Tính tất yếu phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đối với việc tiếp tục xây

2.2.1. Tính tất yếu phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa theo

Trước những biến động của thời cuộc, dội vào thiết chế gia đình truyền thống Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm, nay cũng không thể bảo tồn trước sự đổi thay nhanh chóng ấy. Gia đình Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc đa chiều, phức tạp. Bên cạnh sự kế thừa và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, thì một số những giá trị tích cực của truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, thay vào đó là những giá trị không phù hợp của lối sống hiện đại. Điều đó làm cho các giá trị của gia đình bị đảo lộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình phát triển bền vững của xã hội.

Đứng trước những biến động xã hội to lớn, nhiều người muốn đóng kín cánh cửa ngôi nhà thân yêu của mình. Nhưng bão đã không dừng lại trước mỗi cánh cửa, cơn bão kinh tế thị trường có sức công phá rất mạnh, nó vượt qua lãnh thổ của mọi quốc gia, vùng miền, tấn công vào từng ngôi nhà, từ

những người dân bình dị nhất. Đối diện với thực tiễn đó, chúng ta không có cách gì để trốn tránh, mà phải dũng cảm đứng lên đón nhận nó, cải tạo nó cho phù hợp với bản thân, gia đình mình. Bởi đó là quy luật vận động của cuộc sống, dù muốn hay không ta vẫn bị cuốn vào vòng xoáy này như một lẽ tất yếu. “Thế giới ngày ngày đổi mới” [56, 377], chúng ta tin cái mới sẽ có nhiều điều tốt đẹp, tiến bộ để hướng về phía trước mà bước tiếp, nhưng cũng sẵn sàng đối mặt với những cái không tốt để có biện pháp đối phó, phòng tránh, hạn chế những tổn hại. Như Hồ Chí Minh đã dạy: “Phải kinh qua cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong bản thân mình: Một cuộc đấu tranh gay go, gian khổ và liên tục.” [56, 378]

Nhìn lại những tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay, xét kỹ thấy bản chất vấn đề xây dựng gia đình văn hóa cũng không có gì là mới, vẫn theo định hướng kim chỉ nam là tư tưởng Hồ Chí Minh. Những công việc, mục đích này đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở từ thủa nước nhà mới giành lại độc lập. Hiện nay có khác chăng chỉ là trước các tác nhân to lớn làm giảm sự cố kết trong gia đình hiện đại và cách thức thực hiện ở mỗi địa phương, mỗi cơ sở mỗi khác, nhưng tất cả đều nhằm mục đích con người được tự do, hạnh phúc, “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” [50, 187]. Người dạy: người người “muốn có ấm no thì phải làm” [52, 531], nhà nhà phải “đoàn kết, lao động, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Các cháu học cho ngoan, giữ kỷ luật cho ngoan, tuỳ sức mình mà lao động cho ngoan” [58, 251], “làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước để xây dựng Tổ quốc, xây dựng xã hội chủ nghĩa làm cho toàn dân ấm no, nước nhà giàu mạnh; mọi người phải tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bỏ dần các hủ tục, xây dựng mỹ tục thuần phong.” [59, 48].

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đưa những làn gió văn hóa Phương Tây mới, lạ len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống gia đình người Việt. Không thể phủ nhận những mặt tiến bộ, những giá trị phát

triển đã đem đến sự thay da đổi thịt cho cuộc sống của nhiều gia đình, nhiều vùng miền. Song mặt khác, sự tác động của những mặt trái trong nền kinh tế thị trường và sự tôn sùng lối sống theo văn hóa phương Tây đề cao cá nhân một cách thái quá, đang làm cho sợi dây kết nối giữa các thành viên trong gia đình trở nên đứt gãy, lỏng lẻo trong khi chủ nghĩa cá nhân được dịp lên ngôi. Nhiều thuần phong mỹ tục truyền thống ngày càng ít được quan tâm và dần có nguy cơ bị mai một. Nhiều cá nhân, gia đình vì quyền lợi riêng mà gây chia rẽ mất đoàn kết với bà con, xóm giềng, gây mất trật tự an ninh xã hội… Vẫn biết rằng cuộc sống là luôn vận động, đổi thay, ta không thể khư khư giữ văn hóa gia đình trong nếp nhà cũ. Song như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở, chúng ta cần phải có một thái độ biện chứng khách quan để quan sát và tiếp nhận vấn đề một cách biện chứng, hợp lý, đúng đắn, “không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ, Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm, Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”. [51, 112-113]. Cho đến nay, Hồ Chí Minh đã đi xa chúng ta gần nửa thế kỷ, nhưng những lời dạy của Người vẫn còn nguyên giá trị hiện thực. Người từng nói: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc!” [61, 663]. Cái “gốc”, cái “nền” ở mỗi con người, đấy chính là nhân cách được nhào từ nặn từ trong chính gia đình của mình. Và văn hóa truyền thống sức mạnh nền của mỗi dân tộc lại được nuôi dưỡng từ trong lòng mỗi gia đình, gia đình bền vững – xã hội ổn định, gia đình hạnh phúc – xã hội phát triển phồn vinh. Vì vậy trước thực trạng gia đình đang chịu nhiều tác động, biến đổi của thời cuộc hiện nay, nhiều gia đình còn đang loay hoay, mất phương hướng trong vòng

đan xen cũ – mới, thì việc Đảng và Nhà nước tiếp tục hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh bằng việc định hướng tư tưởng chuẩn mực để xây dựng gia đình văn hóa hiện đại bền vững là rất cần thiết. Do đó, trên cơ sở kế thừa những giá trị quý báu của gia đình truyền thống Việt Nam, cùng với sử dụng phương pháp biện chứng vận dụng cụ thể vào thực tiễn Việt Nam thể hiện qua tư tưởng Hồ Chí Minh là công việc khó khăn, lâu dài, nhưng hết sức cần thiết để xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)