Về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông Cát Tiên Sa, LASTA, Hoa Hồng Vàng (Trang 84 - 86)

3.1 Một số kinh nghiệm rút ra trong xã hội hóa sản xuất chương

3.1.3 Về quản lý

Truyền hình những năm qua là hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội, có lực lượng đông đảo tham gia làm truyền hình. Ngoài đài truyền hình, các công ty truyền thông là nơi thu hút nhiều sự tham gia của những người làm truyền hình. Một công ty truyền thông có hoạt động sản xuất chương trình không thể không có đội ngũ chuyên gia, cố vấn, êkip thực hiện chương trình gồm: đạo diễn, biên tập, quay phim, phụ quay, chủ nhiệm…Một công ty truyền thông có nhiều chương trình hợp tác với nhà đài như Cát Tiên Sa và Lasta thì có lực lượng không hề nhỏ. Vấn đề đặt ra cho các công ty truyền thông là quản lý làm sao để đội ngũ nhân viên của mình hoạt động thực sự hiệu quả cả về chất lượng chương trình lẫn lợi ích kinh doanh. Cách quản lý thiếu khoa học, manh mún, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân sự công ty mình chạy sang các công ty khác, tính ổn định nhân sự của công ty không cao. Thực tế, các công ty truyền thông hiện nay thường được sinh ra từ mối quan hệ gia đình, bạn bè nên ít người quan tâm đến tính chuyên nghiệp trong quản lý, các công ty không có được môi trường truyền thông chuyên nghiệp. Đây là đặc điểm chung của các công ty truyền thông nhỏ và vừa, những công ty chuyên sản

xuất các chương trình đơn lẻ cho nhà đài. Hơn nữa, nhiều công ty truyền thông xem hoạt động sản xuất chương trình đơn thuần là hoạt động kinh doanh, người quản lý không có chuyên môn về lĩnh vực truyền hình cũng dẫn đến những hạn chế trong cách thức quản lý. Kinh nghiệm từ mô hình quản lý của Cát Tiên Sa, Lasta cho thấy, Ban Tổng Giám đốc đã có sự phân công lao động chặt chẽ từ trên xuống dưới, các phòng ban được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi rõ ràng. Người lao động được tạo điều kiện, môi trường hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, công sức của người lao động được trả công xứng đáng, đóng góp của họ cho công ty được ghi nhận.

Hiện nay, các công ty truyền thông nở rộ, sản xuất chương trình truyền hình với nhà đài được nhiều công ty đẩy mạnh. Tình trạng khan hiếm nhân lực làm truyền hình chất lượng cao là thực tế đang diễn ra ở các công ty truyền thông. Những người trẻ chiếm số đông trong đội ngũ làm truyền hình của các công ty. Đây vừa là thế mạnh vừa là điểm yếu. Những người trẻ năng động, có nhiệt huyết nhưng lại thiếu kinh nghiệm, đặc biệt hiện nay nhân lực làm truyền hình được đào tạo bài bản không nhiều. Đa số các công ty áp dụng kiểu vừa làm vừa đào tạo, do đó tính chuyên môn không cao. Nếu công ty truyền thông yếu trong cách thức quản lý thì sẽ khó tạo sự phát triển cho công ty. Hoặc quản lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng nhân viên mình dày công đào tạo chuyển sang làm việc ở các công ty truyền thông khác, vốn là đối thủ cạnh tranh của mình. Vì vậy, quản lý tốt chính là cách duy nhất để công ty tồn tại và phát triển. Nhà quản lý phải có chiến lược kinh doanh, chiến lược sử dụng và giữ nhân tài, nhìn thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của công ty mà có chiến lược phát triển phù hợp. Quản lý tốt sẽ tạo được đội ngũ làm nghề có chất lượng, uy tín công ty được khẳng định qua chính năng lực của công ty, từ đó thu được lợi nhuận từ chính khả năng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông Cát Tiên Sa, LASTA, Hoa Hồng Vàng (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)