1.2 Báo chí TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
1.2.3 Truyền hình trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân
thể xem được khá nhiều kênh truyền hình. Chủ yếu là Đài Truyền hình Việt Nam-VTV, HTV, sau đó là một số đài địa phương lân cận như: Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh.. chưa kể đến hệ thống truyền hình cáp, truyền hình kĩ thuật số với hàng trăm kênh truyền hình. Hoạt động của HTV là một dẫn chứng cụ thể và sinh động nhất cho hoạt động hiệu quả của truyền thông. Ở khu vực miền Tây Nam bộ, có thể nói HTV là Đài truyền hình có tầm ảnh hưởng nhất. Những chương trình như: Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước, Câu chuyện ước mơ, Vì ngày mai tươi sáng… tạo được sự
đồng thuận mạnh mẽ từ phía người xem. HTV luôn chú trọng đến nhu cầu, thị hiếu của người xem, luôn luôn đổi mới các chương trình của mình nhằm hướng đến mọi đối tượng công chúng: vừa là doanh nghiệp, vừa là người lao động, người cao tuổi, giới trí thức..Chính vì lẽ đó, HTV luôn có một lượng khán giả đông đảo đủ mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi. Chịu khó đầu tư, luôn mới mẻ là điều mà công chúng ghi nhận từ hoạt động của HTV.
1.2.3 Truyền hình trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân TP.HCM TP.HCM
Kể từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỉ XX-thời điểm đánh dấu sự ra đời của truyền hình ở Anh và Mỹ đến nay, vô tuyến truyền hình ngày càng phổ biến và trở thành phương tiện truyền thông mang tính quần chúng
rộng rãi. Kỹ thuật ngày càng hiện đại truyền hình trở thành phương tiện truyền tin nhanh nhạy và hấp dẫn nhất. Nếu như cách đây vài chục năm, sự phát triển tiến bộ của truyền hình được lấy mốc là thập kỉ, thì ngày nay chỉ còn được tính bằng năm, hay thậm chí bằng tháng. Sự phát triển này không chỉ dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ mà còn dựa vào những thay đổi tâm lý thưởng ngoạn và việc cải tiến liên tục về mặt nội dung chương trình.
Bên cạnh các chức năng cơ bản của truyền hình như: chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng tổ chức-quản lý xã hội, chức năng giám sát xã hội thì chức năng phát triển văn hóa và giải trí của truyền hình là một chức năng quan trọng và ngày càng được xem trọng, đặc biệt là ở đô thị lớn như TP.HCM. Ưu thế số một của truyền hình hiện nay đó là đáp ứng được một cách cao nhất nhu cầu thông tin giải trí cho khán giả xem truyền hình. Chính vì thế, truyền hình trở thành phương tiện truyền thông quan trọng nhất trong các phương tiện truyền thông hiện nay. Ngoài việc cung cấp thông tin, truyền hình còn là phương tiện giải trí quan trọng đối với công chúng. Thông qua các chương trình truyền hình, khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa có điều kiện nâng cao kiến thức của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhờ vào khoa học-kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, người dân có thể ngồi tại nhà và lựa chọn tất cả những kênh truyền hình mà họ yêu thích. Ca nhạc, phim ảnh..tất cả những loại hình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao kiến thức của con người đều được đáp ứng trên truyền hình. Đây là một ưu điểm đặc biệt mà không phải loại hình báo chí nào cũng có được. Chính vì vậy mà mặc dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác nhưng truyền hình đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và có được một lượng khán giả đông đảo.
Ở TP.HCM, đa số cư dân thành phố đều sử dụng truyền hình và một số phương tiện nghe nhìn phổ biến như đầu video, đầu đĩa hình, nên các phương tiện này thực sự là công cụ thông tin, truyền bá kiến thức cũng như nhu cầu giải trí của số đông dân cư. Công chúng TP.HCM có mức sống tương đối cao so với công chúng ở các đô thị khác, nên có điều kiện quan tâm đến nhu cầu giải trí, văn hóa nghe-nhìn. Văn hóa nghe-nhìn là một hình thức văn hóa mới của xã hội công nghiệp hiện đại, nó hình thành và phát triển dựa trên cơ sở của tiến bộ trong các kỹ thuật truyền thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình và trên cơ sở xu hướng tâm lý mong muốn sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách hiệu quả nhất cho sự nghỉ ngơi, thư giãn về tâm lý cũng như thể chất và đồng thời đem lại những lợi ích thiết thực khác. Các hoạt động trong thời gian rỗi ngoài mục tiêu giải trí và nghỉ ngơi còn hướng đến mục tiêu học tập để không ngừng nâng cao sự hiểu biết, đến sự thưởng thức văn hóa-nghệ thuật. Sự thay đổi cách thức sử dụng thời gian rỗi đó phản ánh những đặc điểm văn hóa mới của xã hội, nó tạo ra tập quán, thói quen mới: học thêm, đọc báo, đọc sách, chơi thể thao, nghe xem băng, nghe radio, xem truyền hình...