Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài chồi (cm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống Dâu thu hoạch quả tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 40 - 42)

4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng phát triển của giống Dâu thu

4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài chồi (cm)

Chiều dài chồi là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản phản ánh xác thực tình hình sinh trưởng và phát triển của cây. Chồi phát triển đến khi trở thành cành mới hoàn chỉnh sẽ được đốn tại đợt đốn tiếp theo. Sự phát triển của chồi chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng của cây cũng như điều kiện ngoại cảnh.

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển chiều dài của chồi (cm)

Công thức NGÀY THEO DÕI

24/7 1/8 10/8 19/8 1/9 12/9 22/9 5/10 14/10 23/10 30/10 CT 1 35,33 39,74 44,81 50,16 55,53 61,03 24,18 29,37 34,21 40,07 46,00 CT 2 38,80 43,49 47,91 53,03 58,09 63,64 25,80 31,09 36,49 42,29 48,23 CT 3 38,78 43,41 48,13 53,53 58,84 64,37 26,59 31,99 37,63 43,61 49,56 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 1,28 1,87 1,45 0,80 0,92 1,05 5,69 4,95 5,09 1,86 1,87 LSD05 1,10 1,79 1,54 0,95 1,20 1,50 3,29 3,45 4,09 1,77 2,04 Ghi chú:

CT1: 0,4kg Ure + 0,7kg Lân supe + 0,5kg Kaliclorua/cây CT2: 0,5kg Ure + 1,0kg Lân supe + 0,5kg Kaliclorua/cây

CT3: 0,5kg Ure + 1,0kg Lân supe +0,5kgKaliclorua + Bón lá đầu trâu phun 1,0 tháng/ lần

Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4.2 cho thấy lượng phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều dài chồi của cây Dâu.

Cụ thể trong quá trình làm thí nghiệm ta thấy trong khoảng thời gian 2 tuần đầu từ 24/7 đến 1/8 sự thay đổi về chiều dài chồi giữa các cơng thức phát triển mạnh vì trong thời gian này thích hợp cho cây phát triển tốt. Có đủ lượng nước cung cấp cho cây và ánh sáng nên trong giai đoạn này cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Tập chung cho việc phát triển chiều dài chồi, ta thấy chiều dài chồi ở các cơng thức đã tăng lên nhiều và có sự sai khác rõ rệt. Chiều dài ở CT1 so với CT2 và CT3 là từ 5 - 8cm, giữa CT2 và CT3 sự chênh lệch nay nhỏ hơn chỉ 1 – 3 cm. Đây cũng là thời kỳ sinh trưởng và phát triển mạnh của cây chiều dài chồi giữa các lần đo trong công thức cũng thay đổi rõ ràng. Ở CT2 ngày theo dõi 24/7 là 38,80cm đến ngày 1/8 là 43,49cm; CT3 ngày 24/7 là 38,78cm đến ngày 1/8 là 43,41cm; CT2 và CT3 là gần như nhau dài thêm 14 – 15cm, CT1 vẫn là thấp nhất ngày 24/7 là 35,33cm đến ngày 1/8 là 39,74cm chỉ dài thêm 4 cm.

Qua 4 tuần tiếp theo từ 1/9 cây chậm phát triển chiều dài chồi qua các lần theo dõi chỉ tăng từ 2 - 3cm. Chồi đã phát triển thành cành chính và chuẩn bị cho đợt đốn tiếp theo.

Như vậy, các mức bón phân trong 3 cơng thức thí nghiệm có ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển về chiều dài chồi của cây trong đó có liều lượng phân NPK thấp hơn nên cây phát triển kém hơn về chiều dài và sinh trưởng. Ở CT2 và CT3 có lượng phân bón gần như nhau nên có sự chênh lệch không đáng kể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống Dâu thu hoạch quả tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)