Tình hình sản xuất Dâu trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống Dâu thu hoạch quả tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 29 - 32)

2.6.1 Tình hình sản xuất trên thế giới

Cây Dâu ăn quả thuộc chi Dâu tằm (Morus), họ Dâu tằm (Moracace) hiện nay đang được trồng chủ yếu tại Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và Nhật Bản. Các nhà khoa học đã chọn tạo được một số giống Dâu có năng suất quả cao, chất lượng quả tốt để phát triển theo hướng thu hoạch quả, trong đó nổi bật là giống Dâu quả tròn và Dâu quả dài. Các giống này vừa trồng để lấy quả, vừa để lấy lá nuôi tằm, là cây đa mục đích.

Giống Dâu quả trịn có tính thích ứng rộng, quả to vị ngọt, không hạt, năng suất cao có thể đạt trên 30 tấn/ha/năm, năng suất lá cũng rất cao, đặc biệt lá vụ thu, năng suất trên 15 tấn/ha. Cây Dâu quả trịn có thân thẳng đứng, cành dài, nhiều cành nhánh. Trồng ở Quảng Đông (Trung Quốc) nảy chồi vào tháng 2, tháng 3 bật chồi, cuối tháng 4 bắt đầu có quả chín.

Giống Dâu quả dài còn gọi là giống Dâu quả siêu dài, được các nhà khoa học Đài Loan tuyển chọn trong quá trình lai tạo giống Dâu quả thông thường với giống Dâu quả dài dại, có tên tiếng Anh là Muberry, tên khoa học Morus macroura, nguyên sản là vùng thung lũng độ cao 1.000 - 1.300 m của dãy Hymalaya hoặc rừng mưa nhiệt đới.

- Giống Dâu Miaoli được công nhận do Trung tâm nghiên cứu và khuyến nông huyện Miaoli, Đài Loan chọn tạo. Giống này có tiềm năng năng suất cao, quả to thích hợp với thị trường chế biến và tiêu thụ tươi.

Giống Dâu quả dài được chọn tạo từ nguồn vật liệu Miaoli số 1 năm 2008 tại Trường Đại học quốc gia Pingtung Đài Loan. Đây là giống tiêu biểu để tiêu thụ quả tươi.

2.6.2 Tình hình sản xuất Dâu ở Việt Nam

Hiện nay (tại thời điểm điều tra: 12/2010) nước ta có 31 tỉnh tham gia sản xuất Dâu tằm với tổng diện tích Dâu là 25.046ha, chiếm 0,21% diện tích đất nơng nghiệp. Ở Việt Nam có trên 100 giống Dâu, chủ yếu thuộc các lồi M. alba, M. nigra và M. laevigata.

Trong đó có giống Dâu quả dài là một giống mới được đem về trồng thử tại Việt Nam vào năm 2014 tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình. Cây Dâu trái dài có khích thước trái lớn hơn rất nhiều so với các loại Dâu khác, quả rất ngọt và năng suất cao có thể lên tới 40 tấn/ha/năm, cho thu nhập hàng tỉ đồng/ha/năm. Theo đánh giá đây là giống Dâu có chất lượng ngon và tốt nhất thế giới hiện nay. Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây ( Trường đại học Thành Tây, Hà Nội ) vừa sản xuất thử nghiệm thành giống Dâu siêu dài siêu ngọt. Theo TS. Vũ Văn Định (Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nơng lâm nghiệp Thành Tây) thì giống Dâu quả trịn và giống Dâu quả dài được Viện sản xuất thử từ tháng 5/2013 tại Hịa Bình. Đến nay, mặc dù mới chỉ trồng được chưa đầy một năm nhưng Dâu đã ra quả bói lứa thứ hai và bắt đầu bước vào giai đoạn thiết kế tán.

Về đặc điểm sinh học, theo TS. Vũ Văn Định, đây là giống Dâu được lai tạo từ nhiều giống Dâu hoang dại nên dễ tính khơng thua kém Dâu ta, có khả năng thích nghi rất rộng với điều kiện khí hậu và đất đai của nước ta, đặc biệt là khả năng chịu hạn rất tốt.

Tại diện tích trồng thử nghiệm ở huyện Lương Sơn, Hịa Bình, mặc dù được trồng vào mùa hè, điều kiện nước tưới rất khó khăn nhưng Dâu vẫn phát triển tốt. Sau khi trồng - 5 tháng, Dâu đã bắt đầu cho quả bói. Với mật độ trồng khoảng 2.000 cây/ha, ngay ở năm đầu tiên, Dâu đã cho thu hoạch bói với năng suất từ 5kg/cây. Bước sang năm thứ 2, sẽ có khả năng cho thu hoạch trung bình 10kg/cây/năm (tương đương khoảng 20 - 25 tấn/ha/năm). Bước sang năm thứ 3, dâu hoàn toàn trưởng thành và có khả năng cho năng suất ổn định từ 20kg/cây/năm trở lên (tương đương hơn 40tấn/ha/năm), nếu thâm canh tốt và được mùa, giống Dâu này có thể cho năng suất tới 100kg/cây/năm. Là cây thân gỗ, giống Dâu này có thể có chu kỳ khai thác với năng suất ổn định trong vòng hơn 10 năm mới bắt đầu giảm năng suất nên chi phí đầu tư rất thấp.

PHẦN 3

VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống Dâu thu hoạch quả tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)