1.3 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình là một xu
1.3.2 Các yếu tố tác động đến xã hội hóa sản xuất chương trình
lực tư duy của xã hội đóng góp vào việc sản xuất chương trình truyền hình và tận dụng được những năng lực kinh tế của các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội có khả năng đóng góp cho truyền hình ở từng lĩnh vực khác nhau. Việc cạnh tranh giữa các chương trình của các đài truyền hình với các đối tác không nằm trong hệ thống truyền hình hiện nay sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình truyền hình. Đây có thể coi là một tư duy mới, một cách làm mới, một bước tiến mới của những người làm truyền hình ở nước ta hiện nay.
Như vậy, XHH sản xuất chương trình truyền hình đã huy động trí lực và tài lực ngoài xã hội. Đài vừa có kinh phí hoạt động và tái đầu tư, nâng cao chất lượng chương trình phát sóng, vừa có nhiều chương trình hay, thiết thực để phục vụ khán giả tốt hơn.
1.3.2 Các yếu tố tác động đến xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình truyền hình
Đối với truyền hình yếu tố kinh tế được coi như một điều kiện tiên quyết để truyền hình có thể xuất hiện và được phổ biến. Truyền hình để có thể trở thành một loại hình báo chí phố biến, hoạt động với đầy đủ các chức năng thì kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động sản xuất chương trình là một quá trình sản xuất đòi hỏi đầu tư lớn. Kinh phí của các đài truyền hình thường được chi cho việc sản xuất hoặc mua các chương trình do các đơn vị khác thực hiện. Chính vì thế, vấn đề kinh tế và chi phí sản xuất là yếu tố chi phối chủ yếu quá trình XHH sản xuất chương trình truyền hình ở nước ta. Do đó, việc liên kết sản xuất giữa nhà đài và các công ty truyền thông vừa đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả thông tin tuyên truyền vừa tiết kiệm được nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề XHH sản xuất các chương trình truyền hình không phải là vì tiền mà là sự huy động nguồn
lực của các đơn vị, tổ chức, cá nhân không thuộc đài truyền hình tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, nhằm giảm bớt áp lực cho các đài cũng như tạo hiệu quả tốt cho các chương trình truyền hình. Và tất cả những yếu tố này phải hướng đến một mục tiêu là nâng cao chất lượng các chương trình, thu hút sự quan tâm và ủng hộ của công chúng.
Tác động đến XHH sản xuất các chương trình truyền hình còn có các yếu tố:
Bản quyền chương trình truyền hình.
Mua bản quyền là việc làm phổ biến hiện nay mà các đài truyền hình, các công ty truyền thông đang áp dụng. Việc mua bản quyền từ các nước có kỹ thuật sản xuất truyền hình tiên tiến là phù hợp với điều kiện còn thiếu kinh nghiệm ở truyền hình Việt Nam những năm qua. Các nguyên nhân như: đội ngũ làm chương trình còn hạn chế, chủ yếu phục vụ cho công tác tuyên truyền, chưa có kinh nghiệm trong sản xuất các chương trình truyền hình giải trí, kinh phí sản xuất thấp, thiết bị kỹ thuật quá lạc hậu..đã khiến cho các chương trình truyền hình do các đài sản xuất chưa hấp dẫn, chưa thu hút được sự quan tâm của công chúng. Từ những chương trình mua bản quyền nước ngoài và thay đổi một số nội dung cho phù hợp với văn hóa của Việt Nam, truyền hình giải trí ở nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt. Các chương trình thực hiện theo công thức nước ngoài đã khiến công chúng háo hức theo dõi và hào hứng tham gia chương trình. Theo dõi các chương trình truyền hình đang phát sóng thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng hiện nay như: Chiếc
nón kì diệu, Đi tìm triệu phú, Vietnam Idol, Bước nhảy hoàn vũ…đều có thể
nhận thấy các chương trình này được thực hiện hoàn toàn theo phiên bản nước ngoài từ hình hiệu, nhạc hiệu cho đến thiết kế sân khấu.
Trong quá trình XHH sản xuất các chương trình truyền hình có hai mối quan hệ chủ yếu được đặt ra với vấn đề bản quyền truyền hình là: quan hệ về
bản quyền giữa các đài truyền hình và các đơn vị ngoài đài truyền hình ở trong nước; quan hệ về bản quyền truyền hình trong nước và truyền hình quốc tế.
Hiện nay, trong sự phát triển đa dạng của các kênh truyền hình, các chương trình truyền hình giải trí nở rộ thì việc bảo vệ bản quyền các chương trình truyền hình là vấn đề sống còn đối với nhà đài, kênh truyền hình và các công ty truyền thông. Mỗi đài truyền hình phải tuân thủ nguyên tắc: bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình. Đơn vị nào làm ra chương trình thì phải đăng ký bản quyền để khẳng định bản quyền chương trình do mình sáng tạo và sản xuất ra.
Những chương trình truyền hình giải trí như trò chơi truyền hình là mảnh đất màu mỡ để các công ty truyền thông khai thác. Thời điểm năm 2004-2005 được coi là bùng nổ các chương trình trò chơi truyền hình với sự tham gia đông đảo các công ty truyền thông trên HTV. Những chương trình:
Nhịp sống sôi động, Trúc Xanh, Nốt nhạc vui, Chung sức, Rồng Vàng, Vượt lên chính mình.. đều được mua bản quyền của các nước: Thái Lan, Mexico,
Malaysia..Những chương trình này khi thực hiện tại Việt Nam phải phù hợp với đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Phần nội dung thường được điều chỉnh, biến tấu cho phù hợp, còn cách thể hiện và hình thức thể hiện thì đúng mẫu bản quyền quốc tế. Ví dụ: chương trình Ai là triệu phú phát sóng trên VTV3 sử dụng thống nhất từ hình hiệu, nhạc hiệu, vị trí người dẫn chương trình, vị trí người chơi, cách thiết kế sân khấu theo đúng phiên bản quốc tế, còn nội dung câu hỏi được thay đổi cho phù hợp với trình độ, cách thức thưởng thức của công chúng. Những chương trình này thường có giá bản quyền trung bình 150.000 USD/năm, những năm về sau tiền bản quyền sẽ tăng lên, cá biệt có những chương trình chào giá tại Việt Nam với giá rất đắt 1,5 triệu USD/ sử dụng trong một năm. Nếu mua bản quyền cộng với toàn bộ
trang thiết bị máy móc, camera chuyên dùng thì có thể lên đến gần 1 triệu USD như trường hợp của chương trình Rồng Vàng mua trọn gói từ Tập đoàn Kantana Thái Lan. Như vậy, các chương trình trò chơi truyền hình đòi hỏi sự đầu tư khá cao về công sức lẫn kinh phí, HTV đã chọn cách mở rộng hợp tác thực hiện với các công ty, đơn vị có khả năng tìm kiếm và tổ chức thực hiện. Những công ty, đơn vị ngoài đài truyền hình sẽ góp thêm thế mạnh về sự chuyên nghiệp và năng động trong việc thương thảo mua bản quyền, xúc tiến thực hiện chương trình lẫn tạo hiệu quả kinh tế. Đài truyền hình vừa có chương trình hay để phát, vừa đảm bảo quy định tuân thủ theo đúng phiên bản nước ngoài mà chi phí để trả cho công ty truyền thông lại thấp hơn nhiều so với chi phí đài truyền hình trực tiếp thực hiện.
Sự phát triển của quảng cáo trên truyền hình
Trên thế giới, quảng cáo xuất hiện ở khắp nơi, dưới mọi hình thức, bằng mọi phương tiện như: quảng cáo trên báo in, phát thanh, ngoài trời… Đặc biệt, quảng cáo trên truyền hình có sức hút lớn đối với những đơn vị kinh doanh. Ở Việt Nam, vào giữa những năm 80 của thế kỉ XX cùng với đường lối đổi mới của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, quảng cáo thương mại bắt đầu có mặt trên các trang báo, tạp chí, trong các chương trình phát thanh truyền hình. Nguồn kinh phí quảng cáo dần dần tăng lên và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các cơ quan báo chí.
Quảng cáo là hoạt động kinh doanh chủ yếu của truyền hình, vì thế thời lượng phát sóng quảng cáo của các đài truyền hình trong nước ngày càng gia tăng, các chương trình nhằm mục đích phục vụ và thu hút quảng cáo ngày càng chiếm ưu thế. Khi XHH sản xuất các chương trình truyền hình, quảng cáo còn phát triển hơn nữa theo xu thế chung và do sự năng động của các đơn vị tham gia làm truyền hình. Nhà quảng cáo sẵn sàng đầu tư cho các chương
trình có chất lượng cao hơn để thu hút đông đảo khán giả. Qua truyền hình, hình ảnh các đơn vị quảng cáo đến với khán giả một cách thân thiện và đáng tin cậy hơn.
Quảng cáo cũng chính là cách thức trao đổi quyền lợi khi nhà đài và công ty hợp tác sản xuất chương trình truyền hình. Các công ty truyền thông sẽ được hưởng quyền lợi quảng cáo từ việc tham gia vào sản xuất hay mua bản quyền các chương trình nước ngoài. Việc phát sóng quảng cáo để thu lợi nhuận từ đó lấy kinh phí để sản xuất các chương trình truyền hình là việc làm rất phổ biến và hợp lý của hầu hết các đài truyền hình đang áp dụng hiện nay.
Sự tích hợp các phương tiện truyền thông
Con người của xã hội hiện nay là con người của xã hội hiện đại đã và đang chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại thông tin từ các phương tiện truyền thông khác nhau. Một cá nhân có thể sẽ là công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử..Một người, nhất là người có trình độ văn hóa cao thì sẽ không nhất thiết là công chúng của riêng một loại hình báo chí nào. Từ đây, cùng với sự xuất hiện của internet, báo in, báo hình, báo nói đã bước vào một cuộc đua mới- cuộc đua chinh phục công chúng truyền thông hiện đại.
Đặc điểm của truyền thông hiện đại là sự tích hợp nhiều phương tiện truyền thông khác nhau nhằm làm tăng hiệu quả truyền thông. Một tờ báo in vừa có trang tin điện tử, vừa kết hợp phát thanh và truyền hình. Ngược lại một đài truyền hình cũng có thể xuất bản ấn phẩm báo in, có trang tin điện tử riêng. Hoạt động liên kết sản xuất chương trình cũng bị tác động bởi các yếu tố này.
Khi một chương trình truyền hình muốn được công chúng biết đến rộng rãi, thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia quảng cáo cần phải được quảng bá sâu rộng. Để thực hiện quảng bá cho chương trình của mình, các công ty
nhờ đến sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông khác, từ họp báo ra mắt chương trình, cho đến mời các báo tham gia bảo trợ thông tin, đưa tin trong suốt thời gian chương trình phát sóng. Người xem có cơ hội xem, nghe, nhìn những thông điệp của chương trình, những chuyện hậu kì, những thông tin về chương trình, nhờ đó chương trình vẫn duy trì được độ “nóng” đối với người xem.
Hơn nữa, hầu hết các công ty đều có trang web riêng để cập nhật tin tức và tình hình hoạt động, sản xuất của công ty. Các chương trình truyền hình sau khi phát sóng nhanh chóng được công ty đưa lên web để những khán giả nào không xem được chương trình ngay thời điểm phát sóng có thể xem lại. Như vậy, người xem sẽ không bỏ lỡ chương trình mình yêu thích. Không chỉ đưa chương trình lên web của mình, các công ty còn liên kết với các trang tin điện tử, truyền hình online để đưa chương trình lên. Đặc biệt là các chương trình văn hóa, nghệ thuật luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Kèm theo những thông tin về chương trình là các video clip liên tục được cập nhận trên các trang báo mạng. Chính vì thế “sức nóng” của các chương trình luôn được cộng hưởng thêm, chương trình đạt tỉ suất người xem cao.