Biến đổi về chức năng của gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề gia đình trong tác phẩm nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nướcvới việc xây dựng gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 74)

2.2. Xu hƣớng biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

2.2.2. Biến đổi về chức năng của gia đình

Gia đình Việt Nam hiện nay, về cơ bản, vẫn là mô hình gia đình truyền thống đa chức năng. Các chức năng cơ bản của gia đình nhƣ: chức năng tái sản xuất con ngƣời và sức lao động; chức năng kinh tế; chức năng giáo dục; chức năng tâm - sinh lý, tình cảm... ngày càng đƣợc đề cao và có điều kiện thực hiện tốt hơn, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống gia đình và kinh tế - xã hội đất nƣớc. Trong thời kỳ đổi mới, nội dung và phƣơng thức thực hiện các chức năng luôn luôn thay đổi để phù hợp với các yếu tố và điều kiện khách quan của môi trƣờng xã hội.

Sự biến đổi về chức năng tái sản xuất con người

Tái sản xuất ra con ngƣời là chức năng đặc biệt của gia đình. Việc thực hiện chức năng sinh sản, tái tạo nhằm duy trì và phát triển nòi giống đƣợc xem là mục đích xây dựng gia đình và là nhu cầu của các cặp vợ chồng đối với việc làm cha mẹ.

Trƣớc thời kỳ đổi mới, mức sinh ở nƣớc ta thƣờng rất cao, nhất là ở các vùng nông thôn. Tâm lý mong muốn có đông con xuất phát từ điều kiện tự nhiên nhƣ đất rộng, ngƣời thƣa, hay do tâm lý tiểu nông cần lao động trực tiếp, do những tập quán thói quen của xã hội nông nghiệp. Nhƣng, hiện nay, với quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, chức năng tái sản xuất ra con ngƣời đã có những biến đổi khác trƣớc.

Nếu trƣớc đây việc sinh đẻ tùy theo tâm lý, ý muốn riêng của gia đình, dòng họ..., thì ngày nay việc sinh đẻ của mỗi gia đình còn phụ thuộc vào ý thức xã hội, vào chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của đất nƣớc. Nếu trƣớc đây, tâm lý thích đông con, sinh con trai để nối dõi tông đƣờng là tiêu chuẩn đầu tiên của chức năng sinh sản, thì hiện nay, những quan niệm đó không còn đƣợc ƣu tiên bằng việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Tâm lý gia trƣởng “trọng nam, khinh nữ” cũng không còn nặng nề trong các gia đình trẻ ngày nay.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, việc chăm sóc sức khỏe của thai nhi và phụ nữ trong thời gian sinh sản đƣợc đặc biệt quan tâm. Đảng và Nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, cũng nhƣ tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cho ngƣời dân. Khoa học - công nghệ đã có những kỹ thuật hỗ trợ thụ thai trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo; thành lập các ngân hàng tinh trùng và ngân hàng phôi thai để

Những phƣơng pháp sinh sản mới theo xu hƣớng toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới đã có tác động tốt tới vai trò, chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam hiện nay. Nhƣng mặt trái của nó là sự lạm dụng trong việc lựa chọn thai nhi, làm mất cân bằng giới tính. Theo kết quả báo cáo của Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế, năm 2009, có 33/63 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/số trẻ gái đƣợc sinh ra) trên 110. Tỷ số giới tính khi sinh liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 107 năm 1999 lên 110 vào năm 2006, 111,6 năm 2007 và 112 năm 2008, vƣợt qua mức độ bình thƣờng của tự nhiên là 103 - 107.

Với tỷ số giới tính khi sinh bình quân cả nƣớc hiện nay là 112 trẻ trai/100 trẻ gái, đặc biệt, tỷ số giới tính khi sinh ở Hà Nội 6 tháng đầu năm 2011 đã lên tới 118 trẻ trai/100 trẻ gái, mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đã tƣơng đƣơng với Trung Quốc khi nƣớc này bƣớc vào mất cân bằng giới tính khi sinh năm 1989. Những hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhƣ: thay đổi cơ cấu dân số trong tƣơng lai, kéo theo đó là sự thay đổi cơ cấu nghề; thiếu hụt phụ nữ ở tuổi lập gia đình; gia tăng tội phạm liên quan đến lạm dụng tình dục, buôn bán phụ nữ... Do vậy, sự biến đổi về chức năng tái sản xuất con ngƣời của các gia đình cần có sự quan tâm, hƣớng dẫn, quản lý của các cơ quan chức năng có liên quan, cũng nhƣ của cộng đồng, để điều chỉnh hành vi sinh sản phù hợp với gia đình và xã hội.

Sự biến đổi về chức năng kinh tế

Trong lịch sử phát triển xã hội loài ngƣời, từ khi xuất hiện Nhà nƣớc, dù ở sơ khai hay hiện tại, gia đình đều đƣợc xem nhƣ là một đơn vị kinh tế. Chức năng kinh tế của gia đình đƣợc biểu hiện trên cả hai phƣơng diện sản xuất và tiêu thụ, nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của các thành viên trong

gia đình và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp, mỗi hộ gia đình tự đảm nhiệm trọn vẹn các khâu của quy trình sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Nhƣng, trong xã hội công nghiệp, chức năng sản xuất của gia đình thu hẹp dần và chức năng tiêu dùng lại có xu hƣớng tăng lên. Ở Việt Nam hiện nay, chức năng kinh tế của gia đình cũng không nằm ngoài xu hƣớng biến đổi này.

Ở phƣơng diện thứ nhất, trong thời kỳ bao cấp, chức năng sản xuất của gia đình mang tính hợp tác nông thôn. Nông nghiệp, buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, và chăn nuôi - sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Hoạt động kinh tế của gia đình bị thu hẹp đáng kể, so với các hoạt động kinh tế tập thể và nhà nƣớc. Vào thời điểm đó, trong điều kiện đất nƣớc ta chƣa có một nền sản xuất lớn, mức độ công nghiệp và đô thị hóa chƣa cao, quy luật cung cầu đƣợc tính theo bình quân chủ nghĩa. Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, việc giao đất, giao ruộng trở lại cho ngƣời dân, cũng nhƣ việc coi kinh tế “hộ gia đình” là một thành phần quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, bên cạnh những thành phần kinh tế khác làm cho kinh tế gia đình đƣợc cải thiện, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc.

Việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội chung với phát triển kinh tế gia đình đã tạo ra những biến đổi to lớn. Sau đổi mới, các nghề nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nghề truyền thống, chăn nuôi bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế hộ gia đình phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Thu nhập của các gia đình tăng lên, từ đó, đời sống của các gia đình Việt Nam đƣợc cải thiện cùng với quá trình đổi mới đất nƣớc. Tuy vậy, sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình Việt nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhiều hộ gia đình, nhất là ở các vùng

tiến... để nâng cao năng suất lao động; Chính sách, cơ chế quản lý kinh tế hộ gia đình của Nhà nƣớc còn nhiều sơ hở, buông lỏng dẫn đến việc nhiều gia đình làm giàu không chính đáng (buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, cho vay lãi suất cao...); Sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn cao...

Ở phƣơng diện thứ hai, chức năng tiêu dùng của gia đình trƣớc đây mang tính tự cung tự cấp, và đƣợc Nhà nƣớc bao cấp là chủ yếu. Sau đổi mới, do kinh tế phát triển nhanh, thu nhập của gia đình tăng lên, nên nhu cầu tiêu dùng của gia đình đã có những biến đổi khá rõ nét. Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng phục vụ giải trí, mua sắm, ăn uống... của ngƣời dân càng trở nên phổ biến. Điều đó chứng tỏ, cùng với xu hƣớng thu hẹp quy mô, các gia đình Việt Nam hiện nay đang có xu hƣớng tổ chức các sinh hoạt vật chất và tinh thần ở bên ngoài khuôn viên gia đình. Trong xã hội, đã có sự chuyển giao một phần việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình cho các dịch vụ xã hội.

Nếu trƣớc đây các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí thƣờng diễn ra trong nội bộ gia đình, dòng họ, hoặc những ngƣời hàng xóm lân cận, thì trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay, các hoạt động này thƣờng diễn ra ở bên ngoài gia đình (công viên, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, lễ hội...). Sự chuyển đổi này phản ánh thực trạng tăng cƣờng chức năng dịch vụ xã hội để đáp ứng nhu cầu, lối sống đô thị và dần thay thế chức năng tự dịch vụ của gia đình truyền thống. Tuy nhiên, những dịch vụ công cộng đã đáp ứng đƣợc một phần quan trọng cho nhu cầu vật chất, tinh thần của gia đình, nhƣng cũng chính nó lại làm cho tổ ấm gia đình trở lên lỏng lẻo, thiếu bền vững, làm giảm cơ hội để các thành viên trong gia đình cùng tham gia vào các hoạt động, và đó cũng là nguyên nhân của sự rạn nứt gia đình trong xã hội hiện đại. Thêm vào đó, các dịch vụ phát triển, mặc dù đáp ứng đƣợc một số nhu cầu cấp thiết của con ngƣời, nhƣng cũng chính từ các hiện tƣợng dịch vụ thiếu lành mạnh lại phát

sinh những nhu cầu thực dụng, lệch lạc, phi đạo đức... Do vậy, cần quản lý, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động dịch vụ xã hội để các hoạt động đó trở thành một khâu quan trọng trong việc hỗ trợ cho chức năng tiêu dùng đang ngày một phát triển của gia đình.

Sự biến đổi về chức năng giáo dục

Nuôi dƣỡng và giáo dục gia đình là một bộ phận quan trọng của giáo dục xã hội. Chức năng nuôi dƣỡng, giáo dục của gia đình không chỉ là quan hệ tình cảm, huyết thống, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình. Điều 34, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi rõ: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thƣơng yêu, trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành ngƣời con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”.

Giáo dục gia đình chủ yếu đƣợc thực hiện bằng tình cảm, thông qua cách thức tổ chức đời sống gia đình, quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ và cơ bản là dựa trên nền tảng của sự gƣơng mẫu, nêu gƣơng của các bậc ông bà, cha mẹ. Do vậy, giáo dục gia đình thƣờng sử dụng các phƣơng pháp đơn giản nhƣ: khuyên bảo, thuyết phục, đó là vừa dạy vừa dỗ vừa phân tích, diễn giải, chỉ bảo, khuyên nhủ; tập luyện, xây dựng thói quen, tạo lập nếp sống nề nếp tốt đẹp; cổ vũ, khích lệ, khen thƣởng kịp thời những cố gắng, những thành tích đạt đƣợc dù là rất nhỏ; và, kỷ luật, răn đe, trừng phạt nghiêm khi trẻ có sai phạm, không nghe lời...

Trƣớc thời kỳ đổi mới và trong xã hội Việt Nam truyền thống, chức năng giáo dục trẻ em trƣớc hết thuộc về gia đình. Gia đình là trung tâm của việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Bài học đầu tiên của mỗi con ngƣời học trên

và cộng đồng tạo nên một cơ cấu chung chăm sóc, dạy dỗ bằng những bài học kinh nghiệm của thế hệ trƣớc về kiến thức cuộc sống, những kinh nghiệm lao động sản xuất, những giá trị văn hóa truyền thống đƣợc đúc kết thành những di sản quý báu của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Hạn chế của thời kỳ này, đó là, quan niệm của nhiều gia đình còn bất bình đẳng giữa nam và nữ, họ chỉ đầu tƣ cho con trai đi học là chủ yếu. Ngoài ra, quan niệm, thái độ, lối sống, cách ứng xử, hành vi đạo đức, tính cách, năng lực, công việc... của cha mẹ để lại dấu ấn sâu nặng đối với con cái của mỗi gia đình. Và ở một khía cạnh nhất định, điều này làm hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc tác động mạnh mẽ làm cho chức năng nuôi dƣỡng, giáo dục của gia đình cũng diễn ra sự biến đổi theo nhiều xu hƣớng. Những gia đình có trách nhiệm với con cái, do ý thức đầy đủ về vai trò của giáo dục gia đình, đã tìm mọi phƣơng thức, biện pháp để tác động con cái theo hƣớng tích cực. Ví dụ, thông qua sinh hoạt gia đình để chuyển tải các nội dung văn hóa gia đình truyền thống đến con cái nhƣ tính thật thà, nhân ái, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu lao động... và ở đó, bố mẹ luôn là những tấm gƣơng sáng, những chuẩn mực thuyết phục đối với con cái. Những gia đình này thƣờng có sự kết hợp chặt chẽ giữa các môi trƣờng giáo dục: gia đình - nhà trƣờng - xã hội, họ biết phân phối thời gian hợp lý để có điều kiện chăm sóc, giáo dục con cái.

Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, có những nhóm gia đình quá tập trung vào lợi ích kinh tế và tự do cá nhân dẫn đến sự thiếu quan tâm, vô trách nhiệm, hoặc quá nuông chiều, buông lỏng quản lý, phó mặc chức năng giáo dục con cái cho nhà trƣờng và xã hội. Một số gia đình chỉ coi trọng việc giáo dục con cái về mặt văn hóa, trí tuệ, song lại coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, rèn luyện lao động chân tay, phát triển toàn diện. Một vấn

đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay là một bộ phận gia đình chạy đua theo tham vọng, mong muốn thái quá của các bậc cha mẹ, nên dồn sức quá đáng vào việc học hành của con cái, dẫn đến tình trạng trẻ con bị "nhồi nhét" kiến thức sách vở quá tải, không có thời gian dành cho các hoạt động lành mạnh khác. Đó là những tác động tiêu cực đến sự trƣởng thành, phát triển toàn diện và hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.

Sự biến đổi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý

Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thƣơng, gắn bó giữa các thành viên của gia đình. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho mọi ngƣời trƣởng thành, vững tin bƣớc vào cuộc sống, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trƣớc những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác... nhiều khi có thể đƣợc giải quyết đƣợc trong một môi trƣờng gia đình hoà thuận. Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm - sinh lý giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái... làm cho mỗi thành viên có điều kiện sống lạc quan, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần, đó chính là những tiền đề cần thiết cho một thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình và xã hội.

Quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc ở Việt Nam đã có tác động làm biến đổi chức năng này của gia đình theo các xu hƣớng khác nhau, chủ yếu tập trung ở hai nhóm: nhóm gia đình đáp ứng, thỏa mãn đƣợc những nhu cầu tâm - sinh lý của các thành viên và nhóm gia đình ít quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý của các thành viên.

cảm, chia sẻ lẫn nhau trong gia đình luôn là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày. Những công việc quan trọng của gia đình thƣờng đƣợc đƣa ra trao đổi, bàn bạc dân chủ, không mang tính gia trƣởng, áp đặt. Đó chính là môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề gia đình trong tác phẩm nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nướcvới việc xây dựng gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 74)