2.3. Vận dụng tƣ tƣởng của Ph.Ăng-ghen trong xây dựng gia đìn hở Việt Nam
2.3.2. Hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về xây dựng gia
chúng ta cần tiếp thu các giá trị văn hóa gia đình tiến bộ, nhân văn của các dân tộc khác, nhƣ sự tôn trọng quyền bình đẳng, dân chủ trong quan hệ của các thành viên, sự tôn trọng nhân phẩm cá nhân, đặc biệt đối với phụ nữ, ngƣời trẻ tuổi, con cái trong gia đình... Đồng thời, cần chống lại ảnh hƣởng tiêu cực của văn hóa gia đình từ bên ngoài tác động đến văn hóa gia đình Việt Nam. Đó là việc làm phù hợp với sự vận động và phát triển tất yếu của xã hội.
2.3.2. Hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về xây dựng gia đình dựng gia đình
luật thừa nhận và bảo vệ thì tình yêu và hôn nhân tự do trở thành những quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con ngƣời. Pháp luật không chỉ xác định địa vị bình đẳng của hai bên nam nữ trong quan hệ tình yêu và hôn nhân, những quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, giữa họ với bố mẹ, con cái và các thành viên khác trong gia đình, mà còn quy trách nhiệm của nhà nƣớc và xã hội trong việc bảo vệ quyền tự do yêu đƣơng, tự do kết hôn của con ngƣời và cuộc sống gia đình của họ.
Trong giai đoạn đổi mới đất nƣớc, cùng với xu hƣớng biến đổi của gia đình, cần pháp luật hóa và tăng tính thực thi những điều khoản cụ thể về vấn đề gia đình, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của gia đình Việt Nam. Xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách về gia đình hiện nay rất cần sự mở rộng hiệu lực của việc chấp hành pháp luật, tăng cƣờng giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp luật để giác ngộ mỗi thành viên của gia đình tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân.
Hiện nay, chúng ta đã có Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2000); Pháp lệnh dân số (2003); Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 2004); Luật Bình đẳng giới (năm 2007); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2008); Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020... Tuy nhiên, gia đình luôn luôn vận động và biến đổi theo sự vận động của xã hội, vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc cần tiếp tục ban hành, bổ sung những chính sách mới phù hợp với điều kiện xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo hành lang pháp lý để hỗ trợ và phát triển gia đình. Các văn bản luật phải đƣợc xây dựng đồng bộ, chính xác, cụ thể và phải đƣợc thực thi nghiêm chỉnh [xin xem: 37, tr. 10].
Trƣớc hết, để đẩy mạnh công tác gia đình, cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực gia đình;
Tiếp tục xây dựng chiến lƣợc phát triển hàng năm, dài hạn, chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các dự án về lĩnh vực gia đình; Ban hành quy định về việc thu thập, lƣu trữ thông tin về lĩnh vực gia đình... Từ đó, tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển nghiên cứu, lý luận về gia đình.
Để thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, cần đƣa ra những chính sách cụ thể để phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo an sinh xã hội, nhƣ: bảo đảm tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh, xử phạt tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ chƣa thành niên, quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của ngƣời cao tuổi và trách nhiệm của con cháu trong gia đình, trách nhiệm của xã hội đối với ngƣời cao tuổi… Đặc biệt, cần gắn các phong trào xây dựng và phát triển gia đình với các phong trào khác trong khu dân cƣ, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để đẩy mạnh không khí thi đua trong nhiều lĩnh vực, ví dụ nhƣ: cần có quy định về thi đua - khen thƣởng trong thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, lồng ghép danh hiệu gia đình văn hóa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua hằng năm của từng cá nhân, từng tập thể, có sự kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp...
Để pháp luật nói chung, pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng đƣợc đi vào đời sống xã hội, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện các văn bản luật, các chủ trƣơng, chính sách về xây dựng gia đình, cần làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều nội dung, phƣơng pháp đa dạng, phong phú và hiệu quả. Qua đó, nhằm nâng cao hiểu biết về các văn bản pháp luật, cùng các kiến thức, kỹ năng về cuộc sống gia đình trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trƣớc yêu cầu đổi mới của thời đại [xin xem: 37, tr. 10]. Trên thực tế, việc tuyên truyền, giáo dục Luật Hôn nhân và gia đình chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và rộng rãi, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... Vì vậy,
(đánh đập vợ, chồng, con cái, ngƣợc đãi cha mẹ già yếu... ) lại không hiểu hành vi của mình là phạm tội, ngƣời bị hại lại cam chịu, chấp nhận cho rằng đó là do số phận của mình phải chịu đựng. Do vậy, việc giáo dục ngƣời dân có ý thức sống và làm việc theo pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ban hành luật là cần thiết, nhƣng chú ý đến hiệu quả thực thi luật lại càng quan trọng hơn. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đây là việc làm giúp cho các điều khoản luật đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình ngày càng ổn định, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.