Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống Dâu thu hoạch quả tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 33)

* Chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm như nhau, bao gồm:

+ Về sinh trưởng:

- Chiều dài chồi (cm) mỗi CT chọn ngẫu nhiên 3 cây mỗi cây chọn 3 chồi để theo dõi và đánh giá số chồi

- Số lá trên chồi mỗi CT chọn 3 cây ngẫu nhiên mỗi cây chọn 3 chồi tiến hành đếm số lá xuất hiện trên chồi từ lúc đốn xong vụ xuân đến vụ thu và kết thúc đợp đốn tiếp theo

- Số chồi trên cành chọn ngẫu nhiên 3 cây mỗi cây chọn 3 cành tiến hành đếm số chồi xuất hiện trên mỗi cành.

- Định kỳ theo dõi 10 ngày/lần theo dõi.

* Về khả năng ra đậu quả:

ra quả, số quả chín thu hoạch.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc đợt quả +Về tình hình sâu bệnh hại:

- Sâu cuốn lá: Mỗi CT chọn ra 3 cây mỗi cây chọn 3 chồi để theo dõi, đếm số lá bị sâu cuốn trên tổng số lá của chồi.

Số lá bị hại

 Tỷ lệ sâu cuốn lá (%) = --------------------------- × 100% Tổng số lá điều tra

- Sâu đục thân: Đếm số gốc cây bị sâu đục thân trên các công thức. Số cây bị hại

 Tỷ lệ sâu đục thân (%) = --------------------- × 100% Tổng số cây điều tra

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN

Để tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Dâu quả dài. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu lực của các cơng thức phân bón khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành ở ngồi đồng ruộng, kết quả được trình bày dưới đây

4.1 Điều kiện tự nhiên xã Việt Thành huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Trấn Yên là một huyện miền núi nằm sâu trong nội địa về phía đơng nam của tỉnh Yên Bái. Trấn Yên là vùng chuyển tiếp từ trung du lên miền núi với độ cao trung bình từ 100 - 200m so với mặt nước biển. Địa hình cao dần từ đơng nam lên tây bắc, các xã phía nam có địa hình phần lớn là đồi bát úp, đỉnh bằng sườn thoải thuận tiện cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp. Các xã nằm dưới chân núi con voi và dãy Pú Lng có địa hình phức tạp, chia cắt núi đồi xen lẫn với thung lũng sâu có độ dốc lớn nên khó khăn cho đi lại và giao lưu kinh tế.

Là khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh, khơ hạn và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, Trấn Yên: “tháng Giêng mưa nhiều, tháng 2, tháng 3 khí trời ấm áp, tháng 5, tháng 6 nóng bức, tháng 7 tháng 8 mưa nhiều, thỉnh thoảng có bão, tháng 10 bắt đầu hết sấm, tháng 11 gió rét, tháng 12 giá buốt.

Ngày nay, khí hậu Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc đó là nhiệt đới gió mùa được hình thành dưới sự tác động kết hợp của những nhân tố về nhiệt đới (gió mùa, chế độ bức xạ) và nhân tố gió mùa trong khu vực Đông Nam Á. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (23 - 24ºC). Gió thịnh hành là gió mùa đơng bắc và gió mùa đơng nam. Khí hậu nơi đây chia làm hai mùa rõ rệt: mùa

lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vùng thấp kéo dài khoảng 4 tháng, vùng cao mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn nên dài hơn vùng thấp, vùng cao từ 1.500m trở lên hầu như khơng có mùa nóng, nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20ºC, có nơi có hiện tượng sương muối, băng tuyết, thường bị hạn hán vào đầu mùa lạnh và cuối mùa thường có mưa phùn. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25ºC, tháng nóng nhất là 37 - 38ºC, mùa nóng cũng chính là mùa mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.200mm/năm và thường kéo theo gió xốy, mưa to gây ra lũ quét ngập lụt… Độ ẩm trung bình là 85 - 87%, cao nhất 97% thấp nhất 67%.

Nhìn chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất là với sản xuất nông nghiệp. Lượng bức xạ phong phú nền nhiệt lượng cao là thuận lợi đối với việc tạo ra sinh khối lớn giúp cho cây trồng phát triển, cây ăn quả và cây lương thực ngắn ngày quay vòng nhanh, các ngành khai thác và chế biến gặp nhiều thuận lợi, các ngành du lịch và giao thơng có thể hoạt động quanh năm. Khí hậu mát ở vùng cao cho phép trồng cây dược liệu quý như quế và chăn ni gia súc có sừng. Bên cạnh những thuận lợi kể trên, địa phương cũng chịu nhiều hậu quả do đặc điểm của thời tiết gây ra. Mùa đơng nhiều đợt gió lạnh buốt tràn về gây ra sương muối, đầu mùa hè những đợt gió tây nóng tràn sang ảnh hưởng đến sức khỏe con người súc vật và cây trồng. Các tai biến thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sương muối đã gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện, đặc biệt là đối với nơng, lâm nghiệp.

Trấn n có gần 30 ngịi, suối phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn đặc biệt là sơng ngịi ngắn, dốc thuận tiện cho việc xây dựng các cơng trình thuỷ lợi cung cấp nước cho đồng bào sinh hoạt và nước tưới cho đồng ruộng. Ngồi hệ thống sơng ngịi, Trấn n cịn có hệ thống ao, hồ khá phong phú,

có tổng diện tích gần 700ha là tiềm năng rất lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng như việc xây dựng các điểm du lịch sinh thái trong tương lai. Chảy trên một địa hình đồi núi nên lịng sơng dốc, nước chảy xiết và có khả năng tập trung nước nhanh vào mùa lũ. Thủy chế chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lượng nước trong năm và thường gây ra ngập lụt ở một số vùng.

Trấn n có sơng Hồng, có một nhánh chính là sơng Thao bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua địa phận theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là giao thông đường thủy lớn nhất của huyện. Hệ số xâm thực rất lớn 450 tấn/km²/năm nên lượng phù sa cao bình quân 1,39kg/m³/năm, đây cũng là lượng phân bón rất tốt cho sản xuất nơng nghiệp với các xã ven sơng. Ngồi ra cịn có thêm sơng Thao, nguồn nước sơng Thao hàng năm đã đem lại cho Trấn Yên một lượng phù sa rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho trồng trọt và sinh sống của các lồi thủy sản. Ba tháng có lưu lượng lũ lớn nhất xuất hiện trên lưu vực sơng Thao phù hợp với thời gian có mưa lớn nhất trong lưu vực . Đặc biệt mưa bão thường gây ra lũ lớn trên sông Thao vào các tháng 9, 10 có khi sang cả tháng 11. Mật độ sơng ngịi dày đặc, lịng sơng có độ dốc cao, nhiều thác ghềnh, mỗi khi mưa lớn thường bị lũ đột ngột là những khó khăn và Tài nguyên đất của Trấn Yên theo nguồn gốc phát sinh có thể phân ra hai hệ đất chính: Hệ đất phù sa hình thành trên trầm tích sơng suối bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng ở các địa hình đồi núi. Đất đai, khí hậu của Trấn Yên rất thích hợp với việc trồng lúa, ngơ, khoai…và các loại rau màu khác. Trấn Yên là một huyện có điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền kinh tế phát triển toàn diện: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Hiện nay Trấn n có tổng diện tích đất tự nhiên 62.857,99ha (năm 2014) bao gồm: Đất nơng nghiệp có diện tích 58.217,6ha chiếm 92,61% tổng diện tích đất tự nhiên (trong đó đất sản xuất nông nghiệp 10.403,63ha,

đất lâm nghiệp 47.563,98 ha). Đất phi nơng nghiệp có diện tích 4.620,77ha chiếm 7,35% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là 19,59ha chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên của địa phương.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho rừng ở Trấn Yên sinh trưởng và phát triển nhanh, thành phần lồi phong phú: Diện tích rừng năm 2013 là 43.066ha trong đó rừng tự nhiên là 14.086ha, rừng trồng 28.980ha. Xen kẽ các khu rừng lớn là các mặt bằng với nhiều bãi cỏ rộng có khả năng phát triển chăn ni đại gia súc hoặc mở mang du lịch sinh thái, dịch vụ...

Điều kiện tự nhiên đã đem lại cho Trấn Yên nhiều lợi thế, sự giàu có tài ngun khống sản cũng như thế mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp. Ngồi ra, nguồn nước sơng Thao (sông Hồng) hàng năm chuyển qua Yên Bái 19 tỉ m³ nước chứa nhiều phù sa màu mỡ trên một đoạn dài từ Lang Thíp (Văn Yên) đến Văn Tiến (Trấn Yên) tạo nên nhiều vùng đất màu mỡ thuận lợi cho trồng cây lương thực.

4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng phát triển của giống Dâu thu hoạch quả tại Xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Dâu thu hoạch quả tại Xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến số chồi (chồi/cây)

Thời kỳ sinh trưởng của cây Dâu bắt đầu từ mùa xuân khi cây Dâu nảy chồi đến mùa đông khi cây rụng lá. Độ dài của thời kỳ sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện sinh thái ở những vùng khí hậu ấm áp thời kỳ sinh trưởng của cây Dâu dài hơn ở vùng khi hậu lạnh.Chồi là thể ban đầu của cành lá và hoa. Chồi hiện rõ ra ngoài vỏ cây và là yếu tố quyết định số cành của cây. Cây đâm chồi mới sau khi đốn.

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển của chồi (chồi/cây)

Công thức NGÀY THEO DÕI

24/7 1/8 10/8 19/8 1/9 12/9 22/9 5/10 14/10 23/10 30/10 CT 1 9,33 9,33 9,33 9,33 9,33 9,33 9,33 5,78 5,78 8,89 8,89 CT 2 10,56 10,56 10,56 10,56 10,56 10,56 10,56 6,00 6,00 9,22 9,22 CT 3 10,56 10,56 10,56 10,56 10,56 10,56 10,56 6,56 6,56 9,44 9,44 P 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV(%) 4,58 4,58 4,58 4,58 4,58 4,58 4,58 25,6 25,6 7,63 7,63 LSD05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 1,05 3,55 3,55 1,59 1,59 Ghi chú:

CT1:0,4kg Ure + 0,7kg Lân supe + 0,5kg Kaliclorua/cây CT2: 0,5kg Ure + 1,0kg Lân supe + 0,5kg Kaliclorua/cây

CT3: 0,5kg Ure + 1,0kg Lân supe +0,5kgKaliclorua + Bón lá đầu trâu phun 1,0 tháng/ lần

Qua bảng 4.1 Cho thấy trong cùng một điều kiện trồng trọt sinh thái, như nhau nhưng sự đâm chồi của cây trong các cơng thức thí nghiệm là khác nhau

Trong giai đoạn 24/7 đến 1/9 là khi thời tiết nắng nóng và nhiều mưa hầu nhưng cây không nảy chồi. Số chồi mọc trên cây của các cơng thức trong thí nghiệm có sự sinh trưởng mạnh trong đó CT2 và CT3 có số chồi mọc cao hơn có sự chênh lệch chội hơn so với CT1 từ 1 đến 2 chồi. Trong CT2 và CT3 có chứa 05 kg Ure, 1.0 kg Lân cao hơn so với CT1 là 0,1 Ure và 0,3 kg lân, cũng biết Urê với Lân là hai loại phân bón quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Cây đủ Urê sẽ phát triển xanh tốt hơn và có vai trị cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật khi thiếu cây sẽ cây sinh trưởng cịi cọc, lá tồn thân biến vàng. Nhất là ở thời kỳ đâm chồi phát lộc cây cần phải có đủ lượng Urê thích hợp. Lân cũng vậy thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại q trình tổng hợp protein bị ngưng trệ. CT1 có số

chồi thấp nhất so với hai CT với mức tin cậy 95%. Ở giai đoạn 12/9 đến 5/10 là giai đoạn đốn cây. Trong thời gian tiếp theo từ sau 14/10 đến 30/10 cây bắt đầu đâm chồi và nảy mầm cây xuất hiện thêm những chồi mới và khỏe hơn, chống chịu tốt hơn.

Qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy lượng phân bón có ảnh hưởng đến khả năng đâm chồi của cây ở CT2 và CT3 có sự bổ sung cao hơn về Urê và Lân là hai yếu tố phân bón quan trọng trong cây trồng nhất là trong thời kỳ đâm chồi của cây và cơng thức phân bón thích hợp nhất là CT2 và CT3.

4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài chồi (cm)

Chiều dài chồi là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản phản ánh xác thực tình hình sinh trưởng và phát triển của cây. Chồi phát triển đến khi trở thành cành mới hoàn chỉnh sẽ được đốn tại đợt đốn tiếp theo. Sự phát triển của chồi chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng của cây cũng như điều kiện ngoại cảnh.

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển chiều dài của chồi (cm)

Công thức NGÀY THEO DÕI

24/7 1/8 10/8 19/8 1/9 12/9 22/9 5/10 14/10 23/10 30/10 CT 1 35,33 39,74 44,81 50,16 55,53 61,03 24,18 29,37 34,21 40,07 46,00 CT 2 38,80 43,49 47,91 53,03 58,09 63,64 25,80 31,09 36,49 42,29 48,23 CT 3 38,78 43,41 48,13 53,53 58,84 64,37 26,59 31,99 37,63 43,61 49,56 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 1,28 1,87 1,45 0,80 0,92 1,05 5,69 4,95 5,09 1,86 1,87 LSD05 1,10 1,79 1,54 0,95 1,20 1,50 3,29 3,45 4,09 1,77 2,04 Ghi chú:

CT1: 0,4kg Ure + 0,7kg Lân supe + 0,5kg Kaliclorua/cây CT2: 0,5kg Ure + 1,0kg Lân supe + 0,5kg Kaliclorua/cây

CT3: 0,5kg Ure + 1,0kg Lân supe +0,5kgKaliclorua + Bón lá đầu trâu phun 1,0 tháng/ lần

Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4.2 cho thấy lượng phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều dài chồi của cây Dâu.

Cụ thể trong q trình làm thí nghiệm ta thấy trong khoảng thời gian 2 tuần đầu từ 24/7 đến 1/8 sự thay đổi về chiều dài chồi giữa các công thức phát triển mạnh vì trong thời gian này thích hợp cho cây phát triển tốt. Có đủ lượng nước cung cấp cho cây và ánh sáng nên trong giai đoạn này cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Tập chung cho việc phát triển chiều dài chồi, ta thấy chiều dài chồi ở các công thức đã tăng lên nhiều và có sự sai khác rõ rệt. Chiều dài ở CT1 so với CT2 và CT3 là từ 5 - 8cm, giữa CT2 và CT3 sự chênh lệch nay nhỏ hơn chỉ 1 – 3 cm. Đây cũng là thời kỳ sinh trưởng và phát triển mạnh của cây chiều dài chồi giữa các lần đo trong công thức cũng thay đổi rõ ràng. Ở CT2 ngày theo dõi 24/7 là 38,80cm đến ngày 1/8 là 43,49cm; CT3 ngày 24/7 là 38,78cm đến ngày 1/8 là 43,41cm; CT2 và CT3 là gần như nhau dài thêm 14 – 15cm, CT1 vẫn là thấp nhất ngày 24/7 là 35,33cm đến ngày 1/8 là 39,74cm chỉ dài thêm 4 cm.

Qua 4 tuần tiếp theo từ 1/9 cây chậm phát triển chiều dài chồi qua các lần theo dõi chỉ tăng từ 2 - 3cm. Chồi đã phát triển thành cành chính và chuẩn bị cho đợt đốn tiếp theo.

Như vậy, các mức bón phân trong 3 cơng thức thí nghiệm có ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển về chiều dài chồi của cây trong đó có liều lượng phân NPK thấp hơn nên cây phát triển kém hơn về chiều dài và sinh trưởng. Ở CT2 và CT3 có lượng phân bón gần như nhau nên có sự chênh lệch khơng đáng kể

4.2.3 Ảnh hưởng của phân bón đến số lá (lá/chồi)

Lá Dâu là cơ quan thực hiện quá trình quang hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời để tạo ra chất hữu cơ, là nơi điều hịa thân nhiệt bằng q trình hơ hấp và thốt hơi nước. Số lá là chỉ tiêu biểu hiện sự sinh trưởng của cây ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống Dâu thu hoạch quả tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)