Những nội dung cơ bản về vấn đề gia đình trong tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề gia đình trong tác phẩm nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nướcvới việc xây dựng gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 26)

1.2.1. Nguồn gốc của gia đình

Căn cứ vào những tài liệu thực tế của L.H. Moóc-gan, Ph. Ăng-ghen đã phân tích sự phát triển của các loại hình gia đình trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử đó là sự biến đổi các hình thức gia đình phụ thuộc vào sự biến đổi của trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Từ đó, Ph. Ăng- ghen đƣa ra những quan điểm khoa học, đúng đắn nhất, hoàn thiện nhất về nguồn gốc của gia đình.

Những tài liệu của L.H. Moóc-gan cho thấy ông sống phần lớn cuộc đời mình với những ngƣời I-rô-qua và ông đã nhận thấy những ngƣời I-rô-qua có một hệ thống thân tộc mâu thuẫn với những hình thức gia đình thực tế của họ.

Ở ngƣời I-rô-qua, đang thịnh hành hình thức hôn nhân đối ngẫu, mà L.H. Moóc-gan gọi là “gia đình cặp đôi”. Ở đó, đôi bên có thể dễ dàng ly hôn và vị trí của bố mẹ, con cái… đƣợc xác định rất rõ ràng. Nhƣng trong thực tế, những quan hệ huyết thống đang tồn tại của họ lại không tƣơng xứng. Cụ thể là: “Ngƣời đàn ông I-rô-qua không phải chỉ gọi con của mình mà còn gọi cả con của anh em trai mình là con trai, con gái, và con của anh em trai ngƣời đó cũng lại gọi ngƣời đó là cha. Nhƣng ngƣời đó lại gọi con của chị mình, em gái mình là cháu trai và cháu gái; và những ngƣời cháu này gọi ngƣời đó là cậu. Ngƣợc trở lại, ngƣời đàn bà I-rô-qua không những gọi con mình, mà còn gọi cả con của chị mình, em gái mình là con trai, con gái,… Con của những ngƣời anh em trai với nhau gọi là anh em và chị em, con của những chị em gái với nhau cũng gọi nhau nhƣ thế. Ngƣợc lại, con của một ngƣời đàn bà và con của anh em trai ngƣời đàn bà đó gọi nhau là anh em họ và chị em họ” [5, tr. 55].

Những quan niệm đó đƣợc dùng làm cơ sở cho một hệ thống họ hàng đã hoàn toàn đƣợc xác định, có thể biểu thị hàng trăm mối quan hệ họ hàng khác nhau của một cá nhân. Hơn nữa, hệ thống họ hàng này còn chi phối trong những thổ dân cổ xƣa của Ấn Độ, cũng nhƣ trong những bộ lạc ở nhiều nơi. Và ở đó, những quan hệ họ hàng do hình thức gia đình hiện hành sản sinh ra, đều trái ngƣợc với hệ thống họ hàng.

Những hệ thống họ hàng và những hình thức gia đình nêu trên khác với những hệ thống và hình thức thịnh hành ngày nay ở chỗ là mỗi ngƣời con đều có nhiều cha nhiều mẹ. Điều này cho thấy còn có một hình thức gia đình cổ xƣa hơn nữa, hình thức gia đình mà hiện nay chúng ta không thể tìm thấy ở một nơi nào nữa, nhƣng nhất định nó đã tồn tại, vì nếu không thế thì hệ thống họ hàng phù hợp với hình thức gia đình đó không thể nảy sinh đƣợc.

Giải thích về hệ thống họ hàng mâu thuẫn với những quan hệ gia đình thực tế của thời kỳ tiền sử, Ph. Ăng-ghen đã dẫn lời L.H. Moóc-gan nói: “Gia đình là một yếu tố năng động; nó không bao giờ đứng nguyên ở một chỗ, mà chuyển từ một hình thức thấp lên một hình thức cao, khi xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao. Trái lại, những hệ thống họ hàng thì thụ động; chỉ có trải qua những thời kỳ lâu dài, những hệ thống đó mới phản ánh đƣợc những tiến bộ do gia đình đã đạt đƣợc trong những thời kỳ đó, và chỉ khi nào gia đình đã hoàn toàn thay đổi thì những hệ thống ấy mới hoàn toàn thay đổi” [5, tr. 57]. Đây là một kết luận vô cùng quan trọng trong việc bác bỏ quan điểm của giai cấp tƣ sản cho rằng gia đình gia trƣởng là hình thức gia đình cổ xƣa nhất; và nó có hình thức giống nhƣ gia đình tƣ sản đang tồn tại hiện nay!

thủy, trong đó quan hệ tình dục hỗn tạp và thịnh hành trong nội bộ bộ lạc, khiến cho mọi ngƣời đàn bà đều thuộc về mọi ngƣời đàn ông, cũng nhƣ mọi ngƣời đàn ông đều thuộc về mọi ngƣời đàn bà. Mặc dù từ thế kỷ XVIII, ngƣời ta đã nói đến một trạng thái nguyên thủy nhƣ thế, nhƣng chỉ nói chung chung. Theo Ph. Ăng-ghen, việc nghiên cứu gia đình chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1861, tức là từ khi cuốn “Mẫu quyền” của Bắc-hô-phen ra đời. Ph. Ăng-ghen cho rằng: “Bắc-hô-phen là ngƣời duy nhất – và đây chính là một trong những công lao lớn của ông ta, - đã có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề ấy và đã bắt đầu đi tìm những vết tích của trạng thái đó trong những truyền thống lịch sử và tôn giáo” [5, tr. 59].

Ngày nay, chúng ta biết rằng những vết tích do Bắc-hô-phen tìm ra đó không dẫn chúng ta lùi lại một giai đoạn xã hội có quan hệ tình dục hỗn tạp, mà dẫn đến một hình thức mãi về sau mới có, đến chế độ quần hôn. Và công lao của ông chính là ở chỗ đã đặt vấn đề đó lên hàng đầu của công việc nghiên cứu.

Tuy nhiên, theo Ph. Ăng-ghen, Bắc-hô-phen đã tỏ ra ít hiểu biết đến những điều ông ta đã phát hiện, hay nói chính xác hơn là điều ông ta phỏng đoán, khi gọi trạng thái nguyên thủy đó là chế độ hê-ta-ia. Những phát hiện hết sức quan trọng của Bắc-hô-phen đều luôn luôn bị thần bí hóa bởi các quan niệm kỳ dị của ông ta, khi ông cho rằng hình nhƣ những quan hệ giữa đàn ông và đàn bà diễn ra trong lịch sử, bao giờ cũng bắt nguồn từ ý niệm tôn giáo của con ngƣời trong từng thời kỳ chứ không phải từ những điều kiện sinh hoạt thực tế của họ.

Trong khi vạch ra những hạn chế của Bắc-hô-phen, Ph. Ăng-ghen đồng thời khảo cứu giai đoạn tiền sử của loài ngƣời. Và từ đó, Ph. Ăng-ghen chỉ ra

hình thức tính giao sớm nhất, đơn giản hơn hình thức quần hôn, đó là thời kỳ tính giao hỗn tạp thuộc giai đoạn chuyển biến từ thú vật thành ngƣời.

Ph. Ăng-ghen giải thích quan hệ tình dục hỗn tạp có nghĩa là lúc đó không có sự cấm đoán hạn chế; vì trong thời kỳ sơ khai, chẳng những anh em, chị em đều là vợ chồng, mà còn có cả những quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái vẫn tồn tại ở nhiều bộ tộc. Và thật ra, trƣớc khi phát minh ra sự loạn luân - một phát minh hết sức quý báu, quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái có thể cũng không gây nên sự ghê tởm gì lớn hơn quan hệ tình dục giữa những ngƣời khác thuộc những thế hệ khác nhau. Vì thế, Ph. Ăng-ghen đồng quan điểm với L.H. Moóc-gan về tình trạng quan hệ tình dục hỗn tạp đã tồn tại trong lịch sử gắn liền với những điều kiện sinh hoạt vật chất của con ngƣời và từ tình trạng tình dục hỗn tạp nguyên thủy đó chắc chắn đã phát triển thành các loại hình gia đình khác nhau.

Từ việc nghiên cứu lịch sử nguyên thủy cho thấy: gia đình là yếu tố năng động, thƣờng xuyên biến đổi khi xã hội phát triển từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao, tức từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã hội cao chứ không cố định. Những biến đổi đó diễn ra theo chiều hƣớng lúc đầu là quan hệ hôn nhân chung, tức là tình trạng trong đó những ngƣời chồng sống theo chế độ nhiều vợ, và vợ của họ cũng đồng thời sống theo chế độ nhiều chồng, và vì vậy, con cái chung đều coi là chung của cả hai bên. Tình trạng này đã trải qua một loạt những biến đổi làm cho số ngƣời mà quan hệ hôn nhân chung gắn bó với nhau, lúc đầu là rất đông, về sau ngày càng thu hẹp lại, cho đến lúc chuyển hẳn thành chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhƣ ngày nay. Đây chính là một quá trình vận động và phát triển rất lâu dài của lịch sử phát triển gia đình.

Nhƣ vậy, những điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. Ngƣợc lại, gia đình và trình độ phát triển của gia đình cũng có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con ngƣời, truyền chủng để bảo vệ nòi giống cũng nhƣ tái tạo ra sức lao động cho sản xuất xã hội. Từ đó, Ph. Ăng-ghen vạch rõ:

Nguồn gốc phát triển của các hình thức gia đình trong lịch sử là do sự tác động của quy luật đào thải tự nhiên và do sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của tâm lý đạo đức, tình cảm của con người. Do đó, gia đình chuyển từ gia đình huyết tộc sang gia đình pu-na-lu- an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng.

1.2.2. Những hình thức gia đình trong lịch sử

Trƣớc khi có những công trình của L.H. Moóc-gan, đặc biệt là trƣớc tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” của Ph. Ăng-ghen, sự biến đổi của các hình thức gia đình trong lịch sử vẫn là vấn đề bí ẩn đối với nhận thức của nhân loại. Những bí ẩn đó chỉ đƣợc thực sự khám phá khi phát hiện ra đƣợc yếu tố quyết định sự vận động của các gia đình trong lịch sử. Mà yếu tố quyết định sự vận động của các hình thức đó, theo Ph. Ăng-ghen chính là sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Sự phát triển của sản xuất, năng suất lao động và sự xuất hiện của sở hữu tƣ nhân là yếu tố cơ bản phá vỡ xã hội cũ dựa trên cơ sở những quan hệ thị tộc và thay thế nó là một xã hội mới dựa trên những quan hệ giai cấp, từ đó các hình thức gia đình cũng biến đổi theo. Hay nói nhƣ Ph. Ăng-ghen: “chế độ gia đình hoàn toàn bị quan hệ sở hữu chi phối” [5, tr. 44].

Trong tác phẩm của mình, Ph. Ăng-ghen xem xét sự phát triển của các hình thức gia đình trong tƣơng quan với những biến đổi của phƣơng thức sản

xuất ra của cải vật chất để từ đó đƣa ra những quan niệm khoa học về sự biến đổi của các hình thức gia đình từ chế độ mẫu quyền nguyên thủy đến gia đình hiện đại ngày nay. Để thực hiện việc nghiên cứu này, Ph. Ăng-ghen tiến hành so sánh, đánh giá và tổng hợp những nguồn tƣ liệu lớn nhƣ tài liệu do L.H. Moóc-gan cung cấp, những công trình nghiên cứu về thời kỳ cổ đại Hy Lạp, La Mã, Xla-vơ…

Qua khảo cứu lịch sử, Ph. Ăng-ghen nhận thấy, trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hôn, sau đó xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời kỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện.

Gia đình huyết tộc hay còn gọi là gia đình cùng dòng máu, là giai đoạn

đầu của gia đình, giai đoạn thấp của chế độ quần hôn. Nó đƣợc hình thành trên những cơ sở kết hôn của những ngƣời cùng thế hệ trong một huyết tộc, nghĩa là hôn nhân mang tính quần hôn giữa những ngƣời đàn ông và những ngƣời đàn bà có thể là anh em của nhau. “Hình thức điển hình của gia đình thuộc loại nhƣ thế có thể bao gồm con cháu của một cặp vợ chồng; từng đời con cháu của cặp vợ chồng đó đều là anh em, chị em với nhau và chính vì thế mà đều là vợ chồng với nhau” [5, tr. 67].

Trên thực tế thì gia đình huyết tộc đã tiêu vong từ rất lâu. Nhƣng hình thức gia đình đó nhất định đã tồn tại, bởi những hệ thống họ hàng còn đang tồn tại ở nhiều nơi biểu hiện những mức độ quan hệ huyết tộc chỉ có thể phát sinh dƣới hình thức gia đình đó mà thôi. Cũng nhƣ toàn bộ sự phát triển của gia đình sau này bắt buộc chúng ta phải thừa nhận điều đó nhƣ là giai đoạn tất yếu đầu tiên của thời kỳ tiền sử.

Gia đình huyết tộc ra đời dựa trên chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy. Dƣới chế độ kinh tế công xã nguyên thủy, tài sản thuộc về cộng đồng, chƣa có sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất nói riêng, tƣ hữu về tài sản nói chung. Mặt khác, trong gia đình huyết tộc, các con không thể biết chính xác đƣợc ai là bố đẻ của mình, trong khi có thể xác định một cách chắc chắn ngƣời mẹ. Do vậy, đây là một trong những nguyên nhân hình thành chế độ mẫu quyền.

Gia đình Pu-na-lu-an đƣợc coi là bƣớc tiến thứ hai trong tổ chức gia

đình. Đây là hình thức cổ điển của kết cấu gia đình, đƣợc hình thành trên những hình thức kết hôn tiến bộ hơn gia đình huyết tộc, đó là xoá bỏ hình thức kết hôn của những ngƣời cùng thế hệ. “Nếu bƣớc tiến đầu tiên trong tổ chức gia đình là hủy bỏ quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái, thì bƣớc tiến thứ hai là hủy bỏ quan hệ tình dục giữa anh em trai và chị em gái” [5, tr. 68]. Và vì những ngƣời này tuổi gần nhau hơn, nên bƣớc tiến thứ hai là vô cùng quan trọng, và cũng khó khăn hơn bƣớc tiến thứ nhất. Sự tiến bộ này đã dẫn đến sự ra đời đầu tiên của tổ chức xã hội thị tộc.

Ph. Ăng-ghen đồng ý với nhận xét của L.H. Moóc-gan cho rằng bƣớc tiến này là “một sự minh họa rất tốt về tác động của nguyên tắc đào thải tự nhiên” [5, tr. 68]. Chậm nhất là sau một vài thế hệ, mỗi gia đình nguyên thủy phải tự phân nhỏ ra, hình thành rất nhiều những gia đình pu-na-lu-an.

Đặc trƣng của hình thức gia đình pu-na-lu-an là “một số nhất định chị em gái cùng mẹ hoặc xa hơn… đều là vợ chung của những ngƣời chồng chung, trừ những anh em trai của họ ra; những ngƣời chồng đó… gọi nhau là “pu-na-lu-an”, nghĩa là bạn thân,… Cũng giống nhƣ thế, một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ không phải là chị em gái của họ, và những ngƣời vợ đó đều gọi nhau là pu-na-lu-an” [5, tr. 69-70].

Từ đặc trƣng đó cho thấy, trong gia đình pu-na-lu-an, con cái chỉ xác định đƣợc mẹ và ngƣời phụ nữ có vai trò quyết định đến sự tồn tại của gia đình. Do đó, khi phân tích sự tác động của yếu tố kinh tế đến sự biến đổi của các hình thức gia đình trong lịch sử, Ph. Ăng-ghen chỉ rõ rằng, kinh tế gia đình nguyên thủy chủ yếu dựa trên cơ sở của kinh tế hái lƣợm, ngƣời phụ nữ đóng vai trò chủ yếu thì quan hệ thân tộc chỉ đƣợc xác lập theo hệ mẹ. Và chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy đó chi phối tất cả các loại hình gia đình trong suốt thời đại mông muội và dã man.

Nhƣ vậy, hình thức gia đình huyết tộc là hình thức sơ khai của chế độ quần hôn; còn gia đình pu-na-lu-an là giai đoạn phát triển cao của chế độ đó. Nếu nhƣ hình thức gia đình huyết tộc là hình thức gia đình phù hợp với sự phát triển của con ngƣời, xã hội thời đại mông muội và du cƣ, thì hình thức gia đình pu-na-lu-an phù hợp với sự phát triển của con ngƣời, xã hội ở trình độ cao hơn, phải có những điểm cƣ trú tƣơng đối ổn định, đó là cộng sản nguyên thủy.

Gia đình cặp đôi là hình thức gia đình xuất hiện vào cuối thời kỳ mông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề gia đình trong tác phẩm nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nướcvới việc xây dựng gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 26)