2 .Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
8. Kết cấu của luận văn
2.2. Những chuẩn mực đạo đức cơ bản theo quan niệm của Khổng Tử
Xuất phát từ hiện thực xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu và từ việc cho rằng, con người chỉ có thể có được nhờ giáo dục và giáo hóa bằng đạo đức, Khổng Tử đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể cho từng đối tượng và những quy tắc, cách thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Và chỉ có như vậy, mỗi người mới làm tròn bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội v.v.
Trong những biện pháp tu dưỡng đạo đức của người giữ đạo làm vua, đạo bề tôi, đạo làm con, đạo làm cha v.v. Khổng Tử rất đề cao việc tu thân. Bởi vì theo ông, tu thân là tu theo đức, đạt được đức. Khổng Tử cho rằng, có năm đức cơ bản là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và nhiều đức khác nữa mà mỗi người cần phải tu dưỡng, học tập.
2.2.1. Đức nhân
Hạt nhân trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là “nhân” vì mọi đức khác đều là biểu hiện cụ thể của đức nhân. Để tìm hiểu quan niệm của Khổng Tử về đức nhân thì trước hết chúng ta cần khảo sát một vài định nghĩa khác nhau về “nhân”.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Nhân được hiểu là cái lõi bên trong; là
nguyên nhân (trong quan hệ nhân - quả); là lòng yêu thương con người (ăn ở có nhân có nghĩa); chỉ người (nhân cách, nhân bản, nhân chủng); chỉ quan hệ thông gia (nhân duyên)…[92, tr. 1108]. Ở đây, nhân được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, mỗi trường hợp nhân được biểu hiện ở một vài phương diện nhất định.
Triết học Trung Quốc cổ - trung đại, cũng có một số quan điểm về nhân như sau: Theo Trịnh Huyền và cổ ngữ thì nhân để chỉ hai người hoà hợp, sóng đôi hoà hợp nhau. Còn trong Quốc ngữ, nhân là kính yêu cha mẹ, thờ vua, không làm loạn. Đồng thời, người nhân còn biết giết kẻ vô đạo, coi dân như con, có công với dân.
Như vậy, nhìn chung các quan điểm trên đều cho rằng, nhân là cái cốt lõi bên trong quy định về bản chất của con người, được thể hiện ra bằng hành động và đi theo cái thiện.
Trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, phạm trù nhân là trọng tâm; người có nhân là chỉ con người có bản tính giống như người quân tử, đối lập với kẻ tiểu nhân; nhân là mục đích lớn nhất trong việc tu dưỡng đạo đức con
người. Trong sách Luận ngữ, Nhân được nhắc tới 109 lần và tuỳ từng đối
tượng, tuỳ từng hoàn cảnh mà nhân được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng nhất, nhân được hiểu là một chuẩn mực đạo đức, là nguyên tắc đạo đức. Nó được coi là cái quy định bản tính con người thông qua lễ và nghĩa, quy định quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội; với chính bản thân mình. Nhân có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo đức khác như: nghĩa, lễ, trí, tín,... làm nên hệ thống các phạm trù đạo đức. Nếu coi các phạm trù đạo đức của Khổng Tử là vòng tròn đồng tâm thì “nhân” là tâm điểm, là cái lõi bên trong bởi nó chỉ ra cái bản chất của con người.
Trong sách Luận ngữ, tuỳ hoàn cảnh cụ thể, tuỳ từng đối tượng “Nhân”
được hiểu theo những cách khác nhau. Như Nhan Hồi hỏi về nhân, Khổng Tử nói rằng: “Làm nhân là khắc kỷ, phục lễ, tức là chế thắng lòng tư dục, vọng niệm của mình và theo về lễ tiết” [19, tr. 181]; Còn khi Phàn Trì hỏi nhân thì Khổng Tử khẳng định: “Nhân là thương người” [19, tr. 193]; Trọng Cung hỏi về nhân, Khổng Tử nói: “Ra cửa phải như tiếp khách lớn, trị dân phải như làm lễ tế lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai. Trong nước chẳng ai oán mình, ở nhà chẳng ai ghét mình. Đó là hạnh của người nhân” [19, tr. 181]. Người Nhân theo Khổng Tử còn phải biết yêu người và ghét người: “Duy có người nhân mới biết yêu người và ghét người một cách chính đáng mà thôi [19, tr. 51]. Người nhân biết yêu sinh mạng con người như khi hoả hoạn, Khổng Tử hỏi về người chứ không hỏi về vật: “Tàu ngựa của ngài cháy, Đức Khổng Tử ở triều về, hỏi rằng: “có ai bị hại chăng?”. Ngài chỉ hỏi thăm người chứ chẳng hỏi thăm ngựa”[19, tr. 157].
Vì thế, có thể hiểu nhân là chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người. Khổng Tử và học trò của ông luôn coi nhân như một tiêu chuẩn đạo đức cơ bản và cao nhất trong đạo làm người. Khổng Tử cho rằng, dân cần điều nhân hơn cả cần nước và lửa. Có nghĩa là, điều nhân phải là cái cần có và được
thực hiện trong tất cả mọi người từ vua xuống thứ dân. Khi trả lời học trò của mình về nhân, ông luôn mong ước các học trò của mình phải rèn luyện, tu dưỡng để đạt được đức nhân và ứng dụng trong thực tiễn.
Theo Khổng Tử, người cai trị có đức nhân là phải biết lo cho dân, huy động sức dân một cách hợp lý, chăm lo, dưỡng sức dân thì cuộc sống của dân mới bình an. Người có lòng nhân phải biết phân biệt người chính đáng, những người trau chuốt, sắc diện, tư lợi là kém lòng nhân.
Trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, nhân còn gắn liền với người quân tử. Nhân là thuộc tính cơ bản của người quân tử, do vậy nếu không có đức nhân thì không phải là quân tử nữa. Nhân bao gồm dũng (dũng cảm), thanh (trong sạch), hòa (không hiếu thắng, không khoe khoang, không oán giận), tài (trí tuệ). Người nhân biết yêu người, ghét người một cách chính trực, làm điều nghĩa, ghét điều lợi; có đức và có tài….
Nhân là trung thứ, là đạo đối với mình và cũng là đạo đối với người. Trung là làm hết sức mình. Thứ là suy từ lòng mình ra mà biết lòng người, mình không muốn điều gì thì cũng muốn người không có điều đó. Cái mình không muốn thì không làm cho người khác, cái mình đạt được thì làm cho người khác đạt được. Trung thứ là sống đúng với mình, ứng xử tốt với người. Nhân ở đây nằm trong phạm vi được lễ quy định: quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử.
Hiếu, đễ là gốc của nhân. Trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, ông lấy tông tộc làm cơ sở cho xã hội nhằm mục đích chính trị rõ rệt. Sách Luận
ngữ có viết: “Quân tử nếu giữ trọn bề với cha mẹ và bà con thì dân chúng sẽ
cảm động mà phát khởi lòng nhân” [19, tr. 121]. Hiếu ở thời Tây Chu là yếu tố tạo nên sự đoàn kết tông tộc để thống trị. Đối với Khổng Tử, hiếu là một hình thức đặc thù, một biểu hiện cao đẹp của nhân. Khổng Tử lấy hiếu để giáo dục dân, khiến dân tuân theo và dễ cai trị. Đây là một quan điểm chính trị khá phiến diện của Khổng Tử. Song xét về mặt xã hội, những ưu điểm của hiếu đã
vượt ra khỏi bản thân nó, làm cho con người biết tiết dục, tôn quân, kính thiên.
Đối với bản thân mình, theo Khổng Tử, người có đức nhân phải là người thực hiện theo đúng lễ. Như trong Luận ngữ có viết: “khắc kỷ, phục lễ vi
nhân” [19, tr. 181]. Nhân ở đây được biểu hiện ra là nhân cách, chỉ tư cách của con người. Nhân là lòng yêu người nhưng tình cảm ấy phải là tình cảm tự nhiên, không khiên cưỡng, làm việc gì cũng ung dung, hợp với điều thiện. Nhân an là niềm vui lớn của người có đức nhân. Nhân chỉ sự nhân hậu, là thuỷ chung như nhất, trước sau như một, hứa là phải giúp. Trong sách Luận ngữ, biểu hiện đức nhân của người quân tử là trong bữa ăn cũng không trái
điều nhân, dù vội vàng cũng theo điều nhân, dù hoạn nạn cũng phải giữ đạo nhân.
Với Khổng Tử, lễ là biểu hiện của nhân. Nhân là gốc, lễ là ngọn hay nói cách khác, nhân là nội dung, lễ là hình thức biểu hiện của nhân. Như Tử Trương hỏi Khổng Tử về đạo nhân, Khổng Tử đáp: “Năng hành ngũ giả ư thiên hạ, vi nhân hỹ...Viết: Cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung tắc bất vũ; khoan tắc đắc chúng; tín tắc nhơn nhậm yên; mẫn tắc hữu công; huệ tắc túc dĩ sử nhơn” [19, tr. 272]. Tức là người làm nhân là người có thể làm cho năm điều đức hạnh phổ cập trong thiên hạ. Ấy là tự mình nghiêm trang tề chỉnh, có lòng rộng lượng, có đức tín thật, mau mắn siêng năng, thi ân bố đức. Nếu mình có lòng rộng lượng thì mình thu phục lòng người; nếu mình có đức tín thật thì người ta tin cậy mình; nếu mình mau mắn siêng năng thì làm được công việc hữu ích; nếu mình thi ân bố đức thì mình sai khiến được người.
Như vậy, nhân trong quan niệm của Khổng Tử là đạo lý làm người, vừa yêu thương người, vừa phải giúp đỡ mọi người. Khổng Tử gọi người có nhân là quân tử, đối lập với kẻ tiểu nhân. Như sách Luận ngữ viết rằng: “Người
quân tử là người có đức hạnh, người ta dễ phụng sự; ….kẻ tiểu nhân là người kém đức, người ta khó phụng sự” [19, tr. 211]. Tuy nhiên, đối với Khổng Tử,
thi hành điều nhân phải phân biệt thân, sơ, trên, dưới. Quan niệm về nhân của Khổng Tử khác với quan niệm kiêm ái của Mặc Tử và thuyết từ bi của đạo Phật. Kiêm ái trong quan niệm của Mạnh Tử là yêu thương hết thảy, không phân biệt thân sơ, địa vị, đẳng cấp. Còn thuyết từ bi của đạo Phật thì chủ trương cứu vớt mọi người thoát khỏi bể khổ cuộc đời, khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo và khuyên mọi người quên đi nỗi khổ trong cuộc sống hiện thực để được giải thoát trên cõi niết bàn. Còn người nhân trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là phải biết tìm mọi cách giúp con người có cuộc sống vui vẻ, ý nghĩa hơn ngay trên cõi trần gian.
Trong việc trị nước, Khổng Tử chủ trương thực hiện đường lối đức trị, dùng sức mạnh đạo đức cảm hoá con người, không coi trọng việc dùng pháp luật trong trị nước. Khổng Tử dùng đường lối trị nước bằng đạo đức để xã hội được ổn định, con người với con người có quan hệ hòa hợp, xã hội trở thành một khối bền vững. Trong Luận ngữ có chép rằng, khi Tử Trương hỏi về cách cai trị, Khổng Tử đáp rằng: “Trong tâm mình lúc nào cũng lo việc dân, việc nước chẳng biết mệt chán, và thi hành việc chi thì giữ niềm trung chính, hết tình” [19, tr. 189].
Hiện nay, loài người đang trong quá trình toàn cầu hoá, phấn đấu thế giới trở thành ngôi nhà chung, chúng ta càng phải xích lại gần nhau tạo tiền đề cơ bản xây dựng xã hội. Nếu mỗi người chỉ biết xuất phát từ lợi ích của mình, không thấy quyền lợi của người khác thì thảm kịch, chiến tranh sẽ xảy ra. Nếu như mỗi người biết quan tâm, nhường nhịn nhau thì cuộc sống của họ sẽ yên ấm, xã hội gắn bó, bền vững. Vì thế, trong thời đại ngày nay, quan niệm về nhân của Khổng Tử vẫn còn nhiều giá trị mà chúng ta cần nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng vào điều kiện cụ thể ở nước ta là điều nên làm.
2.2.2. Đức lễ
Ngày nay, từ lễ được hiểu với rất nhiều nghĩa khác nhau như trong Đại
dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó. 2. Những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác, biểu thị sự tôn kính (lễ độ, lễ nghi); Lễ nghĩa là những phép tắc cư xử trong gia đình và xã hội [92, tr 1008]. Như vậy, lễ là những quy định, phép tắc, nghi thức con người phải thực hiện trong các mối quan hệ xã hội nhằm giữ gìn tôn ti, trật tự theo các chuẩn mực đã đề ra.
Ở xã hội Trung Hoa cổ - trung đại, tư tưởng về lễ có từ thời Ân - Thương. Đời nhà Ân (thế kỷ XIV- XII TCN) trong khi tế lễ quỷ thần, những thành viên tham dự đều cầm các đồ vật tế lễ khác nhau, ở đẳng cấp nào cầm vật tượng trưng cho đẳng cấp đó. Sang thời Tây Chu, tư tưởng lễ phát triển hơn, lễ mang ý nghĩa nghi lễ, chứa đựng yếu tố thần bí, duy tâm. Lúc này, tư tưởng hoặc quan niệm về lễ chỉ mang yếu tố lễ nghi, có phân biệt sang, hèn.
Về sau, Khổng Tử quan niệm về lễ không chỉ mang ý nghĩa là lễ nghi mà còn bao hàm ý nghĩa đạo đức. Lễ là những quy định về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa người với người, mang ý nghĩa chính trị. Nó là các phép tắc, những quy định buộc mọi người phải thực hiện. Trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, việc thực hiện lễ là rất quan trọng từ nhà vua tới dân thường. Theo đó, mọi người trong xã hội phải tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện lễ suốt đời.
Theo Khổng Tử, bản tính con người khi sinh ra ai cũng giống nhau và do trời phú cho nhưng trong quá trình sống chịu ảnh hưởng của môi trường, con người bị chi phối bởi ham muốn dục vọng của cá nhân mà cái bản tính trời phú đó dần dần bị mai một. Vì vậy, nếu trong xã hội không ai thực hiện lễ, không trau dồi lễ thì con người sẽ trở nên bất thiện. Mặt khác, mỗi cá nhân mà không có lễ, không có đạo đức thì xã hội sẽ trở nên vô lễ, vô đạo, trật tự xã hội bị đảo lộn, xã hội sẽ mất ổn định.
Xuất phát từ thực tiễn xã hội Trung Hoa thời kỳ Xuân Thu, Khổng Tử rất đề cao vai trò của lễ trong những chuẩn mực, quy tắc đạo đức. Trong sách
trọng trong việc đưa nhân và nghĩa vào cuộc sống hằng ngày. Lễ trở thành những quy tắc, biện pháp giáo dục con người hiệu quả nhất, trở thành phương tiện cơ bản nhất để ràng buộc, điều chỉnh hành vi con người tuân theo và phù hợp với những yêu cầu của chế độ hiện hành và duy trì trật tự, kỉ cương của chế độ ấy.
Theo Khổng Tử, trước hết, lễ là những quy định về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa người với người. Theo đó, con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với nhà vua, vợ chồng phải có nghĩa với nhau, bạn bè phải giữ được lòng tin. Những quy định này được coi là quy tắc bất di bất dịch mọi người phải nhất thiết tuân theo. Như trong sách Luận ngữ có viết:
“Như người ở ngôi trên mà thận trọng cuộc tang lễ đối với cha mẹ khi mãn phần và lo tế tự tổ tiên các đời trước, thì ở dưới, dân cảm hóa cái đức dày của mình mà quay về đạo hiếu” [19, tr. 9]. Và, nếu “người ở bậc trên chuộng lễ nhượng thì dân chúng cảm hóa theo, mình dễ khiến họ cư xử theo phép tắc, nghĩa vụ” [19, tr. 235].
Lễ còn là trật tự, kỉ cương và phép nước mà mọi người phải tuân theo. Khổng Tử đã đưa ra những khuôn phép rất chặt chẽ và cụ thể từ suy nghĩ tới hành động của con người. Mọi người thực hiện lễ không được thái quá mà phải đúng mực. Như sách Luận ngữ có dẫn rằng: “Cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình, cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan, dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch, ngay thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách” [19, tr. 121]. Như thế, lễ tiết là quy củ, là chuẩn mực của con người. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, mọi người cần phải có cách hành xử cho phù hợp với lễ. Như Khổng Tử nói: “Trong cuộc lễ vui, nếu xa hoa thái quá thì kiệm ước còn hơn. Trong việc tang khó, nếu loè loẹt thái quá thì kiệm ước còn hơn” [19, tr. 33]. Khổng Tử là tấm gương điển hình trong việc thực hiện lễ: “Khổng Tử khi cúng tổ tiên thì rất mực cung kính; dường như có tổ tiên hiện lại. Khi ngài cúng tế thần linh thì cũng rất mực cung kính, dường như có tổ tiên hiện
lại. Ngài nói rằng khi ta bận việc chẳng dự cuộc tế, phái người thay mặt mình đi tế, thì ta ái ngại dường như chẳng có tế vậy” [19, tr. 39].
Khổng Tử rất coi trọng việc thi hành lễ. Như sách Luận ngữ có viết: “Lễ