2.2. Xu hƣớng biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
2.2.1. Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình
Sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay, trƣớc hết, đƣợc thể hiện trong biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình. Loại hình gia đình rất phong phú, nhƣng gia đình hạt nhân - loại gia đình tiên tiến, phù hợp với xã hội hiện đại - mang tính phổ biến. Quy mô của gia đình rất đa dạng, nhƣng số gia đình hai thế hệ chiếm tỷ lệ cao nhất với số ngƣời trong gia đình trung bình là trên/dƣới 4 ngƣời. Trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ hôn nhân về cơ bản do tình yêu của đôi nam - nữ quyết định. Hôn nhân đƣợc sự đồng ý của cha mẹ, sự công nhận của pháp luật và lễ cƣới đƣợc tổ chức theo nghi thức đời sống mới. Tuổi kết hôn của cả nam và nữ đều có xu hƣớng tăng cao và sau khi kết hôn, đôi vợ chồng thƣờng có nơi ở riêng và số con của mỗi cặp vợ chồng đa số chỉ là trên/dƣới 2 con. Mặc dù, trong gia đình, vị trí, vai trò của ngƣời đàn ông vẫn đƣợc đề cao và cha mẹ vẫn có nhiều quyền uy đối với con cái, nhƣng nhìn chung, các mối quan hệ trong gia đình hiện nay đã mang tính chất tự do, dân chủ và bình đẳng [xin xem: 42, tr. 38].
Trƣớc đây, ở Việt Nam, cũng nhƣ những nƣớc kém phát triển, với nền tảng kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tổ chức gia đình phổ biến là gia đình mở rộng, trong đó tồn tại nhiều thế hệ các thành viên cùng sống và làm việc với nhau. Sự phân công lao động trong gia đình truyền thống Việt Nam, với đặc thù của nền nông nghiệp lúa nƣớc, là hết sức chặt chẽ và khoa học. Mỗi ngƣời đƣợc phân công một nhiệm vụ nào đó trong chuỗi sản xuất phù hợp với lứa tuổi, sức lực, điều kiện thời tiết... Ví dụ, đàn bà gặt, đàn ông
kéo xe, hoặc mò cua bắt ốc để cải thiện bữa ăn, ngƣời già trông nhà, làm việc bếp núc, phơi phóng... Có thể nói, câu ca dao: “Trên đồng cạn, dƣới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”, hay câu thơ: “Hôm qua anh đến chơi nhà/Thấy mẹ dệt vải, thấy cha đi bừa/Thấy nàng mải miết xe tơ/Thấy cháu i tờ ngồi học bi bô...” đã phản ánh khá chân thực và sinh động đời sống cũng nhƣ sự phân công lao động trong gia đình Việt Nam xƣa. Những quan hệ gần gũi, gắn bó trong gia đình đó đã góp phần vào việc duy trì sự ổn định lâu dài của kiểu gia đình truyền thống dƣới chế độ phong kiến. Nhƣng mặt hạn chế của nó là tham gia vào quá trình kìm hãm năng lực phát triển của các cá nhân, cả về trí tuệ và sự tham gia công việc xã hội.
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, trình độ kinh tế - xã hội phát triển, có sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ngày càng nhanh chóng và kết quả của chƣơng trình sinh đẻ có kế hoạch đã tác động, làm biến đổi về quy mô và kết cấu của gia đình Việt Nam. Mặt khác, do trình độ học vấn và trình độ văn hóa của các thành viên trong gia đình không ngừng đƣợc cải thiện, khiến cho mức độ tăng thêm số lƣợng gia đình chậm lại, quy mô gia đình ngày càng nhỏ đi.
Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu “tam, tứ, ngũ đại đồng đƣờng”, có khi tới hơn chục ngƣời cùng chung sống trong một ngôi nhà dần đƣợc thay thế bằng mô hình gia đình ít ngƣời, còn gọi là gia đình hạt nhân, thƣờng chỉ có hai thế hệ cha mẹ - con cái, hoặc có thể đến thế hệ thứ ba, mà rất hiếm gia đình có 4 - 5 thế hệ cùng chung sống, mặc dù, tuổi thọ trung bình của con ngƣời ngày nay đã cao hơn trƣớc rất nhiều.
Theo số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và ngƣời phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta thấy gia đình hạt nhân
đang là loại gia đình phổ biến nhất ở nƣớc ta hiện nay: “gia đình hạt nhân chiếm tỷ lệ 78%..., gia đình 3 thế hệ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là 18,2%..., gia đình 4 thế hệ chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể (0,5%)...” [25, tr. 73]. Tuy vậy, quy mô hộ gia đình ở các vùng miền cũng khác nhau, do ảnh hƣởng của trình độ dân trí, đặc điểm về kinh tế xã hội, phong tục tập quán và đặc trƣng văn hóa. Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, quy mô hộ gia đình trung bình là 4,1 ngƣời, thấp nhất trong cả nƣớc. Vùng Tây Bắc có quy mô hộ gia đình trung bình cao nhất, trên 5 ngƣời/hộ, trong đó có một số dân tộc ở miền núi phía Bắc có quy mô hộ gia đình lớn hơn rất nhiều so với quy mô hộ trung bình của cả nƣớc.
Thực tế, quy mô gia đình thu hẹp có sự tác động trực tiếp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trƣờng. Sự biến đổi về quy mô gia đình ở Việt Nam là phù hợp với quy luật khách quan do sự chuyển đổi của công nghiệp hóa, của bƣớc chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Khi đó, có rất nhiều vấn đề nảy sinh bắt buộc các gia đình phải thay đổi quy mô, cơ cấu của mình. Và kiểu gia đình chỉ gồm cha mẹ và một vài đứa con trở thành mô hình chuẩn trong các nƣớc công nghiệp.
Xu hƣớng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hƣớng gia tăng vì nhiều ƣu điểm và lợi thế của nó. Trƣớc hết, gia đình hạt nhân tồn tại nhƣ một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Sự thu hẹp quy mô gia đình tạo điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng giới, giảm bớt những mâu thuẫn và xung đột phát sinh từ việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tƣơng đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Ở đó, cá nhân tính đƣợc đề cao. Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhân đƣợc coi là một yếu tố biểu hiện chất lƣợng cuộc sống gia đình.
ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi ngƣời đều có bản sắc của riêng mình. Đó cũng chính là con ngƣời mới mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta đang hƣớng đến.
Tuy nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu nhất định. Tự do cá nhân đƣợc đề cao, cùng với sự ra đời của các phƣơng tiện truyền thông mới nhƣ điện thoại, in-ter-net... càng làm cho xu hƣớng cá nhân hóa mạnh mẽ hơn. Điều này dẫn đến các mối liên hệ trong gia đình trở lên lỏng lẻo hơn, khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế. Ảnh hƣởng của các thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả năng bảo lƣu các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình. Sự thu hẹp quy mô gia đình theo xu hƣớng con cái khi có gia đình riêng sống tách rời cha mẹ đã khiến ngƣời già có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh cô đơn và khó khăn về kinh tế. Ngoài ra, sự phát triển của xã hội theo hƣớng “mở” cũng đặt gia đình Việt Nam trƣớc những nguy cơ bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, mại dâm, trẻ lang thang... Do vậy, để củng cố sự bền vững của gia đình, chúng ta cần có nhiều hình thức hoạt động để nâng cao ý thức của công dân về vai trò, tầm quan trọng của gia đình, ý thức về việc xây dựng gia đình văn minh, bền vững.