2.3. Vận dụng tƣ tƣởng của Ph.Ăng-ghen trong xây dựng gia đìn hở Việt Nam
2.3.3. Tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò của phụ nữ trong
người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội
Theo Ph. Ăng-ghen để có quan hệ gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tạo nên cuộc sống hôn nhân bền vững thì phải có sự bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa nam và nữ, ngƣời phụ nữ cần đƣợc giải phóng và phát huy vai trò của mình trong gia đình cũng nhƣ trong xã hội.
Một trong những vấn đề còn hạn chế của công tác gia đình hiện nay chính là vấn đề bình đẳng giới. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta trong thời gian gần đây đã có nhiều biện pháp, chiến lƣợc nhằm cải thiện và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng bình đẳng giới ở Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ XI đã đƣa ra các giải pháp nhằm tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới, đó là: “Xây dựng và triển khai chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học
tr. 231]. Đồng thời: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nƣớc. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.” [15, tr. 243].
Thực tế cho thấy, “hiện nay, phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng so với nam giới, do vậy, họ chƣa phát huy hết vai trò của bản thân trong xây dựng gia đình, đồng thời hạn chế sự đóng góp của họ cho toàn xã hội. Phụ nữ cần tiếp tục đƣợc giải phóng, đƣợc chia sẻ về công việc gia đình, hỗ trợ về các dịch vụ gia đình để họ có thời gian phát triển sự nghiệp” [37, tr. 10]. Để đạt đƣợc điều này, cần đề ra những chính sách và giải pháp cụ thể, chứ không đơn giản chỉ là thể hiện sự quan tâm hay nêu ra những khẩu hiệu.
Muốn phát huy vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình, trƣớc hết phải thay đổi nhận thức, phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và khả năng của ngƣời phụ nữ. Đấu tranh loại bỏ những tƣ tƣởng gia trƣởng, cổ hủ, những tâm lý, thói quen lạc hậu đánh giá sai về vị trí, vai trò của ngƣời phụ nữ. Mặt khác, phải tuyên truyền, vận động để chính ngƣời phụ nữ biết tự vƣơn lên, xóa bỏ tâm lý tự ti, mặc cảm của bản thân, tƣ tƣởng “an phận thủ thƣờng”, cam chịu và thụ động, tự “trói buộc", tự “bỏ quên” hay “từ chối" những quyền mà pháp luật, xã hội đã tạo điều kiện và cơ hội cho mình. Ngƣời phụ nữ cần có ý chí, nghị lực trong học tập, rèn luyện, tự nâng cao trình độ, năng lực để biết cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống gia đình một cách hợp lý và khoa học, biết phân công công việc cho các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi, khả năng của mỗi ngƣời. Đối với ngƣời đàn ông trong gia đình, cần xóa bỏ những
cùng với ngƣời phụ nữ. Từ đó, xây dựng quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng, cùng tham gia công việc xã hội, công việc gia đình, cùng nuôi dạy con cái, cùng quyết định các công việc hệ trọng của gia đình. Vợ chồng cần có tinh thần tƣơng trợ lẫn nhau cả về quyền lợi lẫn trách nhiệm, cùng góp sức, tự nguyện, tự giác để xây dựng cuộc sống gia đình ổn định, êm ấm. Vợ chồng biết tôn trọng, thƣơng yêu nhau, lấy tình nghĩa làm chỗ dựa để cùng phấn đấu xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.
Tuy nhiên, giải phóng phụ nữ triệt để, thực hiện sự bình quyền, thì không có nghĩa là chỉ thực hiện một sự phân công mới, bình đẳng giữa vợ và chồng trong những công việc gia đình. Điều căn bản là cần phải có sự phân công sắp xếp lại lao động của toàn xã hội, đƣa phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề hơn nữa. Cần phát triển hệ thống dịch vụ gia đình nhƣ ngƣời giúp việc, trƣờng mầm non, cơ sở y tế thuận tiện, hiện đại... để giảm thiểu gánh nặng của công việc gia đình thƣờng nhật, chăm lo con cái cho chị em phụ nữ. Từ đó, ngƣời phụ nữ mới có điều kiện học tập nâng cao trình độ mọi mặt và tham gia vào tất cả lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng thực sự của phụ nữ là cuộc đấu tranh tƣ tƣởng lâu dài, khó khăn để xóa bỏ những tƣ tƣởng lạc hậu, bảo thủ đã tồn tại dai dẳng trong quan niệm của nhân dân ta. Cuộc cách mạng này không thể dùng sức mạnh bạo lực mà đấu tranh. Mà vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật... Phải cách mạng từng ngƣời, từng gia đình cho đến toàn dân. Trên tinh thần đó, muốn biến quyền bình đẳng giữa nam và nữ từ một luật lệ trở thành hiện thực trong cuộc sống, biến ý thức tôn trọng phụ nữ thành nếp sống đạo đức của mọi ngƣời, thì cần phải có sự nỗ lực hết sức to lớn của toàn dân nói chung và của tất cả phụ nữ nói riêng. Cụ thể nhƣ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật, nâng cao dân trí đối với những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến vấn đề gia đình và bình đẳng giới; Phòng chống bạo lực gia đình; Vận động tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động nâng cao chất lƣợng cuộc sống của gia đình; Tạo dƣ luận xã hội rộng rãi lên án những hành vi bạo lực gia đình, ủng hộ những tấm gƣơng “giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà” nhằm khắc phục định kiến về giới...
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc”, Ph. Ăng-ghen đã phân tích, chứng minh một cách khoa học rằng: chỉ khi nào các tƣ liệu sản xuất đƣợc chuyển thành tài sản xã hội thì hôn nhân mới có điều kiện thể hiện đúng bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại trên cơ sở tình yêu chân chính của nam và nữ. Đồng thời, cùng với việc xóa bỏ chế độ tƣ hữu, thực hiện công hữu hóa các tƣ liệu sản xuất và sự phát triển của nền đại công nghiệp sẽ tạo điều kiện giải phóng ngƣời phụ nữ, xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hòa thuận.
Trên cơ sở những quan điểm của Ph. Ăng-ghen về hôn nhân và gia đình, cùng với sự vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xã hội của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã hình thành và phát triển những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách về thực hiện hôn nhân và gia đình Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.
Công cuộc đổi mới đất nƣớc mà Đảng ta tiến hành hơn hai mƣơi lăm năm qua đã có những tác động to lớn làm biến đổi gia đình Việt Nam trên nhiều phƣơng diện và xu hƣớng khác nhau cả về quy mô, kết cấu, chức năng của gia đình, cũng nhƣ vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình hiện nay. Vận dụng tƣ tƣởng của Ph. Ăng-ghen về vấn đề gia đình, về mối quan hệ biện
ấm, tiến bộ, hạnh phúc trong điều kiện mới, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện những giải pháp và chính sách đồng bộ. Trong đó, cần tập trung vào các giải pháp nhƣ: Tạo lập các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển gia đình, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề gia đình, kế thừa văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Hoàn thiện, bổ sung thể chế pháp luật, chính sách về gia đình; Tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới... Mỗi giải pháp có vai trò, vị trí, đặc trƣng riêng, nhƣng nằm trong một chỉnh thể thống nhất, đều cần thiết cho quá trình xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam. Tuy vậy, vấn đề quan trọng là những giải pháp nêu trên cần phải cụ thể hóa trong từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thể với tinh thần sáng tạo, đổi mới phù hợp thì mới phát huy đƣợc tác dụng và đem lại hiệu quả mong muốn.
KẾT LUẬN
Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” đƣợc Ph. Ăng-ghen viết trong hai tháng, từ cuối tháng ba đến cuối tháng năm năm 1884. Quá trình viết tác phẩm này, Ph. Ăng-ghen dựa trên cơ sở bản ghi chép của C. Mác, những tài liệu của L.H. Moóc-gan và nhiều nguồn tài liệu phong phú khác. Trong đó, Ph. Ăng-ghen phân tích theo quan điểm mác-xít lịch sử của xã hội loài ngƣời, sự xuất hiện những giai cấp đối kháng và nền thống trị có tính chất giai cấp; “làm sáng tỏ sự phụ thuộc của sự thay đổi các hình thức gia đình qua các hình thái kinh tế - xã hội trên cơ sở phát triển lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất tƣơng ứng; vạch ra những mâu thuẫn vốn có của gia đình trong xã hội có giai cấp” [2, tr. 14]; nêu lên nguồn gốc, đặc trƣng, bản chất giai cấp của nhà nƣớc cùng với việc thủ tiêu chế độ tƣ hữu; vạch ra những nét cơ bản của các tiền đề kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa - cơ sở của sự mất đi giai cấp, mất đi nhà nƣớc nói chung.
Với những quan điểm khoa học và tƣ tƣởng cách mạng triệt để, tác phẩm góp phần quan trọng trong việc giáo dục và trang bị lý luận khoa học cho giai cấp công nhân quốc tế, đáp ứng nhu cầu lý luận, hƣớng dẫn thực tiễn đấu tranh lúc bấy giờ; và ngày nay, nội dung và ý nghĩa của tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị, nhất là những tri thức về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ở đây, lần đầu tiên, lý luận về gia đình đƣợc trình bày một cách hệ thống và khoa học, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra hôn nhân và gia đình là những hiện tƣợng phát sinh trong quá trình phát triển của loài ngƣời. Cũng nhƣ những hiện tƣợng xã hội khác, hôn nhân và gia đình chịu sự tác động có tính quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội. Do vậy, lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời gắn liền với quá trình phát sinh, thay đổi những hình thái hôn nhân và gia đình. Từ khi xuất hiện Nhà nƣớc, sự
làm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật. Quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ thể hiện ý chí của cá nhân mà còn mang ý chí của Nhà nƣớc. Ngƣời nêu rõ, trong xã hội có giai cấp, hôn nhân đều dựa trên địa vị giai cấp của đôi bên và vì vậy, hôn nhân luôn luôn là hôn nhân có tính toán. Chỉ có trong giai cấp vô sản thì tình yêu và hôn nhân mới trở thành những quyền cơ bản của con ngƣời - quyền đƣợc tự do yêu đƣơng và tự do kết hôn, và vì thế “hôn nhân của ngƣời vô sản là hôn nhân của một vợ một chồng theo nghĩa ngữ nguyên, chứ tuyệt nhiên không phải là theo nghĩa lịch sử của danh từ đó” [5, tr. 113-114].
Từ quan điểm duy vật về lịch sử và sự phân tích, chứng minh một cách khoa học, Ph. Ăng-ghen đã đƣa ra những dự báo về sự biến đổi của gia đình trong tƣơng lai, mà ở đó tình yêu và hôn nhân là những nhu cầu bức thiết của con ngƣời tự do và là cơ sở, nền tảng để xây dựng gia đình một vợ một chồng hạnh phúc, bền vững.
Vận dụng tƣ tƣởng của Ph. Ăng-ghen về vấn đề gia đình trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã sớm nhận thức rất rõ vị trí, vai trò đặc biệt của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và của xã hội. Ngay từ khi ra đời, và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc luôn nhấn mạnh, quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Những chủ trƣơng, chính sách về hôn nhân - gia đình ngày càng thể hiện đầy đủ cùng với các quá trình cách mạng của đất nƣớc. Trên cơ sở những tƣ tƣởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đặc biệt là những tƣ tƣởng của Ph. Ăng- ghen về vấn đề gia đình, Đảng và Nhà nƣớc đã có sự định hƣớng vững chắc, từ đó đề ra chủ trƣơng, chính sách đúng đắn cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài ngƣời.
Sau hai mƣơi lăm năm đổi mới đất nƣớc, gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc trên các phƣơng diện và xu hƣớng khác nhau từ quy mô, kết cấu đến các chức năng của gia đình và vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình và xã hội... Đời sống vật chất và tinh thần của gia đình Việt Nam đƣợc cải thiện đáng kể, những tiến bộ trong quan niệm về bình đẳng, bình quyền, việc loại bỏ những tập tục, chuẩn mực lạc hậu trong xã hội cũ đã tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nữ giới đƣợc phát triển và nâng cao vị thế của mình. Tuy vậy, mặt trái của những biến đổi kinh tế - xã hội đó cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của gia đình Việt Nam hiện nay. Sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tình trạng ly hôn, ly thân gia tăng, đạo đức, lối sống thực dụng, văn hóa ứng xử xuống cấp... là những nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của gia đình. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc, nghiên cứu chuyên sâu để đƣa ra những giải pháp hiệu quả trong xây dựng gia đình Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của giai đoạn phát triển đất nƣớc.
Trên đây là nội dung đề tài “Vấn đề gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay” tác giả nghiên cứu để thực hiện Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học. Do điều kiện nghiên cứu, tiếp cận và khả năng của tác giả còn hạn chế, luận văn này mới chỉ là kết quả bƣớc đầu về một đề tài mới và phức tạp. Tác giả luận văn rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, các chuyên gia và đồng nghiệp để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đạt chất lƣợng cao hơn về chủ đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU SÁCH, BÁO
1. Lê Ngọc Anh (2005), Quan niệm của Ph.Ăng-ghen về tình yêu hôn nhân và gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc”, Tạp chí Triết học, số 11, tr. 25-29.
2. Lê Trọng Ân (2004), Tìm hiểu tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Mai Huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
(Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6. Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch (2008), Vấn đề triết học trong tác
phẩm của C. Mác - Ph. Ăng-ghen - V.I. Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.