Khôn g thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG từ góc NHÌN kí HIỆU học văn học (Trang 63 - 67)

7. Bố cục của khóa luận

2.2. Mã không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và

2.2.3. Khôn g thời gian đồng hiện

Bên cạnh không gian cõi vô thức và thời gian giấc mơ, Nguyễn Bình Phương rất hay sử dụng kiểu không thời gian đồng hiện. Không gian trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương luôn tồn tại song song hai bức tranh: hiện thực nhuốm màu huyền ảo, tâm linh và hiện thực cõi vô thức. Những không gian ấy là tấm gương phản chiếu sắc nét nhất cuộc sống hiện tại và đời sống tinh thần phức tạp của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Nếu như không gian cõi vô thức là không gian cho những ám ảnh, tổn thương và bản năng thì không gian thực tại lại là một không gian tù túng, chật hẹp, xảy lặp một chiều. Sự đối lập giữa hai chiều không gian này mang đến cho bạn đọc cảm giác nhân vật như đang bị đẩy vào một thế giới còn lại, nơi họ được sống hơn là duy trì sự sống.

Trong Thoạt kỳ thuỷ, không gian thực tại mở ra là khung cảnh xóm Soi – làng của Tính với nét hoang sơ, kì bí. Không gian này được bao trùm bởi màn đêm và ánh trăng vàng lạnh. Những hoạt động diễn ra ở chiều không gian này là cuộc sống luẩn quẩn, bào mòn con người. Tính sau khi ông Điện mất không đi làm nghề chọc tiết lợn nữa thì chuyển sang đập đá. Hưng sau khi trở về từ chiến tranh thì chìm vào những câu chuyện quá khứ. Ông Phước thì đắm mình trong men rượu. Bà Liên và Hiền thì cứ quanh quẩn trong nhà. Như vậy không gian thực tại như một vùng đất hoang tàn, là nơi kí gửi những thể xác cứ lặp lại hành động vô giá trị. Thậm chí trong chiều không gian này, nổi bật lên hơn tất cả những thói quen hằng ngày là những cuộc nói chuyện giữa những người điên. Chính vì thế, không gian thực tại không khác gì một không gian chết, đổ vỡ và phi logic. Nó đối lập hoàn toàn với không gian vô thức, Những con người như Tính, Hiền, Hưng có lẽ sống nhiều ở cõi vô thức. Trong cõi vô thức, Tính được làm những điều mình thích, nhưng cũng

đối mặt với những ám ảnh, lo sợ. Tính được thoả mãn bản năng giết chóc của mình; cũng phải chạy trốn ánh trăng ghê rợn. Trong thế giới đó, ánh trăng đổi màu liên tục. Có lúc vàng đến lạnh người. Rồi thì đỏ như máu. Cuối cùng, trăng đen dần, đen dần. Đó còn là nơi Hưng thấy những cánh bướm; thấy được người mẹ đã mất của mình. Ở Vào cõi, không gian vô thức xuất hiện không nhiều; chỉ có Tuấn là người đi về giữa cõi mơ và cõi thực. Còn đối với chị em Vang và Vọng là sự đi về giữa không gian phố thị và không gian làng quê. Ngoài ra, xuất hiện một không gian được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là “Trong lòng hang sâu”. Đây là không gian chứa đựng cuốn sổ, mà trong đó ghi chép câu chuyện về nhân vật tôi. Xét ở khía cạnh kết cấu, ở Vào cõi hiện lên nhiều hơn hai yếu tố không gian, nói cách khác; không gian trong tiểu thuyết này được chồng chéo lên nhau. Cõi thực là nơi Tuấn và Vọng đang làm bảo vệ; cũng là nơi Vang chống chọi với những tổn thương gia đình sâu sắc. Không gian đó còn bao chứa cái kiot mà bố Vang Vọng bị đánh chết; là núi Rùng với những câu chuyện kì bí, ma mị của mụ Đông điên. Cũng giống như Tính và Hiền; Vang, Vọng, Tuấn và cả Hắn đều không xem cõi thực là nơi thân thuộc. Tuấn gần gũi với cõi mơ hơn, về những điều xưa cũ. Vọng cũng không thuộc về nơi này. Vang thì suốt đời gắn bó với cái làng nghèo, với những hủ tục, định kiến. Nhan đề Vào cõi chính là quá trình con người đi về giữa các cõi tồn tại song song với hiện thực. Đó là hành trình con người nhận diện bản thân mình, tìm kiếm những giá trị mà họ theo đuổi cũng là đối diện với những chấn thương, ám ảnh. Tạo dựng không gian đồng hiện cho phép tác giả khai thác nhân vật ở nhiều chiều kích không gian khác nhau, mà mỗi không gian lại tạo ra khung nền vững chắc cho nhân vật phát triển.

Thời gian đồng hiện thuộc về yếu tố huyền thoại hoá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết. Trong Thoạt kỳ thuỷ, thời gian đồng hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Đầu tiên là

đồng hiện quá khứ - hiện tại. Người kể chuyện đứng từ thời điểm mười một giờ mười lăm phút con cú bị bắn rơi để nhìn ngược lại câu chuyện về sự ra đời của Tính. Từ đó quá khứ và hiện tại cứ xen lẫn nhau. Cho đến mười hai giờ, khi con cú vút bay, cũng là lúc kết thúc cuộc đời của Tính. Như vậy, ở cấp độ thứ hai, thời gian đồng hiện được xây dựng trên cơ sở gói gọn cuộc đời của Tính ứng với thời gian 45 phút của con cú triền theo dòng suối. Sức nén về thời gian trần thuật được đẩy căng lên. Mỗi lần thời gian con cú được xác thực

thì cũng là lúc bao nhiêu sự kiện đã xảy ra ở bãi Nghiền sàng. Có thể nói; đây là cấp độ thời gian đồng hiện hiện rõ trên kết cấu bề mặt của văn bản. Nó cũng dự báo một cuộc đời kéo dài hơn hai mươi năm của Tính chỉ bằng 45 phút thực tế. Có như vậy, người ta mới thấy hành trình con người tìm về với nguồn cội chật vật, khó khăn nhưng cũng dễ dàng trượt dài như thế nào. Cấp độ đồng hiện thời gian thứ ba là giữa thời gian thực tại chảy trôi (đêm, ngày) với thời gian vô thức, giấc mơ. Cấp độ này nằm trong riêng trong mạch truyện về Tính. Sử dụng nhiều kết cấu thời gian khác nhau khiến cho yếu tố phân mảnh của tiểu thuyết càng hiện rõ, nhân vật cũng bị chẻ nhỏ đặc điểm ở từng không - thời gian nhất định. Đó là một Tính ngu ngơ ở thực tại (sợ đàn bà, có những thú vui kì lạ, nói chuyện với người điên); cũng là một Tính đại diện cho thế lực huỷ diệt ở trong vô thức, mộng mị. Đó là một Hiền sống tù đọng, u uất với người chồng không có dục vọng ở thực tại, đồng thời cũng hiện lên một Hiền với khát khao thể xác mãnh liệt trong giấc mơ với những hình ảnh đầy tính dục. Còn rất nhiều khuôn mặt nữa hiện lên ứng với từng mảnh thời gian khác nhau.

Không - thời gian đồng hiện là một mã thẩm mĩ gắn liền với kết cấu đồng hiện. Loại mã này không chỉ giúp nhân vật sống ở nhiều cuộc sống khác nhau mà bạn đọc còn cảm nhận được chiều sâu trong thế giới vô thức của con người. Phá bỏ không gian cố định, thời gian tuyến ở kết cấu văn xuôi truyền thống là một nước đi táo bạo nhưng vô cùng cần thiết khi vấn đề về con người được xem xét dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Tiểu thuyết với vai trò là một thể loại cổ thụ trong dòng chảy văn chương, nhất thiết phải phản ánh chân xác về con người, một con người với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu mã nhân vật, mã không gian và mã thời gian trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ và Vào cõi từ bình diện kí hiệu học. Cụ thể, ở mã nhân vật, Nguyễn Bình Phương mã hoá dưới các kí mã như con người biến dạng, con người chấn thương và con người truy tìm bản thể. Nguyễn Bình Phương chủ động tạo dựng diện mạo con người gần với thú (biến dạng) nhằm khai thác đời sống bản năng, vô thức của nhân vật. Càng đi sâu vào thế giới vô thức, con người càng bộc lộ những chấn thương, ám ảnh từ quá khứ. Giải mã nhân vật từ góc độ phân tích những chấn thương là con đường tìm kiếm nguyên nhân cho sự đổ vỡ niềm tin vào hiện thực của con người hiện đại. Bên cạnh đó, văn chương ngày càng đề cập nhiều hơn đến các yếu tố thuộc về bản thể người. Nó đặt ra yêu cầu đối với nhà văn làm sao để nhân vật của họ bộc lộ hết phần con và phần người trong mình. Với mã nhân vật dưới hình thức truy tìm bản thể; con người có cơ hội đối diện với tất cả những xung năng, khát vọng và ẩn ức thuộc về giống loài. Ngoài ra, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cũng tạo dựng được hệ thống không gian - thời gian nghệ thuật nhiều chiều, đan xen vào nhau; góp phần giúp nhân vật thể hiện hết những đặc điểm như nó vốn có. Không gian cõi vô thức ứng với thời gian giấc mơ là điều kiện lí tưởng để Nguyễn Bình Phương tái hiện chân thực cõi vô thức của con người.

Chương 3

TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY, VÀO CÕI CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

NHÌN TỪ MÃ KẾT CẤU, MÃ NGÔN NGỮ VÀ MÃ BIỂU TƯỢNG

3.1. Mã kết cấu trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và Vào cõi

Khi tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dưới lí thuyết kí hiệu học không thể không đi từ mã kết cấu. Nói đến kết cấu là nói đến sự sắp xếp, phân bố các thành phần khác nhau của hình thức nghệ thuật. Mã kết cấu góp phần thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật của nhà văn và quá trình vận động của tư duy ấy. Tái mã hoá kết cấu có thể coi là một thành công nổi bật trên chặng đường cách tân hình thức tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Dưới quan niệm hiện thực tựa một thực thể hỗn độn, rời rạc và phi lí, Nguyễn Bình Phương chủ yếu xây dựng các bộ mã kết cấu cơ bản của khuynh hướng hiện thực huyền ảo, trong đó nổi bật lên là kết cấu phân mảnh, kết cấu đồng hiện và kết cấu liên văn bản.

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG từ góc NHÌN kí HIỆU học văn học (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)