Quan niệm của Khổng Tử về vai trò của đạo đức đối với con người và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đạo đức của khổng tử trong luận ngữ (Trang 40 - 57)

2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Quan niệm của Khổng Tử về vai trò của đạo đức đối với con người và

và xã hội

2.1.1. Quan niệm về đạo, đức của Khổng Tử

Từ trước tới nay, đạo đức là vấn đề được các nhà tư tưởng khá quan tâm và mất rất nhiều công sức nghiên cứu. Để tìm hiểu và phân tích nội dung tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, chúng ta cần phải xác định và hiểu rõ nội hàm khái niệm đạo đức, lấy đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức là chỉ những tiêu chuẩn, nguyên tắc

được dư luận xã hội thừa nhận; quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Hay, đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có [87, tr. 290].

Trong Giáo trình đạo đức học có viết: Đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Chúng thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [27, tr. 8].

Theo Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn mực xã hội thì, Đạo đức là một hình thái ý thức bao gồm những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội, trong quan hệ người với người [89, tr. 44].

Trong bài Quan niệm thiện ác trong lịch sử và trong bối cảnh phát triển

kinh tế thị trường cho rằng, Đạo đức là một quan hệ xã hội có quy tắc, có

chuẩn mực, có đánh giá, có giá trị nhưng nó không ghi thành văn bản pháp quy mà thông thường là nếp sống, phong tục tập quán do một cộng đồng nhất

định tạo thành khi chung sống với nhau. Các quan hệ đạo đức trong xã hội thường được điều chỉnh bằng dư luận xã hội [26, tr. 41].

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội và được con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân, quan hệ cá nhân - xã hội, cá nhân với tự nhiên và với cả bản thân mình.

Như vậy, đạo đức gắn liền với văn hoá, chủ nghĩa nhân văn. Mặt khác, nó còn là một hiện tượng lịch sử được lưu truyền và được kế thừa từ xã hội này đến xã hội khác nhưng xét đến cùng nó phản ánh mối quan hệ đạo đức của con người và xã hội. Trong xã hội có giai cấp thì đạo đức mang tính giai cấp. Đạo đức được xem là khái niệm để chỉ luân thường đạo lý của con người, nó thuộc vấn đề tốt - xấu, đúng – sai và được sử dụng trong một số phạm trù: nghĩa vụ, lương tâm, thiện, ác....

Trong ngôn ngữ thông thường, “đạo đức” là một từ có hai âm tiết (đạo và đức) thể hiện một khái niệm cụ thể. Nó được coi là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, khi tồn tại xã hội thay đổi thì nó cũng thay đổi theo. Trong lời tựa tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị,

C. Mác viết: “Phương thức sản xuất vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức con người quyết định tồn tại của họ, trái lại tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ”[53, tr. 15]. Nói cách khác, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không đứng yên mà luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội.

Xã hội Trung Hoa thời cổ - trung đại, trong hệ thống quan điểm của Nho giáo thì tư tưởng đạo đức được hiểu từ hai khái niệm tách rời nhau. “Đạo” là một từ thể hiện một tư tưởng, một khái niệm và “đức” là một từ khác, thể hiện một khái niệm khác. Khi đạo và đức đi liền với nhau đó là hai từ đi liền, hỗ trợ, bổ sung ý nghĩa cho nhau hơn là từ có hai âm tiết như ngày nay.

Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại, thế giới là thể thống nhất của thiên - địa - nhân. Vì thế mà trời có đạo, có đức của trời; đất có đạo, có đức của đất và người cũng có đạo, có đức của người. Vấn đề đạo, đức là quan trọng nhất của trời, đất và người. Đạo và đức là hai khái niệm cơ bản trong tư tưởng triết học Trung Hoa cổ trung đại và đặc biệt là trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau mà hàm nghĩa của hai khái niệm này luôn được bổ sung, phát triển. Khổng Tử đưa ra quan niệm về đạo: là đường đi, hướng đi, lối làm việc, lối ăn ở. Đó chính là con đường, là mục đích, tiêu chuẩn đặt ra để mỗi người hướng tới. Đạo cũng là năng lực phổ biến điều hành mọi sự vận động, biến hoá không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Còn đức, theo Khổng Tử là hiểu đạo, sống đúng đạo lý luân thường, là mức độ tập trung của đạo ở một con người, là gốc của con người. Trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, ông có đưa ra các quan niệm về đạo, về đức như sau:

Trước hết là đạo: Ngay từ đầu, Khổng Tử đã coi đạo là tiêu chuẩn, là mục đích đặt ra để mỗi người học tập, tu dưỡng và hướng tới. Đạo dẫn dắt con người tới điều hay lẽ phải, là đường đi lối lại có nề nếp, phép tắc.

Đạo là lẽ tự nhiên của trời đất. Đạo của trời đất là quá trình sinh hoá, biến đổi của muôn loài, vạn vật. Mọi sự vận động của trời, đất diễn ra theo quy luật có đường đi lối lại trong không gian và thời gian, có nề nếp, phép tắc rõ ràng chứ không lộn xộn. Trong sách Luận ngữ có viết: “Trời có nói chăng? Thế mà bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) cứ xoay vần mãi, trăm vật trong vũ trụ cứ sinh hoá mãi. Mà trời có nói gì chăng?” [19, tr. 279]. Đạo trời là những quy tắc, quy luật vốn có trong tự nhiên, không phải do con người tạo ra. Con người có ý thức, có trí tuệ phải tìm hiểu đạo tự nhiên của trời đất mà hành đạo cho đúng đắn, phù hợp với nguyên lý tự nhiên của trời đất.

Đạo trời theo quan niệm của Khổng Tử luôn luôn vận động không ngừng như ông nói: “Cũng như nước này chảy đi, mọi vật đều đi qua, ngày và đêm

không có vật gì ngưng nghỉ” [19, tr. 141]. Như thế, theo Khổng Tử, đạo trời đất thật to lớn, vĩ đại. Chính trong sự vận động liên tục theo quỹ đạo thống nhất ấy làm cho mọi sự vật, hiện tượng luôn chuyển hoá lẫn nhau, tạo cho mọi vật sinh sôi, nảy nở. Quá trình này không bao giờ kết thúc mà luôn mở ra chu kỳ mới như vòng tròn đồng tâm. Chính vì thế, trong sách Trung dung, Khổng Cấp đã dẫn lời Khổng Tử rằng: Đạo trời đất có thể gom gọn vào một câu: “Trời và đất đều chung cùng với nhau mà làm ra vật, cho nên sức sanh hoá vạn vật hẳn là vô lượng. Đạo trời đất thật là rộng, dày, cao, sáng, xa, bền lắm vậy” [19, tr. 83].

Con người là một bộ phận quan trọng của tạo hóa. Để thông hiểu đạo trời mà thi hành đạo ở đời thì theo Khổng Tử, con người cần phải tu dưỡng, học đạo và hiểu đạo. Như trong Luận ngữ, Khổng Tử cho rằng, khi con người được sinh ra, bản tính con người giống nhau vốn lành cả nhưng do môi trường sống, dục vọng cá nhân tác động mà họ khác xa nhau “Con người ta khi sinh ra, cái bản tính vốn ngay thật” [19, tr. 93] và “tính tương cận giã, tập tương viễn giã”[19, tr. 269]. Vì vậy, muốn trở thành thiện nhân và hiểu biết (thông đạt) đạo lý của trời đất và hành đạo ở đời thì mỗi cá nhân phải tồn tâm, dưỡng tính học đạo lý. Đó là công việc cao cả suốt đời, đến mức “Buổi sáng nghe được đạo lý, buổi chiều dẫu chết cũng vui” [19, tr. 51].

Đạo của con người chính là con đường để con người trở thành người nhân (có đạo đức). Đạo ấy gồm tất cả cái phải, cái hay, tổng hợp tất cả các đức tính tốt để tạo thành nhân cách hoàn thiện của con người. Đạo của con người được thể hiện trong năm mối quan hệ cơ bản (ngũ luân) gồm: quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Trong đạo quân thần (vua - tôi), với nhà vua thì phải “vua khiến bầy tôi phải giữ lễ phép, bầy tôi thờ vua phải hết lòng” [19, tr. 43]; còn với bề tôi đối với vua là “Làm tôi phải hết lòng thành thật, chớ dối gạt vua, như vua lầm lạc thì phải can gián đừng sợ mất lòng” [19, tr. 227]. Đạo làm con thì phải thờ cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ

chu đáo và “Đạo làm con thờ cha mẹ, thấy cha mẹ có lỗi phải can gián dịu ngọt” [19, tr. 59]. Có nghĩa là, đạo của con người đòi hỏi mỗi người phải làm đúng bổn phận và nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ cụ thể.

Đạo trong quan niệm của Khổng Tử cốt lõi là đạo nhân, đạo làm người. Nhân được hiểu là lòng thương người, những gì mình không muốn thì không làm cho người khác; thương người như thương mình. Và theo ông, trong xã hội chỉ có bậc thánh nhân mới có đủ điều kiện để thông đạt với đạo trời mà thi hành đạo người. Bậc thánh nhân được tham dự vào hàng tam tài (thiên - địa - nhân). Đạo của thánh nhân thi hành chính là đạo trung dung. Trung là suy nghĩ và hành động không nghiêng bên này, không lệch bên kia, mà là ở giữa. Trung còn là con đường ngay thẳng mà mọi người phải theo. Dung tức là giữ thường thường một mực, không hay dời đổi. Dung là cái lẽ sẵn định, nó quản trị tất cả mọi người. Như trong sách Trung dung viết: “Đạo trung dung phổ

cập tất cả mà thâu lại thì nó tiềm tàng nơi tâm [19, tr. 53]. Người cai trị thiên hạ cần phải thi hành đúng đạo trung dung và trung thứ: “Nếu mình giữ niềm trung tức là hết lòng, hết dạ với người; nếu mình có lòng thứ tức suy lòng ta ra lòng người thì mình chẳng cách xa đạo. Việc gì mình không muốn người ta làm cho mình, chớ đem việc ấy mà làm cho người” [19, tr. 57]. Khổng Tử coi đạo ấy là toàn thiện, toàn mỹ: “Ôi đạo trung dung là mức cao viễn thay, thật là toàn thiện, toàn mỹ” [19, tr. 47].

Theo Khổng Tử, để đạt được đạo thì con người cần phải học đạo, lấy đó làm niềm vui ở đời. Trong sách Luận ngữ có viết: “Kẻ học đạo lý mà thường ngày hay luyện tập cho tinh thông, thuần nhã, há không lấy đó làm vui sao?” [19, tr. 5]. Nhưng học đạo phải học lễ trước, sau mới học văn chương, lục nghệ, phải biết chọn điều hay lẽ phải mà học chứ không phải học tất cả, thấy gì học đấy: “Chọn đạo lý nhân chánh mà theo, đừng chăm học những thuyết dị đoan. Nếu theo tà bỏ chánh, theo ngọn bỏ gốc thì hại cho đức hạnh mình vậy” [19, tr. 23]. Theo Khổng Tử, học đạo được coi là cái gốc ở đời. Và kẻ

học đạo cần giữ năm điều: “Không trọng cái ăn, chỗ ở, siêng học, giữ lời, năng viếng thầy” [19, tr. 11]. Có như vậy thì người học đạo mới vững trên con đường đạo lý được. Thời đại của Khổng Tử là thời đại loạn lạc, vô đạo vì vậy ông đã nêu ra ba hạng người học đạo và hành đạo đó là: “Ham học mà chưa vào đạo; Vào đạo, đắc đạo nhưng chưa vững; Đứng trong cõi đạo nhưng chưa biết cách hành đạo [19, tr. 147].

Bản thân Khổng Tử là tấm gương học đạo và hành đạo suốt đời: “Học đạo không biết chán, dạy người không biết mỏi” và “Khổng Tử là người trọn đời học đạo và hành đạo” [19, tr. 99]. Để nói về cuộc đời học đạo và hành đạo của Khổng Tử, sách Luận ngữ có viết: “Lúc về già, Khổng Tử thuật lại trình độ học vấn và tu thân của ngài rằng: “Hồi 15 tuổi, ta để tâm chí vào sự học. Đến 30 tuổi, ta vững chí mà tấn trên đường đạo đức. Được 40 tuổi, tâm chí ta sáng suốt, hiểu rõ việc phải trái, đạt được sự lý chẳng còn nghi hoặc. Qua 50 tuổi, ta biết mạng trời. Đến 60 tuổi lời chi, tiếng chi lọt vào tai ta thì ta hiểu ngay, chẳng cần suy nghĩ lâu dài. Được 70 tuổi, trong tâm ta dầu có muốn sự chi cũng chẳng hề sai phép” [19, tr. 15].

Như vậy, đạo làm người có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân. Trong xã hội thời Khổng Tử, mọi người đang trở nên vô đạo, không noi theo tính trời phú, nên thông qua học thuyết đạo đức, ông muốn đưa mọi người và xã hội trở về trạng thái “hữu đạo”. Đạo của con người phải phù hợp với tính phú của trời ban cho; nên chỉ có thể do học tập, tu thân, dưỡng tính mà không để “tính ác” được phát triển.

Có thể nói, Đạo của Khổng Tử là đạo người quân tử, cốt dạy người ta thành người đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý. Khổng Tử chỉ ra rằng, ở trên đời có hai con đường cho mỗi người lựa chọn: “Con đường thẳng là con đường đạo đức nhân nghĩa, con đường cong queo là con đường gian ác quỷ quyệt. Trong hai con đường đó, ta phải chọn lấy một con đường mà đi: Đi con đường thẳng là người quân tử, có nhân cách hoàn toàn; đi con đường

cong là con đường tiểu nhân hèn hạ” [42, tr. 99]. Ông cho rằng, sự học là trọng yếu, cốt học đạo giữ cái tâm cho trung chính, học đạo làm đầu. Học đạo bao gồm đạo đức và lục nghệ.

Quan niệm của Khổng Tử về Đức: Đức là cơ sở quan trọng tạo nên học thuyết đạo đức của Khổng Tử. Khổng Tử cho rằng, đức của trời đất bao la, rộng lớn bổ hoá ra khắp thế gian, bao trùm lên vạn vật lớn nhỏ trên thế giới này. Đức của trời đất là sinh ra muôn vật, tạo ra sự sống trên trái đất này: “Có trời đất rồi sau mới có muôn vật, có muôn vật rồi sau mới có nam nữ, có nam nữ rồi sau mới phối thành vợ chồng, có vợ chồng nảy nở lan toả đời sau rồi mới sinh ra cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi, có vua tôi rồi sau mới sinh ra danh phận tôn ti trên dưới, có danh phận tôn ti trên dưới rồi sau lễ nghĩa mới được vững chắc” [46, tr. 1001]. Đức của trời bao dung tất cả mọi đức nhỏ, đức lớn của muôn vật. Con người - động vật cấp cao của vũ trụ, con người có tri thức, trí tuệ cần tìm tòi và học hỏi để thực hành đức của mình đối với xã hội loài người và đối với mọi sinh vật trên trái đất.

Theo quan niệm của Khổng Tử, trời sinh ra con người vốn mang bản tính lành, ngay thẳng, cho nên nói đến con người là nói đến đạo đức. Đức chính là gốc của con người, mà hiếu và đễ là gốc của đức. Như sách Luận ngữ có viết:“Làm người có nết hiếu, đễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chuyên chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân” [19, tr. 5]. Theo Khổng Tử, nhà là gốc nước, xã hội muốn ổn định thì nề nếp, gia phong, lễ nghi trong gia đình phải đúng quy tắc, chuẩn mực. Do vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần làm tròn bổn phận cá nhân; làm người trước hết phải có hiếu nghĩa. Hiếu tức là ghi nhớ, đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Khổng Tử rất đề cao đức hiếu vì theo ông, làm người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đạo đức của khổng tử trong luận ngữ (Trang 40 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)