8. Kết cấu của luận văn
2.2. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đối với việc tiếp tục xây
2.2.2. nghĩa của những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đối vớ
với xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề gia đình không phải chỉ riêng về nội dung kinh tế, Người còn chú trọng cả yếu tố chính trị, văn hóa, đạo đức, bình đẳng trong mối quan hệ với sự tiến bộ xã hội. Bên cạnh quá trình xây dựng, Người cũng nhấn mạnh việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, coi thói quen truyền thống lạc hậu cũng là một loại kẻ địch, giống như thực dân, đế quốc. Người là một trong những người đầu tiên đặt vấn đề giải phóng phụ nữ trong mối quan hệ chặt chẽ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Như vậy. tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình là sự kế tục giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Người nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa cá nhân – gia đình – xã hội trong tương quan giữa cái chung – cái riêng trong mối quan hệ biện chứng giữa quyền lợi cá nhân – gia đình – dân tộc và nhân loại. Đồng thời đó còn là tư tưởng về sự phát triển, luôn hướng tới xây dựng ‘‘đời sống mới’’ nhưng trên cơ sở kế thừa những ‘‘cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm’’[51, 113], ‘‘cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ’’[51, 112] và ‘‘cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý’’[51, 112], cải tạo cho phù hợp với thực tiễn, còn‘‘cái gì mới mà hay, thì ta phải làm’’ bằng được, chứ không hoàn toàn phủ định sạch trơn tất cả những
gì của truyền thống để bỏ cũ theo mới, ‘‘không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới’’[51, 112] như nhiều người lầm tưởng. Đây là tư tưởng có ý nghĩa hết sức khoa học, cách mạng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững gia đình Việt Nam văn hóa hiện đại, từ đó tạo tiền đề vững chắc để đưa đất nước chúng ta tiến tới xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình đã từng bước được hiện thực hóa trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ và được tiếp tục về xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức, xây dựng gia đình văn hóa mới trong tình hình mới hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người; coi trọng việc xây dựng gia đình văn hóa mới là yêu cầu về nghĩa vụ đối với gia đình của mọi lớp người và ngày nay đặc biệt cần xây dựng cơ chế thúc đẩy sự phát triển gia đình văn hóa – một trong nhưng nội dung cơ bản xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình có nội dung phong phú, toàn diện, vừa có sự kế thừa của văn hóa gia đình truyền thống, vừa mang những đặc điểm mới của tinh hoa văn hóa nhân loại. Đến nay, những giá trị tư tưởng của Người về gia đình vẫn tiếp tục được khẳng định và là nền tảng định hướng cho những quyết sách chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng gia đình văn hóa mới trong bối cảnh hiện nay.
2.2.3. Một số giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay.