates bàn về đối tượng giáo dục để trở thành nhà cai trị, đó là những người tốt nhất trong số những lính. Họ sẽ sinh hoạt và giáo dục tập trung và không được có tài sản riêng.

Quyển IV:

Vào đầu quyển IV Socrates lý giải tại sao người bảo vệ không được sở hữu cá nhân về nhà cửa, tiền bạc… nhưng họ vẫn là người hạnh phúc nhất. Bởi nhà nước có một trật tự cao đẹp và các giai cấp khác nhau sẽ nhận được phần hạnh phúc tương ứng với bản chất, nhiệm vụ được quy định cho họ.

Socrates bàn về những đức tính của nhà nước giả tưởng đó là: khôn ngoan, dũng cảm, tiết độ và công bằng. Trong đó, đức tính khôn ngoan chủ yếu có trong những nhà cai trị, đức tính dũng cảm chủ yếu có trong những người lính, còn đức tiết độ bao trùm tất cả và tạo ra sự hài hoà cho tất cả mọi người. Đức tính cuối cùng trong nhà nước là công bằng,

Socrates cho rằng công bằng chính là mọi người phải làm một chức năng trong cộng đồng mà họ có bản chất thích hợp nhất.

Quyển V:

Nhiệm vụ của những người lính là bảo vệ nhà nước, khi họ đến tuổi trưởng thành họ sẽ có vợ, có con, khi đó các bà vợ cũng phải chia sẻ nhiệm vụ trông giữ nhà nước như chồng họ. Để làm được điều này các bà vợ cũng phải được huấn luyện như chồng họ. Khi đưa ra ý kiến đó, các nhân vật khác tỏ ý không đồng tình, Socrates cho rằng có sự khác biệt giữa bản chất giữa người nam và người nữ. Sự khác biệt tự nhiên đó phải chăng dẫn tới sự khác biệt về công việc cho mỗi phái. Socrates lập luận rằng cả hai phái đều có tài năng thiên bẩm như nhau, do vậy, công việc hoàn toàn có thể mở rộng cho cả hai phái. Vì vậy, có những người phụ nữ thích hợp cho nghề chinh chiến, họ sẽ được tuyển dụng để làm đồng nghiệp đồng thời, là vợ với những người đàn ông có cùng phẩm chất ấy.

Từ việc quy định trên sẽ đưa tới hệ quả là các bà vợ và con cái của những người bảo vệ phải là của chung, nên không người cha nào được biết đến con đẻ của mình cũng như không đứa con nào được biết người cha của mình.

Hôn nhân của những người lính cũng phải làm cho nó trở thành thánh thiện, và đem lại lợi ích nhất cho nhà nước. Do đó, các nhà cai trị phải tổ chức các lễ hội để cho các cô dâu, chú rể đến với nhau. Con số đám cưới tùy thuộc vào sự thận trọng của nhà cai trị. Mục đích là bảo tồn dân số vừa phải để duy trì chúng khỏi quá đông hoặc quá ít. Đồng thời, phải nghĩ ra một kiểu rút thăm tinh vi để những người có chiến công oanh liệt có điều kiện ngủ với những người phụ nữ được ban cho họ, nhờ đó sẽ có các đứa con được sinh ra từ những người cha tuyệt vời. Còn những người kém hơn sẽ không có cơ hội để có các cuộc giao phối, như thế họ sẽ tự trách mình có số phận hẩm hiu chứ không trách chính sách của nhà cai trị.

Khi các đứa con được sinh ra, những đứa trẻ của những bà mẹ giống tốt sẽ được nuôi tập thể và được chăm sóc bởi các bảo mẫu. Còn con cái của những người bảo vệ giống xấu, sẽ được đưa đi những nơi mà không cho họ biết. Việc chăm sóc các đứa trẻ sẽ được các bảo mẫu lo, các bà mẹ khi đó có cơ hội để nghỉ ngơi, họ không phải thức khuya dậy sớm và họ được đưa đến cho trẻ bú khi họ căng sữa.

Vậy liệu một dự luật mà Socrates đưa ra như thế có thể thực hiện được không? Và thực hiện như thế nào? Socrates đã luận giải bằng việc đánh giá thực trạng của nhà nước thời kỳ ông sống, các nhà cai trị đã mắc phải những sai lầm trong lãnh đạo. Do vậy, nên cần phải thay đổi thì các luật này mới được thực hiện. Sự thay đổi đó là các nhà cai trị phải là các triết gia hoặc họ phải có tinh thần và sức mạnh của triết học.

Quyển VI:

Socrates dẫn giải về những triết gia đích thực, đó phải là những người có khả năng tốt nhất để hiểu biết và nắm giữ những gì tốt đẹp cho nhà nước, họ là những người đạo hạnh và phù hợp nhất để cai trị nhà nước.

Adeimatus vẫn chưa bị thuyết phục, ông cho rằng hầu hết những nhà triết học mà ông biết đến đều là những người ác độc, đồi bại, vô dụng. Một cách ngạc nhiên, Socrates đồng ý về sự kết án của Adeimantus, nhưng ông lập luận rằng những triết gia đó đã không được giáo dục theo đúng cách. Bởi những người có tố chất bẩm sinh để trở thành triết gia nhanh chóng trở thành con mồi của gia đình, bạn bè. Những người thân hy vọng được hưởng lợi từ người có tố chất bẩm sinh trở thành triết gia. Do đó, những người thân khuyến khích họ gia nhập chính trị để giành lấy tiền và lấy quyền. Dẫn đến, họ bị kéo xa khỏi đời sống triết học và hư hỏng.

Một số ít được gọi là những triết gia tốt, những người này do một lý do nào đó, bản chất họ không bị hư hỏng bởi họ có thể đã sống lưu vong hoặc trong một thành phố nhỏ hoặc có sức khoẻ kém song họ lại bị xem là vô dụng

và không có quyền gì cả. Tình hình Aten tương tự như thế mọi người cố gắng tranh giành vượt lên mọi thủ đoạn. Còn những triết gia tốt, ít ỏi, có hiểu biết thật sự thì bị coi là vô dụng.

Phần cuối của quyển VI Socrates bàn về việc đào tạo những nhà cai trị, đây là những người suất xắc được lựa chọn từ những người bảo vệ và trải qua nhiều cuộc thử nghiệm, để xem ai là người trung thành nhất với nhà nước. Bây giờ họ phải vượt qua một khó khăn nữa và là chủ đề quan trọng nhất. Đó là, nghiên cứu về Sự Thiện, khi ai đạt đến trình độ hiểu biết cao nhất, họ mới phù hợp để trở thành một vị vua - triết gia.

Về Sự Thiện Socrates không trực tiếp nói là cái gì. Ông đã diễn tả nó qua các dụ ngôn. Dụ ngôn đầu tiên là dụ ngôn Mặt trời, đây là dụ ngôn mở đầu cho chuỗi hai dụ ngôn tiếp theo, là dụ ngôn đường thẳng phân đoạn và dụ ngôn hang động.

Trong dụ ngôn Mặt trời Socrates chỉ ra rằng: Mặt trời đó là nguồn gốc của ánh sáng, giống như Sự Thiện là nguồn gốc của sự hiểu biết; Mặt trời có trách nhiệm đem cho chúng ta thị lực, và chỉ do sự kết hợp của thứ gì đó giống như Mặt trời vào trong nó mà mắt có khả năng nhìn thấy. Tương tự như vậy Sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)