Thời gian của giấc mơ

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG từ góc NHÌN kí HIỆU học văn học (Trang 58 - 63)

7. Bố cục của khóa luận

2.2. Mã không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và

2.2.2. Thời gian của giấc mơ

Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương sử dụng chủ yếu những biểu thức thời gian mang tính ước lệ. Chính vì thế, mạch phát triển của các sự kiện theo thời gian tuyến tính lập tức bị bẻ gãy. Thay vào đó, tác giả xây dựng nhiều dòng chảy thời gian khác nhau, lắp ghép một cách gián đoạn. Nếu nhìn theo cách thức tổ chức thời gian thông thường, thời gian ban ngày (từ sáng đến tối) trong hai tiểu thuyết Vào cõi và Thoạt kỳ thuỷ bị mờ hoá hoặc lượt bỏ tối đa (nhà văn không trực tiếp sử dụng từ ngữ chỉ thời gian trong quãng này) thay vào đó câu chuyện chủ yếu diễn ra từ đêm đến sáng. Đây được xem là tín hiệu quan trọng của mã thời gian giấc mơ, vô thức. Trong hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, tác phẩm nào cũng có motif giấc mơ: Bả giời (6 lần), Vào Cõi (10 lần), Người đi vắng (20 lần), Những đứa trẻ chết già (12 lần), Trí nhớ suy tàn (4 lần), Thoạt

kỳ thủy (14 lần), Ngồi (25 lần). Không những vậy, gần như nhân vật nào cũng ít nhất có

một lần mơ.

Đối với mã thẩm mĩ thời gian giấc mơ, bạn đọc dễ dàng thấy được sự phát triển trong cách thức tổ chức kí mã vào văn bản của Nguyễn Bình Phương ở hai tiểu thuyết cách xa nhau về giai đoạn sáng tác như thế này. Tiểu thuyết Vào cõi có ít giấc mơ hơn Thoạt kỳ

thuỷ nhưng lại trải đều ở các nhân vật hơn. (Vang mơ 1 lần, Vọng mơ 3 lần, Hắn mơ nhiều

giấc mơ cùng 1 dạng, nhân vật tôi mơ đến 4 lần). Chúng tôi sau khi khảo sát tiểu thuyết

Nhân vật Nội dung

Tôi Mơ thấy đá phát sáng, những ông lão râu dài trắng được tách ra từ đá, bóng dáng những nàng tiên áo hồng cùng lũ trẻ con kháu khỉnh.

Mơ thấy mình đeo dao găm bên hông, lội suối và ôm từng tảng đá mà vuốt ve.

Mơ thấy một cái hồ và một con vịt lừ lừ bơi trong đó. Không rõ nội dung. “Lại mơ. Kể cũng lạ, con người ta hay mơ đến thế. Lẽ nào sự sống tồn tại nhờ những giấc mơ? Và tôi chăm bẵm nó, những giấc mơ của tôi”.

Hắn Mê man khi chơi gái (mê thấy thằng bé (Vọng) ngẩng lên và mọi thứ xám đi. Giấc mơ nào cũng giống nhau.

Vọng Mơ thấy chị Vang xoã tóc đứng ngoài cổng, cười và mắt buồn rười rượi, cặp môi thâm sịt, nức toác.

Mơ thấy mình và Hiên quấn chặt vào nhau, không quần áo.

Mộng mị đi theo tiếng gọi của Vang lên ngọn núi Rùng. Vang Mơ thấy Loạng cầm dao phay đuổi theo đòi chém Vọng.

Thời gian giấc mơ trong Vào cõi thường xuất hiện ngay sau khi các nhân vật chịu đựng những biến cố lớn xảy đến ở thực tại. Nhân vật Hắn sau cái chết của bố Vọng liên tục mơ thấy hình dáng một đứa trẻ (có thể là Vọng) và khung cảnh ngày hôm ấy luôn ám ảnh trong vô thức. Hắn còn mơ thấy cả máu, cái chết. Chính những giấc mơ nảy sinh trong Hắn sự sợ hãi, nghi kị và trốn tránh thực tại. Những giấc mơ của Vọng chỉ xuất hiện sau khi gặp Hiên. Điều đặc biệt là sự xuất hiện của thời gian giấc mơ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không mang tính cố định. Có khi các giấc mơ xuất hiện rất xa nhau như giấc mơ của Tính, Hiền cũng có khi xuất hiện liên tiếp như các giấc mơ của Vọng. Thời gian hai giấc mơ đầu của Vọng xuất hiện liên tiếp nhau trong mạch truyện; sau khi hắn được

thoả mãn cơn dục vọng với Hiên và khi trở về hắn mơ thấy chị Vang. Ngay đêm hôm sau, Vọng lại mơ thấy cảnh hắn và Hiên quấn quít bên nhau. Như vậy, thời gian giấc mơ nảy sinh gắn với ám ảnh từ quá khứ. Đối với Hắn là sau khi hắn giết bố Vọng (mơ thấy hình bóng Vọng) và gặp lại Vọng (nhìn thấy điềm báo cái chết trong vô thức). Còn với Vọng, như đã nói; thường sau khi thể xác được kích thích ở mức độ cao; Vọng ngay lập tức chìm vào các giấc mơ. Đối với nhân vật tôi, thời gian giấc mơ thường xuất hiện gắn với những hồi ức. Ngoài ra, Vào cõi được tổ chức thành một văn bản xuyên suốt khác với Thoạt kỳ thuỷ nên giấc mơ cũng chỉ xuất hiện trực tiếp trong mạch phát triển của truyện kể. Chúng

tôi cho rằng, vì tác giả không hướng đến việc khai thác đời sống vô thức như một vấn đề cốt lõi của các nhân vật mà chỉ gắn nó như một chiều không gian song hành cùng với thực tại để nhìn thấy sự đi về giữa các cõi tồn tại của con người. Nói cách khác, thời gian giấc mơ trong Vào cõi có sự tương tác mạnh mẽ với thời gian thực tại.

Trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ, mã thời gian giấc mơ lại xuất hiện như một hình thức khai thác quá trình phát triển phức tạp trong suy nghĩ của nhân vật. Chính vì thế, thời gian giấc mơ biến thành thời gian chủ đạo của nhân vật. Đối với cuộc sống ở làng của Tính, thời gian thực thậm chí bị mờ hoá đến mức tối đa. Nguyễn Bình Phương trực tiếp gọi thời gian bị lượt bỏ là “thời gian trắng”. Kể từ đó, yếu tố thời gian phần lớn là sự xuất hiện thông qua các cụm từ : đêm, đêm tối, … và ánh trăng. Hai kí hiệu nghệ thuật này gợi đến thời gian của giấc mơ, của vô thức, của một đời sống chảy ngầm ở bãi Nghiền sàng. Chúng tôi nhận thấy thời gian giấc mơ ở Thoạt kỳ thuỷ xuất hiện một cách ngẫu nhiên hơn và cũng tập trung biểu hiện nhiều trạng thái khác nhau của nhân vật hơn so với Vào cõi. Đặc biệt thời gian giấc mơ trong Thoạt kỳ thuỷ gắn chặt với hai nhân vật là Tính và Hiền. Dưới đây là bảng thống kê giấc mơ và thời gian xuất hiện của nó.

Nhân vật Mốc thời gian Nội dung

Tính Đêm (không rõ ngày giờ) sau khi nghe ông Phùng đọc bản thảo Và cỏ.

Mơ thấy Hiền đang ngủ mơ bị mất trinh.

Đêm (không rõ ngày giờ) Hiền ra bờ sông ngồi nói chuyện cùng bà Liên.

Mơ thấy hai người ngồi trong hốc cổ thụ nói về máu, sự xuất hiện của Hiền, thằng Chanh Linh, Hưng; liên tục xuất hiện cụm từ “bị dắt đi, dắt đi, dắt đi”. Đêm (không rõ ngày giờ)

Hưng nhìn trộm Hiền khoả thân bên cạnh Tính.

Không rõ nội dung.

Đêm (không rõ ngày giờ). Mộng du mang dao qua chọc tiết lợn nhà Châu Cải.

Đêm 30 – sáng mùng 1. Mộng du đâm ông Phùng.

Đêm 17. Mơ thấy vầng trăng đổi màu liên tục. Đêm 17 tháng khác. Mơ thấy kiến, đám người điên, công

cống và ông Phước đang đòi nhốt Tính. Đêm 17 tháng sau. Mơ thấy Sông Cái biến thành cái lưỡi, rắn bò, ông Điện xọc dao vào cổ lợn, lợn hoá thành ông Khoa.

Trưa 25 tháng 8. Mơ thấy một bàn tay từ dưới sân chui lên, vẫy vẫy.

Đêm 23 năm khác. Mơ thấy một thằng bé mặt đầy máu và hai bóng trắng.

Đêm mùng 2. Mơ thấy con dao, ông Khoa và Hưng. Hiền Không rõ thời gian. Mơ thấy con dao nhọn.

Đêm mùng 5 tháng 6. Mơ thấy con trâu mặt người. Đêm 31 tháng 6 năm sau. Mơ thấy ông Bồi và Vinh.

Đêm 20. Mơ thấy ông đầu vàng, người cởi trần, đóng khố.

Đêm mùng 8. Mơ thấy nhiều người lạ mặt, một cái tai cưỡi trên lưng trâu.

Điểm đặc biệt ở Thoạt kỳ thuỷ là thời gian giấc mơ xuất hiện ở 2 phần tách biệt (Chuyện và Phụ chú) nên nó trở thành một mã thẩm mĩ quan trọng đối với quá trình nhận diện mã nhân vật. Nếu như thời gian giấc mơ hiện lên trong văn bản Chuyện là những giấc mơ ngắn ngủi, thoáng qua thì nó lại được tập trung làm rõ ở phần Phụ chú. Nguyễn Bình Phương tổ chức kết cấu phần Phụ chú như một cuốn nhật kí cho thấy được sự phi logic, ngẫu nhiên trong thời gian giấc mơ của các nhân vật. Ở đó có khi giấc mơ tồn tại bên trong giấc mơ. Giấc mơ là phần vô thức của Tính, là nơi trăng, công cống, máu và Hiền xuất hiện. Những giấc mơ của Tính diễn ra rất ngắt quãng: “Đêm 17”, “đêm 17 tháng sau”, “đêm 17 tháng khác”, “đêm 23 năm khác”, “đêm mùng 2”. Ngoài Tính và Hiền, các nhân vật khác như bà Liên, Hưng, … đều có những giấc mơ: “Đêm nào Hưng cũng mơ thấy Hiền cởi truồng ngồi lên mũi mình” [38, tr.67]. Thời gian giấc mơ thường xuất hiện vào ban đêm, khi trăng lên cao và con người rơi vào trạng thái vô thức mộng mị. Chính thời gian giấc mơ cũng cho bạn đọc thấy được con người bên trong của nhân vật. Sự gia tăng tần suất xảy lặp của thời gian giấc mơ cũng cho thấy sự bất lực của con người trong việc kiểm soát đời sống vô thức, bản năng. Nguyễn Bình Phương chủ đích xoá nhoà các mốc thời gian cụ thể nhằm đưa tất cả diễn biến câu chuyện xảy lặp trong vô thức của nhân vật. Nhiều khi tác giả viết nhân vật ngủ nhưng không nói rõ có đang mơ hay không, có khi mở đầu giấc mơ những không thấy giai đoạn tỉnh giấc. Đặc điểm này cho thấy Nguyễn Bình Phương ý thức rất rõ đối với từng mã giấc mơ khác nhau. Giấc mơ ở Thoạt kỳ thuỷ biểu hiện sự bất ổn trong tâm lí; những dồn nén xung năng từ đời thực buộc nhân vật phải hành động trong các chiều không gian – thời gian khác. Còn mã thời gian giấc mơ ở Vào cõi lại cho thấy sự phức tạp trong đời sống nội tâm con người. Con người liên tục đi và về những cõi mơ và cõi thực để đối diện với những chấn thương và tìm kiếm sự thoả mãn cho tâm hồn.

Kết hợp với không gian cõi vô thức, mã thời gian giấc mơ tạo nên một chỉnh thể thế giới cho các nhân vật sống với những bản năng, những ẩn ức đã dồn nén nhiều năm. Đó có thể là những ám ảnh từ quá khứ, là những nỗi đau mất mát người thân cũng có khi là dục vọng không được thoả mãn. Như vậy, mã không gian - thời gian mang tính chất ảo hoá này được xem như một hình thức kí mã quan trọng của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mà thông qua đó nhà văn xây dựng một khung cảnh đổ vỡ của hiện thực. Con người trở về từ

những cuộc chiến tranh tàn khốc, hứng chịu những dư chấn khó lành. Con người càng hiện đại lại càng sống với bản tính của phần “con” nhiều hơn là phần “người”. Bản thân Nguyễn Bình Phương cũng viết trong Vào cõi rằng: “Người điên bao giờ cũng nói sự thật trần

truồng, còn kẻ nghe lại hiểu nó ngược hẳn” [39, tr.139]. Chỉ có bộ mã không thời gian cõi vô thức, giấc mơ mới là hiện thực phù hợp để khai thác các bộ mã nhân vật đặc thù của con người hiện đại, góp phần bộc lộ hết những bản tính của mình. Với tác giả, điều đó mới là cuộc sống, mới là thế giới cần phải được nhìn nhận.

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG từ góc NHÌN kí HIỆU học văn học (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)