Nội dung giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 53 - 62)

Từ việc xác định rõ đối tượng giáo dục trong nhà nước là những nhà cai trị và những người lính, Platôn đã tiến hành xây dựng nội dung giáo dục cho từng đối tượng cụ thể.

Trước hết, đối với những người lính, Platôn cho rằng nội dung giáo dục bao gồm hai phần, đó chính là âm nhạc và thể dục. Trong đó, nội dung giáo dục âm nhạc sẽ được tiến hành khi trẻ chưa đến tuổi học thể dục.

Trong nội dung giáo dục âm nhạc cho đối tượng là những người lính, Platôn lần lượt bàn về văn học, văn phong, âm điệu và tiết tấu.

Về văn học Platôn tập trung bàn về đề tài của các câu truyện kể, Platôn phê phán nền giáo dục truyền thống, vì đã kể những câu truyện cho trẻ nghe với những đề tài mang nội dung chưa tốt, thậm chí các thi sỹ còn mắc phải khuyết điểm là nói dối mà nghiêm trọng hơn đó là lời nói dối tồi, nó giống như một người họa sỹ vẽ chân dung không có chút gì giống với người thật “Bất cứ khi nào người ta biểu thị sai lạc về bản chất các Thần và các anh hùng, như khi một họa sĩ vẽ chân dung không có một chút gì giống với người thật” [2, tr. 82]. Platôn đưa ra minh chứng cụ thể về những câu truyện mang nội dung không tốt mà các thi sĩ kể cho trẻ em nghe, như những câu truyện kể về các Thần ở trên núi cao, đã làm những điều xấu xa như thế nào hoặc các hành động trả đũa nhau lẫn nhau của các Thần. Đây là những điều không tốt, nếu có thật đi chăng nữa thì cũng không thể tự tiện kể lại cho các trẻ em và những người thiếu suy nghĩ nghe, tốt hơn hết là nên vùi nó trong im lặng. Bởi những câu truyện này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến bản tính của những người lính trong tương lai, làm cho chúng trở thành những con người lạnh lùng, không cảm thấy bị cắn dứt lương tâm hoặc ghê sợ trước những hành động chém giết nhau, thậm chí ngay cả việc chúng trừng trị cha chúng, thì chúng cũng coi như noi theo tấm gương của các Thần. Nếu trong trường hợp tuyệt

đối phải nhắc lại thì chỉ kể cho một số ít người tại những nơi kín đáo, khi đó sẽ đảm bảo những câu truyện mang nội dung xấu không làm tổn hại đến tâm hồn của người lính trong tương lai.

Thêm vào đó, những người bảo vệ tương lai cũng không được nghe về các cuộc chiến tranh ở trên trời, về âm mưu hay các cuộc ẩu đả của các Thần, các cuộc cãi cọ của các anh hùng, của bạn bè của bà con họ hàng. Ngược lại chúng ta phải dạy cho họ rằng việc cãi cọ là việc không tốt và chưa có cuộc cãi cọ nào giữa các công dân. Thậm chí, ngay cả khi chúng lớn lên, các thi sỹ phải làm các bài thơ để nhắc nhở họ về điều đó.

Từ việc phê phán lối kể truyện truyền thống có nội dung xấu đó. Platôn khẳng định khi mô tả về các Thần, dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải mô tả là tốt, là nguyên nhân của tất cả những điều tốt, của những điều hạnh phúc “Thần phải luôn luôn được miêu tả đúng theo bản chất của ngài, bất kể bằng thể loại trình bày nào như thi ca, trữ tình, hùng ca, hay bi kịch” [2, tr. 82]. Platôn cho rằng tất cả những gì là nguyên nhân của những điều tốt thì phải gán cho Thần bởi Thần không làm hại ai cả, còn những điều xấu thì phải tìm ở nơi khác chứ tuyệt đối không được tìm ở nơi các Thần “Điều tốt chỉ được gán cho một mình Thần thôi, còn nguyên nhân của những điều xấu thì phải tìm ở nơi khác chứ không phải ở Thần” [2, tr. 83].

Căn cứ vào đó, Platôn tiếp tục khẳng định phải loại bỏ những câu truyện lý giải cho những nỗi thống khổ của con người do Thần gây ra như thi sĩ Home hay nhiều nhà thơ khác kể rằng: “Có hai cái thùng đặt ở trước cửa Thần Zeus, các thùng ấy chứa đầy các số phận, một thùng chứa số phận tốt, còn thùng kia chứa số phận xấu và ai được Thần cho hỗn hợp của hai số phận ấy thì có khi gặp vận xấu có khi gặp vận tốt, nhưng ai được Thần cho chén số phận xấu không pha trộn gì thì người ấy sẽ phải chịu đói khát trên mặt đất xinh đẹp này” [2, tr. 84].

Đồng thời, những người bảo vệ cũng không được nghe các lời của Aeschylus cho rằng Thần gieo tội lỗi giữa loài người, khi ngài muốn hủy diệt một căn nhà hoặc các cuộc chiến tranh thành Troy đều do các Thần làm nên. Những ngưởi kể truyện không được kể những truyện đó, mà phải luôn luôn khẳng định Thần làm những điều chính đáng và đúng đắn, Thần chỉ là nguyên nhân của những điều tốt, chứ không thể là tác giả của những điều ác, những câu truyện đó là vô đạo, là thảm họa và tự sát.

Từ việc khẳng định Thần là hữu thể đẹp nhất và tốt nhất nên Thần sẽ không bao giờ tự biến hóa, xuất quỷ, nhập thần, giả dạng người này thành người khác. Bởi vì dù loài người hay Thần không ai lại muốn từ tốt trở thành xấu hơn: “Vậy không thể nào nói rằng Thần muốn thay đổi bao giờ; bởi vì chúng ta giả thiết rằng Thần là hữu thể đẹp nhất và tốt nhất trong mọi sự, nên bất cứ Thần nào cũng mãi mãi và tuyệt đối giữ nguyên hình dạng của mình” [2, tr. 86].

Chính vì lẽ đó mà Platôn cho rằng, không để các nhà thơ nào kể rằng: “các Thần giả dạng làm người lạ từ nơi khác đến, đi đi lại lại trong thành phố dưới đủ hình dạng” [2, tr. 86]. Những câu truyện này sẽ làm Thần bị hiểu một cách sai lệch, biến dị và làm mất đi hữu thể tốt đẹp của Thần. Nghiêm trọng hơn, những câu truyện này có thể làm cho con trẻ khiếp sợ, khi có câu truyện kể rằng các Thần: “đêm đêm đi lảng vảng với hình thù lạ và những hình thù khác” [2, tr. 86]. Điều này không những làm trẻ em nhút nhát mà còn là báng bổ các Thần.

Bên cạnh đó, Platôn cũng cho rằng Thần tuyệt đối không nói dối, dù rằng lời nói dối đôi lúc cũng có lợi và không bị người ta ghét chẳng hạn như trong trường hợp những người mà chúng ta gọi là bạn thân trong một cơn điên, hay ảo tưởng sắp có hành vị nào gây hại, thì lúc này lời nói dối giống như một thứ thuốc chữa hay phòng ngừa. Nhưng ở đây Thần phải là một hữu

thể “hoàn toàn đơn sơ và chân thật cả trong lời nói và hành động, ngài không thay đổi, ngài không lừa dối dù bằng cử chỉ hay lời nói, giấc mơ hay thị kiến lúc thức” [2, tr. 88]. Vì vậy, theo Platôn các nhà thơ phải loại bỏ các câu truyện, thi ca, miêu tả các lời nói dối của các Thần. Bởi những câu truyện kể này sẽ ảnh hưởng đến những người bảo vệ tương lai, khi họ thờ phụng đích thực các Thần, yêu thích các Thần và lấy các Thần làm tấm gương để hành động theo. Điều đó, giúp cho chúng yêu thích, tôn kính các Thần và cha mẹ chúng hơn cũng như quý chuộng tình bạn với nhau.

Tiếp tục với đề tài của các câu truyện kể, theo Platôn cần phải kể những câu truyện nhằm xây dựng lòng dũng cảm cho những người lính. Bởi vậy, những người kể truyện không được mô tả thế giới Âm ty như là những điều đáng sợ nhất, vì sẽ làm cho những người bảo vệ tương lai khiếp sợ. Những vần thơ theo Platôn là phải bỏ: “Ta thà làm nô dịch trên đất của một người nghèo khổ, còn hơn là làm vua cai trị tất cả những kẻ sẽ đi vào hư vô của cái chết” [2, tr. 89] hoặc “Trời! Quả thật dưới Âm phủ phải có hồn phách nhưng không có một trí tuệ nào”, “ Hồn thoát ra khỏi các chi đã bay xuống âm phủ, than khóc số phận của mình vì phải ly biệt đời người và tuổi trẻ”, “ và với một tiếng kêu thất thanh, hồn bay xuống lòng đất tựa như một làn khói” [2, tr. 90]. Những câu thơ này sẽ làm ảnh hưởng tới chiến binh tương lai, làm cho họ nhụt ý chí, sợ hãi và không dám hy sinh, để bảo vệ nhà nước như những con người anh hùng. Do đó, phải kể những câu truyện làm cho những người lính coi cái chết của bản thân và những người đồng chí không phải là những điều ghê sợ. Thậm chí khi họ mất đi người thân như anh em, bạn bè của mình, họ vẫn cảm thấy ít ghê sợ hơn so với người khác, họ sẽ không than khóc và sẽ chịu đựng bất cứ nỗi bất hạnh nào như thể có thể xảy đến cho họ.

Những người lính là những con người dũng cảm nên không thể ủy mị, yếu đuối nên Platôn cho rằng phải loại bỏ các câu thơ than khóc, đau buồn như mô tả Achilles con của một nữ Thần: “với bộ điệu lúc thì nằm nghiêng,

lúc thì nằm ngửa, rồi lại nằm sấp; rồi lại đứng dậy và dong buồm dọc bờ biển trống vắng; khi thì lấy cả hai tay bốc tro đổ trên đầu hay than khóc theo nhiều kiểu khác nhau mà Homer mô tả” [2, tr. 91].

Để giữ được thái độ nghiêm trang cho những người lính, Platôn cho rằng không được mô tả các Thần với các tràng cười không dứt, đó là điều không thể chấp nhận được. Chính những câu truyện kể khiếm nhã đó cũng sẽ làm cho những người bảo vệ tương lai ngấm dần vào tâm hồn, làm cho trẻ bị lây nhiễm khiến mất đi tư cách của người lính.

Những người lính phải luôn giữ cho mình sự tiết độ nên những câu truyện miêu tả các bữa nhậu linh đình: “Khi bàn đầy bánh, đầy thịt và người mang cốc rượu đi rót rượu xoay vòng, mà người ấy múc từng chén và rót vào các cốc” hoặc “ số phận đáng buồn nhất là phải chết khi đói bụng” [2, tr. 94] phải được loại bỏ, nếu những câu thơ đó được kể cho trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả xấu, làm cho chúng dễ buông thả trong sinh hoạt.

Khi bàn về những câu truyện kể về con người theo Platôn, các nhà thơ đã mắc sai lầm nghiêm trọng, khi cho rằng người xấu thì hạnh phúc, còn người tốt thường bất hạnh, và bất công là có lợi còn công bằng là sự thua thiệt cho con người. Vì vậy, các nhà thơ phải loại bỏ ngay những câu truyện kể đó và phải nói ngược lại, nghĩa là người tốt sẽ được hạnh phúc, kẻ xấu sẽ gặp bất hạnh, công bằng là có lợi cho mọi người. Thông qua những câu truyện tốt đó sẽ xây dựng bản tính tốt đẹp cho những người lính, làm cho họ tin tưởng vào một cuộc sống công bằng là có ý nghĩa, làm cho họ vững tin và hoàn thành nhiệm vụ của người lính là bảo vệ nhà nước và đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người sinh sống trong nhà nước đó.

Về văn phong: theo Platôn chỉ dung nạp những loại văn phong đơn sơ, với lối văn phong này thì người nói sẽ luôn luôn duy trì nó trong giới hạn của sự hài hòa. Điều này sẽ có ích cho linh hồn của những người bảo vệ trong

tương lai. Bởi vì, ngay từ đầu nhà nước đã thiết lập theo kiểu cách nhân đức để, giáo dục các binh sỹ của nhà nước đó.

Về âm điệu: Trong phần bàn về đề tài Platôn đã cho rằng, phải loại bỏ nhưng kiểu than khóc buồn sầu. Do vậy, phải kiên quyết cắt bỏ các âm điệu diễn tả sự buồn sầu đó. Đó là những âm điệu Lydia hỗn hợp hay giọng ca nam cao, âm điệu Lydia đầy hay trầm và các âm điệu Ionia – âm điệu yếu mềm và say sưa – cuối cùng chỉ giữ lại duy nhất âm điệu Doria và Phyrygia, đó là âm điệu hào hùng, tạo nên sự dũng cảm khi người lính lao vào hiểm nguy, hay mục đích của các chiến binh bị thất bại và đang bị trọng thương mà họ đang tiến gần tới cái chết. Đồng thời, là âm điệu dùng trong thời bình và tự do khi họ cố gắng thuyết phục Thần bằng một lời cầu nguyện hay thuyết phục con người bằng sự dạy dỗ và khuyên bảo hoặc ngược lại khi họ diễn tả lòng sẫn sàng chấp nhận sự thuyết phục, dạy dỗ hay khuyên bảo làm cho họ không kiêu ngạo khi thành công, những hành động điều độ và khôn ngoan trong mọi hoàn cảnh biết khoan dung khi cần thiết.

Về tiết tấu: Platôn xác định phải chọn loại tiết tấu diễn tả được lòng dũng cảm và đời sống hài hòa. Việc xác định tiết tấu sẽ ảnh hưởng đến phong cách con người, tiết tấu tốt sẽ đi theo phong cách tốt và ngược lại.

Nội dung thứ hai khi giáo dục cho những người bảo vệ tương lai đó là thể dục. Theo Platôn đây là việc làm rất quan trọng: “Sau khi đã huấn luyện tâm hồn đúng mức, chúng ta phải chăm sóc thân thể một cách đặc biệt” [2, tr. 105]. Để đảm bảo sức khỏe, việc đầu tiên là những người bảo vệ tương lai phải kiêng uống rượu. Nếu người bảo vệ tương lai không uống rượu, họ vừa đảm bảo về thể lực, vừa giúp họ luôn tỉnh táo để hoàn thành được chức phận của một người lính.

Kế tiếp, Platôn nói về các bữa ăn, ông phê phán thói quen sinh hoạt thường ngày của các vận động viên thời đó, bởi nó không thể giúp họ có

sức khỏe tốt, trái lại thói quen ấy chỉ là một thứ thói quen gây ngủ và khá nguy hại đến sức khỏe. Trong khi các chiến binh phải có một sự chuẩn bị tinh tế hơn “họ sẽ phải trở thành giống như con chó giữ nhà luôn luôn tỉnh thức, để thấy và nghe cho thật tinh; với các chế độ ăn uống thay đổi, cũng như với sự thay đổi thời tiết, mà phải chịu đựng trong các cuộc hành quân họ không dễ mất sức” [2, tr. 106].

Platôn cho rằng có thể học được trong Home khi ông nuôi các anh hùng trong chiến dịch, các binh lính không ăn thịt luộc mà ăn thịt nướng bởi chỉ cần đốt lửa lên là có thể nướng chín chứ không phải mang theo nồi niêu xoong chảo gì cả. Đồng thời, để duy trì và tăng cường sức khỏe những người lính không được ăn món nước sốt ngọt, các kiểu bữa ăn Syracuse và các món đặc sản Sixily.

Đối với những người cai trị, nội dung giáo dục được Platôn đặc biệt quan tâm bởi họ là những người giữ vai trò điều hành nhà nước. Tuy họ chiếm số ít nhưng họ lại là “người khôn ngoan nhất trong công việc của đất nước và nhờ họ mà đất nước được điều hành tốt nhất, và đồng thời họ được hưởng những vinh dự và một đời sống tốt hơn đời sống của nhà chính trị” [2, tr. 177]. Tuy nhiên, để đảm bảo điều đó, họ phải trải qua những thử thách rất lớn bằng nhiều hình thức học tập khác nhau để xem họ có đủ kiên trì theo đuổi loại tri thức cao nhất hay không “họ phải đi con đường dài và lao động cật lực như luyện tập thân thể, nếu không họ sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của tri thức cao nhất, là điều đáng được họ quan tâm nhất” [2, tr. 164].

Chính vậy, Platôn đã đề cập khá sâu sắc về nội dung giáo dục đối với những người cai trị. Cụ thể như sau:

Platôn cho rằng nhà cai trị là người nắm quyền điều hành đất nước nên họ phải là những người tốt nhất và xuất sắc nhất. Họ phải là người nắm được đối tượng cao nhất của tri thức đó chính là Sự Thiện, đây cũng chính là điểm

xuất phát cho mọi điều tốt và đúng mà mọi linh hồn phải theo đuổi như là mục đích trong mọi hành động của mình, khi nhà cai trị phải nắm bắt được nó sẽ làm cho họ không đánh mất bất cứ giá trị nào của sự vật.

Vậy loại tri thức nào có thể tạo ra một sự thay đổi lớn lao như thế. Loại tri thức nào có thể lôi kéo làm cho linh hồn từ chỗ thường xuyên thay đổi sang chỗ hiện hữu? Trong chương trình đào tạo trước kia, những người lính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)