Những tác nhân gây nên sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 61)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Một số vấn đề của việc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay

2.1.3. Những tác nhân gây nên sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong

giai đoan hiện nay.

* Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến đời sống gia đình.

Khi tham gia vào kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng, thì nền kinh tế của mỗi quốc gia trở thành mắt xích quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, do đó những biến động của thị trường thế giới có sự tác động sâu sắc đến thị trường trong nước và ngược lại. Ở nước ta phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Vì thế, những khủng hoảng của nền kinh tế thế giới thời gian qua không những ảnh hưởng đến kinh tế của các gia đình người Việt mà còn tác động khá mạnh đến đời sống của họ.

Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thu hẹp dần đất sản xuất nông nghiệp, nhường chỗ cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nhà ở, lấy thủ đô Hà Nội là một ví dụ. “Theo quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015, đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp của thành phố giảm khoảng 11,6 nghìn ha để chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp và sẽ tiếp tục giảm 25.218.9 ha đến năm

2020, làm cho diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội chỉ còn 151.779,9 ha. Như vậy trong những năm tới diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội sẽ giảm hơn 36000 ha. Căn cứ theo tính toán của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội là mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ làm cho 13 người bị mất việc làm, có nghĩa trong thời gian tới Hà Nội sẽ có khoảng 468.000 nông dân bị mất việc làm do thu hồi đất. Điều này sẽ tác động rất lớn đến cán cân cung – cầu về việc làm và tạo ra sức ép lớn cho thủ đô trong việc giải quyết việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp”. [85, 24]. Cùng với đó là việc áp dụng cải tiến kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, giải phóng được lượng lớn sức lao động, mỗi hộ nông dân chỉ cần một đến hai lao động là đủ. Do đó, khá nhiều lao động ở nông thôn không có việc làm, lực lượng lao động dư thừa ấy đổ dồn lên các thành phố lớn, các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm. Khi khủng hoảng kinh tế diễn biến phức tạp, đẩy nhiều doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản, lúc này phần lớn lao động ở nông thôn, hầu hết là không có trình độ kỹ thuật hoặc yếu kém, bị mất việc làm. Họ hoặc là bám trụ lại thành phố tìm kiếm việc làm khác, chấp nhận với mức thu nhập thấp hơn, hoặc làm thời vụ, hoặc lại trở về quê nhà. Có nhiều người trong số này là lao động chính trong gia đình, thu nhập hàng tháng của họ ngoài việc trang trải cuộc sống bản thân, họ phải gửi tiền về để nuôi những thành viên khác trong gia đình. Nhưng nay với thu nhập bấp bênh như vậy, họ khó có thể chu cấp cho gia đình, bởi bản thân còn sống khá chật vật. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chi tiêu sinh hoạt gia đình, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế làm lạm phát gia tăng, giá cả leo thang, khiến nhiều gia đình phải cắt giảm chi tiêu, nhất là các hộ nghèo, cuộc sống vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Ở thành thị, hầu hết lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại hoặc cơ quan nhà nước..., trước tác động của cơn bão khủng hoảng cũng khiến đời sống gia đình của họ bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Với mức chi tiêu đắt đỏ ở thành phố, thì dẫu có tăng lương

cũng không đuổi kịp mức leo thang của giá cả hàng hóa. Lao động ở khu vực này mang tính chất phân công lao động cao, nên sự tác động, phụ thuộc giữa các ngành nghề càng rõ nét hơn. Kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, cộng với giá cả tăng nhanh nên mỗi gia đình phải thắt chặt chi tiêu để đảm bảo duy trì cuộc sống. Từ đó làm cho sức mua trên thị trường giảm mạnh, kéo theo từ các hộ kinh doanh cá thể cho đến các công ty, các tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại cũng gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động cầm chừng, nếu chưa đến mức phá sản. Nhiều doanh nghiệp nợ lương nhân viên, khiến đời sống của họ và gia đình rất vất vả trong chi tiêu, sinh hoạt. Kinh tế thiếu thốn, đời sống túng quẫn là nguyên nhân dễ dẫn đến những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, nhất là những gia đình nghèo thì khả năng bị tổn thương là rất lớn. Có những gia đình phải cho con nghỉ học để đỡ khoản đóng góp và có thêm người phụ giúp kinh tế. Cũng có nhiều gia đình có người ốm đau, bệnh tật nhưng không dám đi bệnh viện vì các khoản viện phí cũng leo thang theo thị trường, trong khi kinh tế gia đình lại eo hẹp.

Cùng với khủng hoảng thì sự tác động của nền kinh tế thị trường đã đẩy đến hệ quả tất yếu của sự phân hóa giàu – nghèo, kéo theo tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng lên trong các gia đình, giữa các tầng lớp, các nhóm trong xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ đời sống của mỗi gia đình. Các chỉ số thống kê về mức độ chênh lệch giàu nghèo của Việt nam từ năm 1994 đến 2012 cho thấy: Năm Hệ số Gini (%) (Mức độ chênh lệch giàu – nghèo) Năm Hệ số Gini (%) (Mức độ chênh lệch giàu – nghèo) 1994 0,350 2004 0,420 1995 0,357 2006 0,424 1996 0,362 2008 0,434 1999 0,390 2010 0,433 2002 0,420 2012 0,424 Nguồn: [28, 21].

Theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ số Gini ở mức 0,4 trở lên là chỉ báo thể hiện sự bất bình đẳng ở mức nguy hiểm. Kết quả trên cho thấy, ở Việt Nam khoảng cách giàu nghèo là rất lớn. Sự khác biệt về thu nhập này dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về chất lượng cuộc sống giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo. Theo báo cáo của tổng cục thống kê, năm 2012, mức chi tiêu cho đời sống của vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,13 lần so với vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Tây Bắc. Chi tiêu cho đời sống của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 5,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 vùng cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 3,02 lần so với vùng thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Tây Bắc[28, 21].

Khi sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội quá cao sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như tình trạng dân di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, với tâm lý “giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”, hay di cư từ vùng khó khăn sang vùng có nhiều thuận lợi hơn. Điều này sẽ gây áp lực quá tải lên cơ sở hạ tầng đô thị và gây xáo trộn xã hội, dẫn đến nguy cơ làm gia tăng các tệ nạn xã hội và các loại tội phạm. Phân hóa giàu nghèo làm khoét sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa nhóm người giàu với nhóm người nghèo, từ đó dẫn tới mối liên kết giữa các nhóm xã hội ngày càng lỏng lẻo, tác động tiêu cực đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự phân hóa giàu nghèo cũng dẫn tới tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, nhóm những gia đình nghèo khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục tốt cũng như một số phúc lợi xã hội khác, gây tâm lý bất mãn ở một số bộ phận gia đình dân nghèo trước những hiện tượng nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ làm ăn bất chính, tham nhũng. Từ đó, làm giảm lòng tin của nhân dân đối sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiêm minh của pháp luật, xói mòn các chuẩn mực đạo đức trong gia đình.

* Vấn đề bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới gia tăng gần đây.

Gia đình Việt Nam hiện nay, mặc dù có nhiều thay đổi theo hướng gia đình hiện đại, nhưng nhìn chung 60% dân cư sống ở nông thôn vẫn mang nhiều nét đặc trưng của gia đình truyền thống. Người phụ nữ dù có vai trò và vị thế lớn lao về mặt cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội. Song phân tích sâu trong từng gia đình, từng lĩnh vực xã hội, sự bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại ở nhiều vùng, nhiều địa phương. Điều này không những không tạo cơ hội cho người phụ nữ tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển mà còn hạn chế sự phát triển kinh tế gia đình nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Vì thế, trong vùng dân cư nông thôn, các điều tra xã hội học cho thấy quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của gia đình về cơ bản vẫn chưa tương xứng với vai trò thực sự của người phụ nữ. Sự bất bình đẳng giới dẫn đến việc phân biệt đối xử con cái trong gia đình vẫn đang tồn tại, hiện tượng lựa chọn giới tính khi mang thai dẫn đến nạo, phá thai gây hậu quả xấu cho xã hội trên phạm vi rộng. Theo số liệu thống kê tỷ số giới tính khi sinh qua các năm từ 2009 đến 2013 cho thấy sự chênh lệch giới tính trẻ em trai cao hơn trẻ em gái ngày càng gia tăng đáng báo động về mất cân bằng giới tính.

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH QUA CÁC NĂM

2009 110,5 bé trai/100 bé gái 2010 111,2 bé trai/100 bé gái 2011 111,9 bé trai/100 bé gái 2012 112,3 bé trai/100 bé gái 2013 113,5 bé trai/100 bé gái Nguồn: [64, 55], [81, 59]

Mặc dù quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đã làm thay đổi khá lớn tư tưởng, cách nhìn nhận về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Song tư tưởng gia trưởng trong người đàn ông Việt và quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại dai dẳng cho đến ngày nay, điều đó chính là nguyên

nhân căn bản đưa đến tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới. Từ thực tế này cho thấy tư tưởng trọng con trai hơn con gái vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở xã hội ta hiện nay. Do đó định kiến giới cũng thực sự chưa được xóa bỏ, vai trò, vị trí của người phụ nữ chưa thật sự được quan tâm và công nhận xứng đáng. Người phụ nữ ở xã hội cũ công việc của họ là âm thầm chăm lo công việc gia đình và chăm sóc con cái, họ không được coi là lao động chính trong hoạt động kinh tế, nên họ ít được người đàn ông coi trọng trong gia đình, ngoài xã hội thì hầu như vắng bóng. Còn người phụ nữ ở xã hội hiện đại, họ vẫn phải vừa hoàn thành tốt công việc gia đình, nuôi dạy con cái, vừa phải tham gia làm kinh để xây dựng gia đình. Với quan niệm truyền thống: phụ nữ là phải gắn với công việc gia đình và con cái, từ đó vô hình chung đã đặt gánh nặng của những công việc không được trả lương trong gia đình dồn lên vai người phụ nữ hiện đại, điều đó gây khó khăn, cản trở để họ phát huy tài năng, sáng tạo cũng như tham gia hoạt động xã hội. Để hoàn thành nghĩa vụ kép, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, thì bản thân họ phải cố gắng nỗ lực làm việc rất nhiều, do đó họ rất ít có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thậm chí thời gian ngủ cũng không được đảm bảo. “Theo thống báo chính thức của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, thời gian lao động của nữ thường cao hơn nam giới 3-4 giờ/ngày” [19, 48].

Ngoài ra bất bình đẳng giới còn dẫn tới bạo lực gia đình. Nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em, họ có thể bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Điều đó dẫn đến rạn nứt tình cảm gia đình, nhiều gia đình có nguy cơ đổ vỡ. Trẻ em sống trong những gia đình bị bạo hành hoặc phải chứng kiến các hành vi bạo hành sẽ dễ bị ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng, hành vi và sự hình thành, phát triển nhân cách của chúng. Đời sống hiện thực mỗi gia đình cho thấy, hiện nay vẫn còn khá phổ biến tình

Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và

Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2010 , cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc đã

từng có gia đình thì có 01 người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo

hành thể xác hoặc tình dục.” [87]. Nạn nhân của nạn bạo lực gia đình chủ yếu phụ nữ, thậm chí cả những người phụ nữ đang mang thai cũng không thoát khỏi bị bạo hành. " Theo báo cáo nghiên cứu, khoảng 05% phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị đánh đập trong thời gian mang thai. Trong hầu hết các trường hợp này, họ đã bị chính người cha của đứa trẻ mình đang mang trong bụng lạm dụng.” [87]. Ngoài phụ nữ là đối tượng chủ yếu bị bạo hành trong gia đình, thì trẻ em cũng là nạn nhân tiếp theo của tình trạng đó. “Cứ 04 phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có 01 người cho biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác.” [87]. Bạo hành gia đình đã đưa đến những hậu quả nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, tổn thương tinh thần của các nạn nhân và sự đổ vỡ của gia đình. “Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng năm 2005, có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1.113 vụ giết người), trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, tám vụ vợ giết chồng); sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ).” [83]. “Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an

toàn xã hội: 89%.” [83]. Theo số liệu khảo sát, bạo lực gia đình dẫn đến

Hậu quả Bạo lực gia đình

THẾ HỆ TRẢ LỜI

(Đơn vị tính %) Chung Ông bà Bố mẹ Con cháu

Gia đình tan nát, ly dị, ly thân 68,4 48,6 40 49,7 Con cái bị bỏ bê, đi lang thang 21,1 26,8 20 26,3

Người vợ bị chết 0 2,6 0 2,6

Người vợ bị tàn tật, ốm đau 5,3 6,4 0 6,3

Chồng, vợ, con cái sa vào tệ nạn xã hội 31,6 34,3 40 34,2

Khác 5,3 2,1 0 2,3

Nguồn: [32, 498]

Để thực hiện xây dựng gia đình văn hóa mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đi vào cuộc sống trong mấy năm gần đây, vấn đề này đã được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm và đã được điều chỉnh hành vi bằng luật pháp, song thực tế tình hình vẫn đang diễn ra phổ biến, phức tạp, khó lường. Hiện nay, ngoài bạo lực chủ yếu giữa vợ chồng với nhau, còn có tình trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)