Các thành tựu và hạn chế của việc thực hiện xây dựng gia đình văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 46)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Một số vấn đề của việc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay

2.1.2. Các thành tựu và hạn chế của việc thực hiện xây dựng gia đình văn hóa

hóa hiện nay.

Gia tăng chức năng kinh tế gia đình: Hướng tới hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế gia đình phát triển với các mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể và tiểu chủ ở mọi lĩnh vực ngành nghề, thu hút nhiều lao động, sản xuất nhiều hàng hóa, không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cơ bản của chính gia đình mà còn góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Những thành tựu đó đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên gia đình, đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh sản phẩm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, mô hình kinh tế gia đình vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại, như quy mô nhỏ, lao động ít, chưa có tính chuyên nghiệp, chưa có định hướng bền vững, dễ bị tổn thương trước biến động của thị trường.

Gia tăng chức năng văn hóa gia đình: Sự biến động của xã hội đang có những tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa gia đình, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, cấu trúc, chức năng, các mối quan hệ nội bộ gia đình. Văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay mang cả dấu ấn văn hóa dân tộc và văn hóa thời đại, trong đó đậm nét là văn hóa dân tộc. Hiện nay đại đa số văn hóa gia

đình Việt Nam vẫn giữ được chức năng trao truyền giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên sự ổn định, nề nếp. Sự gắn kết, nhường nhịn trong quan hệ vợ chồng vẫn là khuôn mẫu ứng xử được coi trọng trong giao tiếp vợ chồng, con cái. Nhưng đã có nhiều thay đổi lớn, không phải chỉ là đồng thuận vô điều kiện như trước đây. Ngày nay, vợ chồng “nghe” nhau chứ không phải chỉ có vợ nghe chồng bất luận đúng, sai như trước đây. Sự thay đổi địa vị thực tế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội làm cho tiếng nói của họ được coi trọng hơn. Một số nét văn hóa truyền thống gia đình vẫn được giữ gìn và phát huy, như tục thờ cúng tổ tiên vẫn giữ nguyên giá trị trong văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại. Bên cạnh những nét văn hóa tiến bộ đó, vẫn còn một số điểm hạn chế, nhất là tồn tại văn hóa gia trưởng, bảo thủ, quan niệm gia đình phải sinh con trai đến nay vẫn tồn tại phổ biến trong các gia đình Việt. Quá trình đô thị hóa và sự biến động mạnh mẽ của xã hội đã tác động đến tâm, sinh lý, quan niệm sống của số đông thế hệ trẻ về thái độ đối với gia đình. Nhiều người trẻ rời xa mái ấm gia đình đơn thân lập nghiệp ở các thành phố lớn và tự lựa chọn kết hôn, điều này tạo cơ hội cho chủ nghĩa cá nhân phát triển thái quá, khiến nhiều người không còn xem trọng vai trò của gia đình.

Gia tăng chức năng giáo dục gia đình: Nhìn chung các bậc cha mẹ hiện nay đặc biệt quan tâm đến con cái, họ ý thức được sự cần thiết, tầm quan trọng và giành nhiều thời gian cho giáo dục con cái. Nội dung giáo dục văn hóa truyền thống gia đình vẫn được xem trọng thể hiện trong lối sống, nề nếp gia đình, dòng họ. Việc dạy dỗ con cái đã cởi mở hơn trong việc lắng nghe, chia sẻ ý kiến của con trẻ. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh, cha mẹ chưa phải là người để các con tin tưởng thường xuyên chia sẻ trò chuyện để hiểu được tâm tư, tình cảm của con, vẫn có nhiều bậc cha mẹ suy nghĩ theo lối áp đặt, buộc con cái phải phục tùng vô điều kiện. Việc ý thức tự làm gương của một số cha mẹ vẫn chưa được thực hiện tốt, gây nên mâu thuẫn thế hệ.

Nâng cao vấn đề bình đẳng giới: Hiện nay luật pháp đã công nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Trong đời sống gia đình, quan hệ vợ chồng đã có sự bình đẳng tương đối tốt. Người vợ và người chồng đều có vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau về mọi mặt trong gia đình. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình được nhìn nhận tích cực hơn, sự phân biệt con trai, con gái, kỳ thị giới tính đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thực tế mấy năm trở lại đây trỗi lên tư tưởng trọng nam và phải có con trai nối dõi vẫn còn tồn tại, tình trạng này đang có nguy cơ làm phá vỡ sự cân bằng giới tính. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại khá nhiều. Ngoài việc tham gia làm kinh tế, thời gian được nghỉ ngơi của phụ nữ vẫn luôn bị hạn chế hơn nam giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)